7. Cấu trúc của đề tài
2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng lãnh thổ
Lâm Hà là huyện có diện tích lớn với 939,94 km² với địa hình khá phức tạp. Theo yếu tố lịch sử, khu vực được hình thành sớm nhất là Nam Ban với dân cư chủ yếu từ thủ đô Hà Nội vào định cư trong giai đoạn 1976 – 1985. Các khu vực còn lại hình thành muộn hơn, chủ yếu thời kì 1983 – 1993. Với đặc điểm quần cư như thế, ta có thể chia huyện Lâm Hà thành 3 khu vực là các cụm xã với điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khác nhau khá rõ nét. Đó là các khu vực:
+ Nam Ban với diện tích là 140,44 km2 bao gồm 5 đơn vị hành chính là Thị trấn Nam Ban, xã Gia Lâm, xã Đông Thanh, xã Mê Linh và xã Nam Hà.
+ Đinh Văn – Phú Sơn với diện tích là 398,17 km2 gồm 5 đơn vị hành chính là Thị trấn Đinh Văn, xã Tân Văn, xã Phú Sơn, xã Phi Tô, xã Đạ Đờn.+ Lán Tranh với diện tích là 401,33 km2 gồm 6 đơn vị hành chính, được thành lập muộn hơn hai khu vực trên gồm 6 đơn vị hành chính là xã Tân Hà, xã Hoài Đức, xã Đan Phượng, xã Phúc Thọ, xã Liên Hà và xã Tân Thanh.
Với sự khác biệt về quy mô diện tích và những đặc điểm sinh thái, sản xuất nông nghiệp của 3 khu vực cũng có nhiều nét khác biệt, đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt. 2.2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ trong ngành trồng trọt
a. Sản xuất lương thực
Sản xuất lương thực dù không phải là thế mạnh của Lâm Hà nhưng vẫn được chú ý phát triển. sản xuất lương thực chủ yếu tập trung vào lúa và ngô.
Bảng 2.15: Diện tích và sản lượng lương thực có hạt phân theo khu vực huyện Lâm Hà
Năm 2000* 2005 2010
Khu vực Nam Ban
Đinh Văn Tranh Lán Nam Ban Đinh Văn Tranh Lán Nam Ban Đinh Văn Tranh Lán Diện tích (ha) 644 2.905 1.777 574 2.702 1.388 283 2.624 1.554 Sản lượng (tấn) 2.896 11.774 6.893 2.686 12.923 6.091 1350 11.423 6.110
*: Diện tích và sản lượng năm 2000 chỉ tính trên phần lãnh thổ các đơn vị như năm 2005 và 2010.
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Lâm Hà)
Với ưu thế là địa hình khá bằng phẳng với nhiều khu vực thung lũng rộng lớn do quá trình bồi tụ, khu vực Đinh Văn là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của huyện. Cả diện tích và sản lượng lương thực của khu vực đều có xu hướng tăng lên, chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu sản xuất của toàn huyện, chiếm từ 54% tới 60% cơ cấu toàn ngành lương thực. Tỉ trọng diện tích lương thực của Nam Ban giảm nhanh, từ 12,09% năm 2000 xuống còn 6,34% và sản lưởng cũng giảm tương ứng, từ 13,43% xuống còn 7,15%.
Bảng 2.16: Cơ cấu diện tích và sản lượng lương thực có hạt huyện Lâm Hà phân theo khu vực lãnh thổ
Tiêu chí 2000* 2005 2010
Khu vực Nam Ban
Đinh Văn Tranh Lán Nam Ban Đinh Văn Tranh Lán Nam Ban Đinh Văn Tranh Lán Diện tích (%) 12,09 54,54 33,37 12,31 57,93 29,76 6,34 58,82 34,84 Sản lượng (%) 13,43 54,60 31,97 12,38 59,55 28,07 7,15 60,49 32,36
* Diện tích và sản lượng năm 2000 chỉ tính trên phần lãnh thổ các đơn vị như năm 2005 và 2010.
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Lâm Hà)
Sự thay đổi cơ cấu này do nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân cơ bản là xu hướng chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây khác hoặc sang nhóm đất thổ cư. Quá trình đô thị hóa của huyện đang diễn ra, tuy chậm nhưng cũng ảnh hưởng tới sự thay đổi cơ cấu đất trồng lương thực. Khu vực Đinh Văn chiếm vai trò quan trọng trong cung cấp lương thực cho toàn huyện.
b. Sản xuất cây công nghiệp
Với điều kiện tự nhiên có nhiều điểm khác nhau về địa hình, khí hậu và nguồn nước, tình hình sản xuất cây công nghiệp của 3 khu vực có nhiều điểm khác biệt về cơ cấu cây trồng.
Lâm Hà có ưu thế trong phát triển cây công nghiệp, sự thay đổi giá cả sản phẩm cây công nghiệp theo chiều hướng tích cực trong những năm qua đã có nhiều tác động đến sự thay đổi diện tích và sản lượng cây công nghiệp lâu năm của toàn huyện nói chung và từng cụm khu vực nói riêng.
Qua hình 2.4 cho thấy, diện tích cây công nghiệp lâu năm toàn huyện tăng khá đều, từ 31.553 ha tăng lên 32.786 ha năm 2005 (tăng 3,91%) và đạt 39.834 ha vào năm 2010 (tăng 21,50%). Sự gia tăng diện tích là phù hợp bởi quỹ đất của huyện còn khá lớn, tuy nhiên có xu hướng tăng nhanh trong thời kì sau bởi nguồn sự tăng giá nông sản đã kích thích người dân mở rộng diện tích canh tác.
Trong 3 cụm thì khu vực Nam Ban chiếm tỉ trọng thấp nhất và khá ổn định, đạt 15,96% năm 2000 sau đó giảm nhẹ còn 15,83% năm 2005 và tăng lên 16,53% trong năm 2010. Trong khi đó, khu vực Đinh Văn chiếm tỉ trọng khá cao, đạt 40,59% trong năm 2000 và tăng nhẹ lên 40,95% vào năm 2005 sau đó giảm còn 36,69% năm 2010. Khu vực Lán Tranh luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, chiếm 43,48% năm 2000, rồi tăng lên 44,91% và chiếm tới 46,77% vào năm 2010.
Sự gia tăng diện tích cây công nghiệp lâu năm tập trung chủ yếu ở khu vực Lán Tranh, trong khi đó, khu vực Đinh Văn lại có sự sút giảm rõ rệt..
Diện tích cây công nghiệp theo loại cây cũng có nhiều biến động.
Cây chè
Chè là loại cây phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của vùng nhưng diện tích chè của vùng không lớn và có xu hướng giảm. Năm 2000, tổng diện tích chè toàn huyện là 433 ha sau đó tăng lên cao nhất vào năm 2004 với 727 ha, tăng 1,68 lần, sau đó diện tích chè lại giảm nhanh xuống còn 369 ha vào năm 2010. Năm 2000, địa phương có diện tích chè lớn nhất là xã Phú Sơn với 158 ha, chiếm 36,49% tổng diện tích chè toàn huyện, có 4 địa phương không trồng chè là Đinh Văn, Phi Tô, Tân Thanh và Đông Thanh.
Nhưng đến năm 2010, xã phát triển mạnh nhất là Phúc Thọ với 155 ha, chiếm 42% tổng diện tích chè toàn huyện, xã Phú Sơn chỉ còn 57 ha, chiếm 14,77% diện tích. Sự sút giảm diện tích nhanh chóng cây chè có nhiều nguyên nhân nhân cơ bản nhất là giá chè không ổn định, thị trường nhỏ lẻ, manh mún khiến nhân dân không thể yên tâm sản xuất cây chè. Sản xuất chè của địa phương mang tính tự phát, đáp ứng nhu cầu địa phương và mang nặng tính thủ công, quảng canh vì thế năng suất và sản lượng không cao. Riêng Phúc Thọ là xã có diện tích chè lớn nhất vì gắn với mô hình sản xuất chè chất lượng cao.
Cây cà phê.
Đây là cây trồng quan trọng nhất của Lâm Hà, mang lại nguồn thu nhập chính cho địa phương. Điều kiện tự nhiên phù hợp, giá cả mặc dù có nhiều biến động nhưng với chủ trương phát triển đúng đắn của huyện mà nhân dân đã yên tâm, đầu tư không chỉ ổn định diện tích mà còn có xu hướng tăng diện tích.
Nếu như năm 2000, diện tích cà phê của vùng là 31.026 ha thì đến năm 2010 là 39.445 ha, tăng 27,14% diện tích. Năm 2000, địa phương có diện tích cà phê nhiều nhất là xã Phú Sơn với 4.116 ha, chiếm 13,25% toàn huyện, ít nhất là Gia Lâm với 504 ha, chiếm 1,62% toàn huyện. Năm 2010, địa phương có diện tích lớn nhất là Đạ Đờn với 4.263 ha, chiếm 10,81% diện tích, xã có diện tích nhỏ nhất là Gia Lâm với
754 ha bằng 1,91% diện tích trồng cà phê của toàn huyện.
Hình 2.5: Diện tích chè và cà phê phân theo xã năm 2010
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 TT. Đinh Văn TT. Nam Ban Xã Đạ Đờn Xã Phú Sơn Xã Phi Tô Xã Tân Văn Xã Tân Hà Xã Liên Hà Xã Đan Phượng Xã Hoài Đức Xã Phúc Thọ Xã Tân Thanh Xã Gia Lâm Xã Đông Thanh Xã Mê Linh Xã Nam Hà ha xã Chè Cà phê
Diện tích cà phê của các địa phương đa số đều tăng lên, tăng nhanh nhất là xã Tân Thanh, từ 2.458 ha lên 3.818 ha, tăng tới 55,33%. Năm 2000 có 2 địa phương có diện tích cà phê trên 3.000 ha là Đạ Đờn (3.216 ha) và Phú Sơn (4.116 ha) chiếm 23,63% diện tích trồng cà phê toàn huyện thì đến năm 2010 đã có 5 địa phương có diện tích gieo trồng cà phê trên 3.000 ha là Đạ Đờn (4.263 ha), Phú Sơn (4.018 ha), Liên Hà (3.625 ha) Phúc Thọ (3.687 ha) và Tân Thanh (3.818 ha), chiếm tới 49,21% toàn huyện. Điều này cũng dễ hiểu bởi đây là những địa phương có diện tích tự nhiên lớn nhất toàn huyện.
Xét theo khu vực, cả 3 nhóm khu vực đều có vị trí nhất định trong sản xuất cà phê nhưng diện tích của các khu vực này thay đổi thứ tự khá rõ. Năm 2000, khu vực Đinh Văn có tổng diện tích cà phê là 12.636 chiếm 40,73% diện tích cà phê toàn
huyện. Khu vực Nam Ban 4.913 ha, chiếm 15,84% diện tích, còn lại là khu vực Lán Tranh với 13.477 ha, chiếm 43,34%, chiếm tỉ lệ lớn nhất trong 3 khu vực. Năm 2005, diện tích trồng cà phê của vùng có nhiều thay đổi. Khu vực Đinh Văn có 13.232 ha, chiếm 41,23% so với toàn huyện, tăng lên 0,5% so với năm 2000. Khu vực Nam Ban đạt 5.060 ha 15,78% giảm 0,06% so với năm 2000. Trong khi đó, khu vực Lán Tranh diện tích tăng lên 13.769 ha, giảm không nhiều và đạt 42,95%, giảm 0,39%. Năm 2010, trong 39.445 ha cà phê của toàn huyện thì khu vực Nam Ban là 6.487 ha chiếm 16,45% diện tích, tăng khoảng 0,67% so với năm 20005 và tăng 0,61% so với năm 2000. Khu vực Đinh Văn có 14.556 ha chiếm 36,90% diện tích cà phê của huyện, giảm tới 4,33% diện tích so với năm 2005 và giảm 3,83% so với năm 2000. Vì thế, diện tích cà phê của khu vực Lán Tranh 18.402 ha, chiếm tới 46,65% diện tích toàn huyện, tăng 3,7% so với năm 2005 và 3,31% so với năm 2000.
Sự thay đổi cơ cấu diện tích cà phê của toàn huyện phản ánh thực tế khá rõ trong xu hướng sản xuất cây công nghiệp. Với ưu thế diện tích lớn, địa hình cao, yếu tố thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi đã góp phần đẩy nhanh diện tích cây công nghiệp chủ lực của khu vực Lán Tranh, đặc biệt, sự gia tăng diện tích cà phê đó gắn liền với xu hướng mở rộng diện tich cây cà phê chè (Arabica). Trong khu đó, hai khu vực Nam Ban và Đinh Văn chiếm tỉ lệ diện tích gieo trồng cà phê có xu hướng giảm nhẹ chính là do tác động của xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất và cơ cấu theo ngành. Nhiều vùng trồng cà phê có năng suất thấp dần thay thế bằng loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, trong đó không thể không nhắc đến xu hướng mở rộng diện tích canh tác rau và hoa theo mô hình chất lượng cao của hai khu vực này.
* Cây dâu tằm
Lâm Đồng là tỉnh có diện tích cây dầu tằm lớn nhất cả nước. Lâm Hà cũng là huyện có quy mô sản xuất lớn nhất trong tỉnh. Phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm vốn là thế mạnh cũng là nghề truyền thống của huyện Lâm Hà.
Diện tích cây dâu tằm trong thời kì 2000 – 2010 có rất nhiều biến động. Năm 2000, toàn huyện có 998 ha dâu, tập trung chủ yếu ở khu vực Nam Ban với 689 ha, chiếm 69% diện tích toàn huyện, trong đó địa phương trồng nhiều nhất là thị trấn Nam Ban với 249 ha, chiếm 25% huyện.
Năm 2006, diện tích dâu tằm tăng lên cao nhất, đạt 2.781 ha trong đó tập trung chủ yếu vẫn ở khu vực Nam Ban là 1.710 ha bằng 61,48% của huyện với địa phương sản xuất lớn nhất là xã Mê Linh với 490 ha, chiếm 28,65% toàn huyện. Tuy nhiên, cũng trong năm này, nhiều địa phương cũng tăng nhanh diện tích như xã Tân Thanh với 338 ha, xã Hoài Đức với 275 ha.
Đến năm 2010, diện tích dâu của huyện lại giảm rất nhanh chóng, chỉ còn 1.457 ha, chỉ bằng 52,39% của năm 2006. Cơ cấu trồng trọt cũng có sự chuyển đổi đột ngột từ khu vực Nam Ban sang khu vực Lán Tranh, trong đó, Nam Ban 573 ha (39,33% toàn huyện) và Lán Tranh là 739 ha (50,72% toàn huyện). Sự thay đổi này đánh dấu xu hướng thay đổi cơ cấu cây trồng rõ rệt cũng như thể hiện rõ những định hướng trong chuyển đổi cơ cấu theo lãnh thổ của các địa phương.
2.2.3.2. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ trong ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi của huyện Lâm Hà có khá nhiều biến động trong giai đoạn 2000 – 2010. Số lượng đàn gia súc không ổn định và biến động theo khu vực. Điều đó được thể hiện qua bảng:
Bảng 2.17: Số lượng gia súc phân theo khu vực huyện Lâm Hà thời kì 2000 – 2010
(đơn vị: con)
Tiêu chí 2000 * 2005 2010
Khu vực Nam Ban
Đinh Văn Tranh Lán Nam Ban Đinh Văn Tranh Lán Nam Ban Đinh Văn Tranh Lán Trâu 102 534 345 21 321 210 2 221 216 Bò 935 540 1.116 1.473 3.296 2.022 644 2.362 1.667 Lợn .8.894 7.929 9.096 18.820 28.684 11.844 15.975 15.784 6.606
* Số lượng năm 2000 chỉ tính trên phần lãnh thổ các đơn vị như năm 2005 và 2010.
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Lâm Hà)
Theo từng loại vật nuôi cũng có những thay đổi lớn trong phân bố theo lãnh thổ:
Số lượng trâu không nhiều do những thay đổi trong nhu cầu sử dụng vật nuôi. Trước đây, khi trình độ cơ giới hóa còn thấp, trâu được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo, tuy nhiên, hiện nay do xu hướng sử dụng máy móc mà đàn trâu giảm rất nhanh.
Năm 2000, đàn trâu chiếm ưu thế ở khu vực Đinh Văn với 54,4% toàn huyện nhưng sau đó tăng lên, chiếm 58,15% vào năm 2005 và giảm còn 50,34% vào năm 2010, tuy nhiên vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất toàn huyện. Ngược lại, khu vực Nam Ban giảm rất nhanh chóng, từ chỗ chiếm 10,4% năm 2000 giảm chỉ còn 0,45% năm 2010.
+ Đàn bò:
Là gia súc lớn có vai trò khá quan trọng, đàn bò mặc dù tăng về số lượng nhưng cũng không ổn định. Năm 2000, khu vực Lán Tranh chiếm tỉ trọng lớn nhất trong chăn nuôi bò, chiếm 43,07% nhưng sau đó giảm xuống còn 30,22% năm 2005 và chiếm 35,67% năm 2010. Khu vực Đinh Văn có tỉ trọng tăng rất nhanh, từ 20,84% năm 2000 đã tăng nhanh lên 48,53% vào năm 2005 và đạt 50,55% vào năm 2010. ngược lại, khu vực Nam Ban lại giảm nhanh chóng về tỉ trọng, từ 36,09% năm 2000 giảm nhanh còn 21,69% năm 2005 và còn 13,78% vào năm 2010.
+ Đàn lợn:
Lợn là vật nuôi quan trọng nhất, có số lượng đàn khá ổn định và có thị trường tiêu thụ tại chỗ với quy mô lớn. sự phát triển của đàn lợn là phản ánh rõ nhất những thay đổi trong chăn nuôi của huyện. Xét trên phạm vi lãnh thổ, khu cực có đàn lợn đông nhất vẫn là khu vực Đinh Văn. Năm 2000, Đinh Văn chiếm 30,59% toàn huyện, cao nhất là Lán Tranh, chiếm 35,09%. Đến 2005, Đinh Văn đã tăng lên tới 48,33% và năm 2010 đạt 41,14%. Khu vực Nam Ban cũng tăng khá nhanh, từ 34,31% năm 2000 đã tăng nhanh lên chiếm 41,64% năm 2010, còn Lán Tranh chỉ chiếm 17,22%.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng, khu vực Đinh Văn với ưu thế là trung tâm hành chính, tập trung đông dân đã dần trở thành khu vực chăn nuôi chính của toàn huyện. Các khu vực khác có tỉ trọng giảm với nguyên nhân cơ bản là chăn nuôi nhỏ, hiệu quả kinh tế thấp nên chuyển hướng đầu tư, tập trung vào sản xuất trồng trọt.
2.2.3.3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ trong ngành thủy sản
Nếu như năm 2000, với tổng diện là 484 ha, nuôi trồng thủy sản của huyện mới chỉ ở dạng tiềm năng thì đến năm 2010, không chỉ tăng về diện tích, cơ cấu sản xuất của huyện cũng có nhiều biến động.
Bảng 2.18: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản phân theo khu vực huyện Lâm Hà thời kì 2000 – 2010
(đơn vị: ha)
2000 * 2005 2010
Khu vực Nam Ban
Đinh Văn Tranh Lán Nam Ban Đinh Văn Tranh Lán Nam Ban Đinh Văn Tranh Lán Diện tích 68 79 332 68 71 371 139 109 1073