Nhóm nhân tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện lâm hà (tỉnh lâm đồng), thực trạng và định hướng (Trang 26)

7. Cấu trúc của đề tài

1.4.2Nhóm nhân tố kinh tế xã hội

- Đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp: Đường lối kinh tế và các chính sách phát triển nông nghiệp là cơ sở nền tảng, định hướng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch CCKTNN nói riêng. Vai trò quyết định của nhà nước đối với quá trình chuyển dịch CCKTNN được thể hiện như sau:

+ Nhà nước xây dựng và quyết định chiến lược phát triển KT – XH nhằm thực hiện các mục tiêu KT – XH tổng thể của đất nước. Thực chất đó là các định hướng phát triển, định hướng phân bố nguồn nhân lực và nguồn vốn.

+ Nhà nước khuyến khích phát triển sản xuất theo định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã được phê duyệt.

Định hướng và chính sách phát triển nông nghiệp hợp lí sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, có tác động tích cực đến việc hình thành và chuyển dịch CCKTNN theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ.

- Nguồn lao động: Nguồn lao động là nhân tố quyết định việc tái tạo, sử dụng và phát triển các nguồn lực khác. Con người vừa là động lực tạo ra của cải vật chất, vừa là nguồn tiêu thụ sản phẩm và các dịch vụ xã hội.

Số lượng và chất lượng lao động ảnh hưởng trực tiếp đến việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Quy mô dân số ảnh hưởng rõ rệt đến mức tiêu thụ nông sản. Nền kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống được nâng cao thì nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp ngày càng cao và đa dạng. Từ đó ảnh hưởng sâu sắc đến sự chuyển dịch CCKTNN của địa phương, vùng lãnh thổ và quốc gia.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nông nghiệp: Để phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh thủy lợi hóa là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Các giống cây trồng, vật nuôi mới chỉ có thể cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao khi được đáp ứng đầy đủ và đồng bộ các yêu cầu về tưới tiêu, cải tạo hệ thống đồng ruộng đảm bảo cho việc thâm canh, đẩy mạnh cơ giới hóa, hóa học hóa … Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp sẽ có các động tích cực và tạo ra bước chuyển biến đáng kể về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

- Tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ: Khoa học và công nghệ tạo khả năng mở rộng sản xuất của xã hội. đó là khả năng phát hiện, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, làm thay đổi nguồn lao động theo hướng tích cực. Đồng thời, khoa học và công nghệ còn tác động đến các yếu tố khác làm cho nền kinh tế chuyển từ phát triển nông nghiệp theo chiều rộng sang phát triển nông nghiệp theo chiều sâu.

Khoa học và công nghệ thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá trình hình thành và chuyển dịch CCKTNN. Dưới tác động của khoa học kĩ thuật và công nghệ, cả công cụ lao động mới, phương pháp sản xuất mới ra đời làm tăng năng suất và chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

- Thị trường tiêu thụ nông sản: Sự ra đời và phát triển các mô hình kinh tế mà nhân loại đã trải qua cho đến nay đã khẳng định: kinh tế thị trường có tác động to

lớn đến sự phát triển khoa học và công nghệ, đối với việc tăng năng suất lao động xã hội, đối với việc phát triển lực lượng sản xuất xã hội. Những tác động này vừa thách thức, vừa đòi hỏi sự đổi mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường là khâu trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng, là điểm tập kết của quan hệ hàng hóa để đảm bảo sự vận động không ngừng của quá trình sản xuất xã hội. Do đó, thị trường luôn là yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế, và đặc biệt, nó ảnh hưởng đến sự hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế nói chung và CCKTNN nói riêng. Mặt khác, nói đến thị trường là nói đến nhu cầu của con người cần được thỏa mãn thông qua thị trường. Độ thỏa mãn của con người lại phụ thuộc vào nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế như thế nào, cho phép trả lời được nhiều câu hỏi mà nhu cầu thị trường đặt ra: sản xuất cho ai, sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất bằng công nghệ gì,…

- Vốn đầu tư: Vốn đầu tư cho nông nghiệp được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau: vốn tự có của nông dân; vốn đầu tư ngân sách của nhà nước chủ yếu cho xây dựng kết cấu hạ tầng, nghiên cứu và triển khai kết quả nghiên cứu khoa học; vốn vay; vốn viện trợ và cho vay ưu đãi từ các chính phủ, tổ chức nước ngoài. Nhu cầu vốn đầu tư cho tái sản xuất, mở rộng sản xuất nông nghiệp là rất lớn.

1.5. Thực tiễn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp một số nước trên thế giới và Việt Nam

Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, nhiều nước châu Á trong đó có Việt Nam đã bắt tay vào xây dựng nền kinh tế tự chủ. Hầu hết các nước đều có xuất phát điểm thấp, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và chiếm ưu thế. Do đó, hầu hết các nước khởi đầu bằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp trước tiên. Do mỗi nước có điều kiện khác nhau về lịch sử, tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị … nên

xuất hiện nhiều mô hình khác nhau, kết quả và tác động cũng không giống nhau. Việc nghiên cứu các mô hình chuyển dịch thành công và chưa thành công của

những nước đi trước là bài học hữu ích cho trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện nay.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện lâm hà (tỉnh lâm đồng), thực trạng và định hướng (Trang 26)