7. Cấu trúc của đề tài
3.1.2 Những định hướng và nhiệm vụ chủ yếu
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đến năm 2020: tỉ trọng trồng trọt giảm còn 55%, chăn nuôi thủy sản tăng lên 30%, dịch vụ tăng lên 15%, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp bình quân hàng năm đạt từ 5-6 %; giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đạt bình quân 120 triệu đồng/ha, thu nhập 50- 60 triệu đồng/ha/năm.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đồng bộ theo 3 hướng: điều chỉnh ngành sản xuất nông nghiệp; điều chỉnh sản phẩm của từng ngành hàng nông nghiệp và điều chỉnh quy mô các sản phẩm nông nghiệp, theo hướng tăng tỉ trọng chăn nuôi và tỉ trọng sản xuất các loại rau, hoa chất lượng cao, nâng cao năng suất chất luợng cây công nghiệp dài ngày.
- Xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020; xây dựng quy họach vùng sản xuất rau, chè an toàn đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm theo hướng GAP, GMP, HACCP; quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản.
- Ổn định diện tích các vùng chuyên canh chè, cà phê, dâu tằm; tập trung chỉ đạo đầu tư thâm canh, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và an toàn vệ sinh thực phẩm để không ngừng tăng sức cạnh tranh trên thị trường; tiếp tục rà soát, đổi mới giống và cơ cấu cây trồng, phát triển rau, hoa, cao su, ca cao tăng cả về diện tích, sản lượng, chất lượng đảm bảo phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và nâng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích.
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt chương trình nông nghiệp công nghệ cao đối với các loại rau, hoa, dâu tây, chè, cà phê, lúa chất lượng cao, heo, bò sữa, bò thịt, cá nước lạnh. Thực hiện chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, áp dụng quy trình thâm canh, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kĩ thuật công nghệ vào sản xuất.
- Đẩy mạnh việc áp dụng cơ giới hóa các khâu làm đất, tưới nước, chăm sóc, bón phân và thu hoạch phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi, tập trung vào một số vùng sản xuất hàng hóa lớn, thiếu lao động. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để hạn chế tối đa tổn thất sau thu hoạch.
- Tập trung phát triển mạnh chăn nuôi, thủy sản theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn dịch bệnh. Triển khai quy hoạch phát triển vùng chăn nuôi bò, heo, gà tập trung với quy mô vừa và lớn gắn với các cơ sở giết mổ tập trung; trong đó chú trọng phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt chất lượng cao. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng các vùng nuôi trồng thuỷ sản, thu hút đầu tư phát triển cá nước lạnh, góp phần nâng tỉ trọng chăn nuôi thủy sản trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
- Trên cơ sở quy hoạch 3 loại rừng, bảo tồn và phát triển tính đa dạng sinh học của rừng đặc dụng, nâng cao chất lượng rừng phòng hộ kết hợp du lịch sinh thái tạo
công ăn việc làm và góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn.
- Tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng các công trình chuyển tiếp, đầu tư xây dựng mới các công trình thủy lợi, đầu tư kiên cố hoá kênh mương kết hợp với thực hiện đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi nhỏ trong vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc nâng diện tích chủ động tưới đạt khoảng 60% diện tích. Đầu tư xây dựng và thực hiện xã hội hoá công tác quản lí các công trình nước sạch và vệ sinh môi trường, đáp ứng 90 % dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.
3.2. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Lâm