7. Cấu trúc của đề tài
2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế
Các thành phần kinh tế tham gia trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện Lâm Hà khá đa dạng. Với giá trị sản xuất tăng liên tục và nhanh chóng, hiệu quả kinh tế của các thành phần mang lại rất rõ nét.
Bảng 2.14: Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo thành phần kinh tế huyện Lâm Hà
(Đơn vị: triệu đồng)
Tiêu chí 2000 2003 2005 2006 2008 2010
1.Khu vực kinh tế trong
nước 460.066 725.131 1.178.625 1.567.919 2.767.333 2.880.694 Tỉ trọng (%) 99,82 99,79 99,80 99,61 99,70 99,69 Nhà nước 1.355 1.371 1.497 1.234 1.398 1.452 Tư nhân 10.733 15.572 24.672 28.651 13.058 13.856 Cá thể 448.978 708.188 1.152.457 1.538.034 2.752.877 2.856.386 2.Khu vực có vốn ĐTNN 829 1.549 2.312 6.119 8.217 8.753 Tỉ trọng (%) 0,18 0,21 0,20 0,39 0,30 0,31 Tổng số 460.895 726.680 1.180.937 1.574.038 2.775.550 2.889.447
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Lâm Hà – Số liệu theo giá thực tế)
Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhanh, tăng 6,27 lần. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 6,26 lần. Khu vực kinh tế nhà nước và tư nhân tăng rất chậm và có nhiều biến động. Ở khu vực nhà nước, giá trị chỉ tăng 1,07 lần. Năm 2005, giá trị
khu vực nhà nước đạt cao nhất nhưng sau đó lại giảm xuống thấp nhất vào năm 2006, chỉ còn 1.234 triệu đồng. đối với khu vực tư nhân, giá trị sản xuất tăng không nhiều, chỉ đạt 1,29 lần. Giá trị sản xuất khu vực tư nhân đạt cao nhất vào năm 2006 với 28.651 triệu đồng và sau đó giá trị giảm nhanh xuống còn 13.058 triệu đồng.
Có giá trị rất lớn trong giá trị chung, quyết định đến tổng giá trị toàn ngành là khu vực kinh tế cá thể. Khu vực này tăng nhanh liên tục trong thời kì 2000 – 2010, tăng 6,36 lần, tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng chung của toàn ngành nông nghiệp. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất, tăng tới 10,56 lần. Sự tăng trưởng rất mạnh trên là do chủ trương thu hút vốn đầu tư trong sản xuất nông nghiệp của toàn huyện. Tác động của chính sách đổi mới và thu hút vốn đầu tư nước ngoài của huyện đã có tác động tới xu hướng phát triển nông nghiệp. Một số dự án được triển khai như trồng chè chất lượng cao, nuôi cá nước lạnh … bước đầu tạo sự chú ý đầu tư từ bên ngoài. Tuy nhiên, cơ cấu giá trị sản xuất theo thành phần kinh tế lại không có nhiều thay đổi;
Tỉ trọng khu vực kinh tế trong nước luôn chiếm tỉ lệ tuyệt đối, trên 99% mặc dù giai đoạn gần đây có dấu hiệu giảm nhưng rất nhẹ. Điều này cũng dễ hiểu khi mà huyện Lâm Hà mới tách huyện chưa lâu, ngành nông nghiệp của vùng chưa thực sự phát triển mạnh với sản phẩm nông nghiệp độc đáo nên chưa thể thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. Tỉ trọng khu vực kinh tế trong nước chỉ giảm 0,13% trong vòng 10 năm.
Trong nhóm khu vực kinh tế trong nước thì khu vực cá thể lại chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối, lên tới 97,59% trong năm 2000 và năm 2010 lại tăng lên tới 99,16%. Cả khu vực tư nhân và khu vực nhà nước đều giảm tỉ trọng và chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp trong cơ cấu chung. Năm 2010, khu vực nhà nước chỉ chiếm 0,05% và khu vực tư nhân chiếm 0,47% trong cơ cấu khu vực kinh tế trong nước.
Mặc dù có sự gia tăng trong giá trị sản xuất nông nghiệp nói chung theo thành phần kinh tế nhưng cơ cấu kinh tế của huyện vẫn bộc lộ nhiều bất ổn. Sự mất cân đối trong sản xuất và cơ cấu theo thành phần kinh tế phản ánh đặc điểm của nền nông nghiệp sản xuất thấp, sản xuất nông nghiệp mới chỉ chú ý đến thị trường nội
địa, chưa khai thác hiệu quả các thế mạnh kinh tế tồn tại trong dân cư và địa phương. Hình thức chiếm ưu thế là cá thể với quy mô sàn xuất nhỏ, manh mún mang nhiều tính tự phát nên chưa thể khai thác hết tiềm năng cũng như thế mạnh của từng địa phương. Nhiều thành phần kinh tế khác như hợp tác xã, thể tổng hợp nông – công nghiệp mới chỉ phát triển ở quy mô rất nhỏ, chưa có nhiều tác động lớn trong thay đổi cơ cấu ngành nói chung.