7. Cấu trúc của đề tài
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
huyện Lâm Hà
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lí của huyện
Huyện Lâm Hà nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Lâm Đồng: - Phía Bắc giáp huyện Đam Rông,
- Phía Nam giáp huyện Di Linh,
- Phía Đông và Đông Nam giáp thành phố Đà Lạt và huyện Đức Trọng, - Phía Tây giáp tỉnh Đắk Nông.
Với vị trí đó, Lâm Hà có điều kiện thuận lợi để trao đổi kinh tế với các khu vực quan trọng khác của tỉnh. Hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, dễ dàng kết nối với tỉnh Đắk Lắk qua quốc lộ 27, hoặc trao đổi với Đà Lạt và Đức Trọng là những trung tâm kinh tế khá lớn.
2.1.1.2 Địa hình và thổ nhưỡng a. Địa hình
Địa hình huyện Lâm Hà có dạng cao nguyên mấp mô, gợn sóng, bị chia cắt bởi nhiều sông suối, hồ đầm. Độ cao trung bình trên 900m so với mặt biển, cao nhất là dãy Hòn Nga có 4 ngọn cao trên 1.900m, trong đó đỉnh Hòn Nga cao nhất là 1.998m. Từ dãy Hòn Nga, địa hình thấp dần về 2 phía đông nam và tây bắc, thấp
nhất là thôn Phi Có (xã Rô Men) có độ cao 497m. Địa hình huyện được chia làm ba dạng địa hình chính
- Dạng địa hình đồi núi cao: phân bổ tập trung về hướng Bắc, Đông Bắc tạo nên các đèo như Đèo Ngọc Sơn. Đây là các khu vực có độ cao trên 1000m với những mặt bằng khá lớn. Trong khu vực còn có nhiều định núi với độ cao trên 1500m so với mực nước biển như các đỉnh Hòn Bà, Hòn Nga, Núi Voi…. Thung lũng có dạng chữ V, độ sâu phân cắt trung bình 200 – 300m. Sông, suối phát triển chủ yếu theo dạng cành cây với mật độ từ 2,5 đến 4 km/km2. Địa hình này thích hợp phát triển lâm nghiệp. Bề mặt này được thành tạo bởi bề mặt bóc mòn của dung nham bazan tạo nên những bồn, vòm tương đối bằng phẳng, lượn sóng và có biểu hiện phân bậc, thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi gia súc lớn và phát triển lâm nghiệp với quy mô lớn.
- Dạng địa hình đồi núi thấp: phân bổ tập trung về hướng Tây giáp huyện Di Linh. Độ cao khu vực khoảng trên 700m, bị chia cắt bởi hệ thông sông suối khá dày.
- Dạng địa hình vùng bằng và trũng: phẩn bổ tập trung khu trung tâm huyện và tỏa ra hai hướng Tây và Nam của huyện. Đây là vùng khá bằng phẳng, là địa bàn chính của khu vực Đinh Văn và Nam Ban. Khu vực khá thuận lợi cho sự phát triển của cây lương thực và rau màu.
b. Thổ nhưỡng
Huyện Lâm Hà là huyện điển hình của Lâm Đồng với 7 nhóm đất chính:
Nhóm đất phù sa
Được hình thành do sự bồi lắng của sông, suối, tính chất đất thay đổi phụ thuộc vào sản phẩm phong hoá của mẫu chất tạo thành đất ở vùng thượng nguồn của từng lưu vực, thời gian và điều kiện bồi lắng. Nhóm đất này có 3 đơn vị đất: đất phù sa chua, đất phù sa giàu mùn chua, đất phù sa glây. Đây là nhóm đất có ý nghĩa lớn trong sản xuất lương thực, tập trung nhiều ở khu vực Đinh Văn, Tân Văn, Đạ Đờn.
Được hình thành ở địa hình thấp trũng, mực nước ngầm nông, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khử trong đất xảy ra, dẫn tới đất có màu xanh. Nhóm đất này có 5 đơn vị đất: đất glây đọng nước nhân tác, đất glây có tầng sỏi sạn nông, đất glây chua, đất glây giàu mùn, đất glây tầng mặt giàu mùn. Loại đất này không có giá trị lớn cho trồng trọt.
Nhóm đất mới biến đổi
Nhóm đất này có 5 đơn vị đất: đất mới biến đổi đọng nước tự nhiên, đất mới biến đổi chua, đất mới biến đổi giàu mùn, đất mới biến đổi có tầng loang lổ đỏ vàng chua, đất mới biến đổi tầng mỏng đọng nước tự nhiên. Đây là nhóm đất nhìn chung nghèo dinh dưỡng, có giá trị sản xuất không cao.
Nhóm đất đỏ bazan
Được hình thành do quá trình phong hoá khoáng sét, hình thành các khoáng hoạt tính thấp, không có khả năng phong hoá tiếp như kaolinit, tích luỹ oxit sắt (Fe) và oxit (Al) và các hợp chất bền vững của chúng. Nhóm đất này gồm 10 đơn vị với 50.002 ha: đất đỏ chua giàu mùn, đất đỏ chua nghèo bazơ, đất đỏ chua tầng mặt giàu mùn, đất đỏ nâu đỏ nghèo bazơ, đất đỏ nâu vàng chua, đất đỏ nghèo bazơ, đất đỏ rất nghèo bazơ giàu mùn, đất đỏ rất nghèo bazơ sỏi sạn nông, đất đỏ rất nghèo bazơ sỏi sạn sâu, đất đỏ sỏi sạn nông.
Đây cũng là nhóm đất có diện tích lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm của huyện.
Nhóm đất xám
Phân bố ở hầu hết các xã của huyện, từ địa hình núi cao đến địa hình gò đồi thấp trũng và thung lũng trên các loại đá mẹ. Nhóm đất này có 17 đơn vị đất: đất xám đỏ vàng, đất xám có tầng thảm mục, đất xám điển hình, đất xám giàu mùn, đất xám giàu mùn tích nhôm, đất xám glây, đất xám nghèo bazơ, đất xám nghèo bazơ sỏi sạn sâu, đất xám rất chua, đất xám rất chua đỏ vàng, đất xám rất chua nghèo bazơ, đất xám rất chua sỏi sạn nông, đất xám rất chua sỏi sạn sâu, đất xám sỏi sạn nông, đất xám tầng mặt giàu mùn rất chua, đất xám tầng mặt giàu mùn sỏi sạn nông, đất xám tầng mỏng.
0.91 30.13 3.10 3.31 59.65 Đất nông nghiệp Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Đất lâm nghiệp Đất chuyên dụng Đất chưa sử dụng Nhóm đất này cũng chiếm diện tích lớn, được khai thác sản xuất cây công nghiệp và hoa màu. Một số địa phương còn tận dụng phát triển cỏ để chăn nuôi gia súc.
Nhóm đất xói mòn
Là nhóm đất phân bổ chủ yếu ở vùng gò đồi, đất được hình thành do quá trình rửa trôi, xói mòn do nước bề mặt, do gió… Đặc trưng của loại đất này là độ dày tầng đất mịn dưới 30cm, nhóm đất này có một đơn vị đất là đất xói mòn mạnh, đá đáy nông, chua.
Nhóm đất đen
Được hình thành do quá trình rửa trôi tích luỹ sét. Nhóm này gồm 3 đơn vị đất: đất đen chua, đất đen giàu mùn, đất đen glây có tầng loang lổ đỏ vàng với diện tích là 3.797 ha.
Hình 2.1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Lâm Hà năm 2010 (đơn vị:%)
2.1.1.3 Khí hậu và thời tiết
Huyện Lâm Hà nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do ở độ cao trên 800m so với mặt nước biển nên khí hậu có những nét độc đáo
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.700mm/năm, độ ẩm trung bình khoảng 80%, biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 100
mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 210C - 220C, tháng 12 và tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất khoảng 180C - 190C và tháng 4, tháng 5 có nhiệt độ trung bình cao nhất khoảng 240
C - 250C. Khí hậu ôn hòa mát mẻ, độ ẩm cao thuận lợi cho sức khỏe con người và trồng trọt, đặc biệt là nhóm cây công nghiệp lâu năm như cà phê, chè , chăn nuôi, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái.
2.1.1.4 Nguồn nước a. Nước mặt
Nguồn nước mặt chủ yếu của huyện Lâm Hà là hệ thống sông Đa Dâng bao gồm dòng chính chảy bao quanh ranh giới phía Nam (còn gọi là sông Đồng Nai), Tây Nam và một nhánh lớn chảy trong huyện (còn có tên là sông Đạ Đờn), là nguồn cấp chính cho tưới tiêu.
Mật độ suối khá dày (từ 0,52-1,1Km/Km2), trong đó có suối Cam Ly chảy qua phía Đông Nam của huyện.
Đập thuỷ nông Đạ Đờn bảo đảm nước tưới cho khoảng 2.000 ha lúa 2 vụ và hàng ngàn hecta vườn cây công nghiệp khác. Đập Cam Ly Thượng có thể bảo đảm nước tưới cho vùng cây công nghiệp của thị trấn Nam Ban và 3 xã trong khu vực này. Hệ thống mặt nước được phân bố đều khắp bảo đảm giữ ẩm, tăng mạch nước ngầm, điều hòa hệ sinh thái, giúp cho rừng và tập đoàn cây trồng khá phong phú của huyện Lâm Hà phát triển thuận lợi.
Lâm Hà còn nhiều đầm, hồ với hơn 1.800 ha mặt nước như hồ Đạ Sa ở Liên Hà, hồ Ri Hin, hồ Đa Dưng, hồ Phúc Thọ ở Phúc Thọ, hồ Tân Thanh, hồ Bãi Công ở Nam Ban. Đây là những vùng hồ khá lớn, độ sâu trung bình 8 – 12m, là những vùng nước động do tiếp nhận nguồn nước khá dồi dào. Đây là khu vực khá thuận lợi để phát triển nghề thủy sản, là cơ sở quan trọng để đẩy mạnh nuôi các loại cá nước lạnh có giá trị kinh tế cao.
Nước ngầm trong phạm vi huyện Lâm Hà khá đa dạng, được chứa trong tất cả các loại đá, được chia thành 3 địa tầng chứa nước chính:
- Tầng chứa nước lỗ hổng: Nằm ở ven suối, dày không quá 10m, lưu lượng 0,1-0,14li1t/s. Thành phần hóa học thuộc kiểu Bicarbonic clorua, độ khoáng hóa từ 0,07-0,33g/lít
- Tầng chứa nước lỗ hỗng: tập trung trên đất bazan của huyện, có bề dày chứa nước từ 10-100 m, lưu lượng trung bình 0,1-1,0 lít/s, chủ yếu là nước không áp, thuộc loại nước nhạt (độ khoáng hóa từ 0,01-0,1g/lít), có thể sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất.
- Tầng chứa nước khe nứt: tầng chứa nước khe nứt bao gồm nhiều loại, nhưng nhìn chung lưu lượng thuộc loại nghèo, khả năng khai thác cho sản xuất hạn chế.
Nguồn nước ngầm của huyện có trữ lượng khá lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Khí hậu cận xích đạo với mùa khô rõ rệt và kéo dài đòi hỏi nhu cầu lớn về nguồn nước ngầm. Trong những năm qua, nhân dân trong địa bàn huyện đã tận dụng khai thác nguồn nước ngầm vào mục đích chính là tưới nước, đặc biệt cho cây cà phê. Trong tương lai không xa, nguồn nước ngầm còn được khai thác nhiều hơn khi phục vụ cho nhu cầu sản xuất công nghiệp, chế biến nông sản cũng như trong sinh hoạt thì việc giữ và khai thác nguồn nước quý giá này có ý nghĩa quuan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển nông nghiệp cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
2. 1.1.5 Sinh vật
Tài nguyên rừng của huyện Lâm Hà không còn nhiều, độ che phủ rừng năm 2010 với 30,13% với diện tích 28.320,4 ha. Lâm Hà có 3 nhóm rừng chính:
- Rừng kín lá rộng thường xanh ẩm nhiệt đới phổ biến ở độ cao 1.000m, có tiềm năng đa dạng sinh học.
- Rừng kín hỗn hợp cây lá rộng và lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp là rừng hỗn giao cây thông và các loài cây họ dẻ, họ re ở độ cao dưới 1.000m
- Rừng hỗn giao gỗ, tre và rừng tre nứa là dạng rừng thứ sinh do các loài tre xâm chiếm rừng gỗ và đất trống tạo thành, phân bố ở nơi ẩm và ven suối.
Hệ sinh thái của Lâm Hà phong phú, đa dạng. Theo thống kê năm 2010, toàn huyện có 56.070,6 ha đất nông nghiệp trong đó 49.235,2 ha trồng cây lâu năm, 2.043,4 ha lúa nước, 853,9 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản; 28.320,4 ha rừng gồm rừng hỗn giao, rừng lá kim, rừng lá rộng với nhiều động vật quý hiếm và có giá trị. Với hệ động thực vật phong phú là điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, phát triển cây công nghiệp như cà phê, chè, dâu tằm và phát triển bảo tồn rừng phòng hộ, rừng sản xuất tạo điều kiện cho huyện phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn với môi trường sinh thái bền vững.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Dân số và lao động
Tổng dân số đến năm 2010 của huyện đạt 139.761 người, trong đó dân nông thôn chiếm 79,24%. Một độ dân số trung bình 148 người/km2. Số người đang làm việc trong các ngành kinh tế là 74.696 người, trong đó lao động trong khu vực nông – lâm - thủy sản chiếm khoảng 82,12% tổng lao động trên địa bàn toàn huyện. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện có trình độ chưa cao, với 7,5% có trình độ văn hóa cấp III, 62% có trình độ cấp II và 14% trình độ cấp I và dưới cấp I. Với trình độ như vậy, nhìn chung huyện có nhiều khó khăn trong việc nâng cao trình độ lao động, triển khai các tiến bộ kĩ thuật vào trong sản xuất.
Trong khu vực nông thôn người dân sống chủ yếu bằng nghề nông. Đời sống của nhân dân ở khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn, một mặt do ảnh hưởng của thiên tai như hạn hán trong mùa khô thường xuyên xảy ra, mặt khác, do trình độ người dân thấp, thiếu vốn, thiếu thông tin, thiếu kinh nghiệm sản xuất. Nhìn chung, phần lớn số hộ ở nông thôn chủ yếu sản xuất nông nghiệp, và nuôi trồng thủy sản trong khi tiềm năng về lâm nghiệp rất lớn. Qua số liệu trên cho thấy nguồn nhân lực
trên địa bàn về cơ bản có thể đáp ứng được với điều kiện chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế.
Sản xuất nông nghiệp đòi hỏi sự chăm sóc rất lớn của con người mới cho năng suất cao. Với ưu thế là nguồn nhân lực dồi dào, sự gia tăng nhanh chóng của lao động có trình độ và kinh nghiệm là những điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng nhanh các tiến bộ của khoa học công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, người dân còn biết cách lựa chọn những giống cây trồng, vật nuôi hợp lí để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của huyện Lâm Hà.
2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật
+ Về giao thông: Hệ thống giao thông, Lâm Hà có trục đường chiến lược chính là quốc lộ 27 nối với quốc lộ 20 ở ngã ba Liên Khương đi thành phố Buôn Ma Thuột, đoạn qua địa phận Lâm Hà dài 40 km. Ðây là tuyến đường quan trọng nối với các xã vùng sâu, vùng xa ở phía Bắc. Tỉnh lộ 725 nối Lâm Hà với thành phố Ðà Lạt, trong đó có 29 km đi qua địa phận Lâm Hà, được chia làm hai đoạn, nối quốc lộ 27 ở N’Thol Hạ đi Tà Nung và nối với quốc lộ 27 ở Ðinh Văn đi Tân Hà, đây là tuyến đường nối liền trung tâm huyện với hai vùng kinh tế quan trọng của huyện là Nam Ban và Lán Tranh. Toàn huyện đã xây dựng được mạng lưới giao thông với tổng chiều dài khoảng 800 km, bảo đảm ôtô chạy đến tất cả các xã trong huyện. Đây là cơ sở quan trọng trong việc phát huy thế mạnh của vùng, góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi hàng hóa nông sản thuận lợi hơn, thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Về điện: Hệ thống mạng lưới điện và trạm biến áp các cấp khá đồng bộ, chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất và sinh hoạt hiện tại. Đến năm 2009 mạng lưới điện đã phủ cho toàn bộ các xã, phường, huyện. Các vùng nông thôn của huyện hầu như đã phủ điện lưới. Điện là động lực rất lớn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, góp phần thực hiện nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng và toàn bộ cơ cấu kinh tế của huyện.
+ Về thủy lợi: Nhìn chung các công trình thủy lợi của huyện mới chỉ tưới chủ động được khoảng 10% diện tích gieo trồng, trong đó chủ yếu là lúa ở khu vực Đinh Văn và Nam Ban. Vùng có nhiều hồ khá lớn, tuy nhiên chưa được cải tạo đưa vào sử dụng nhiều, mới chỉ đáp ứng được việc tưới của các hộ dân tập trung quanh hồ.