Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện lâm hà (tỉnh lâm đồng), thực trạng và định hướng (Trang 111)

7. Cấu trúc của đề tài

3.3.3. Giải pháp về vốn

Một trong những giải pháp có ý nghĩa hàng đầu là giải pháp về vốn đầu tư. Là một huyện miền núi, trình độ phát triển kinh tế chưa cao, nguồn vốn đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp còn hạn chế. Dự báo khả năng huy động vốn đầu tư từ các nguồn tích lũy này trong thời kì 2011 – 2015 tối đa là 15%, thời kì 2016 – 2020 có thể đáp ứng tối đa là 40% nhu cầu. Do vậy, nguồn vốn thiếu hụt được huy động từ các nguồn chủ yếu như:

+ Các nguồn hỗ trợ từ ngân sách của tỉnh, trung ương, các chương trình, các bộ ngành.

+ Các nguồn vốn đầu tư thông qua liên doanh, liên kết, hợp tác với các địa phương, tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh.

Để huy động và thu hút vốn từ những nguồn trên cần có những biện pháp:

- Tạo điều kiện tiếp cho người nông dân tiếp cận vốn thông qua phát triển thị trường tài chính nông thôn.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính nông thôn, phát triển mạng lưới các tổ chức tài chính cung cấp sản phẩm tín dụng nông nghiệp nông thôn, xây dựng và phổ biến các tiêu chuẩn đánh giá, thẩm định trong quá trình cấp tín dụng nông nghiệp, nông thôn từ đó giảm thiểu các yêu cầu, thủ tục cho người nông dân.

- Phát triển các sản phẩm tài chính như là chứng chỉ lưu kho, hợp đồng giao sau để cho phép người nông dân có tài sản thế chấp khi tiếp cận nguồn chính thức. Tăng cường vốn cho vay nông nghiệp bằng cách huy động nguồn tiền tiết kiệm từ chính khu vực nông thôn thông qua đa dạng hóa các loại tiền gửi tiết kiệm.

Một vấn đề hết sức quan trọng trong giải pháp vốn là hiệu quả của đầu tư. Những năm qua, đầu tư cho nông nghiệp đã tăng lên trong cơ cấu kinh tế, biện pháp tăng nhanh vốn đầu tư cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã triển khai nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu. Nhều dự án đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện chưa hiệu quả như dự án phát triển thủy lợi ở Nam Ban, nuôi cá ở Phúc Thọ, nuôi bò sữa ở Tân Thanh …

Ngoài việc chú trọng đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi cũng cần tăng cường vốn đầu tư cho các hoạt động:

+ Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, trước hết là khâu giống cây trồng và vật nuôi.

+ Đào tạo và dạy nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn, đầu tư phát triển nguồn nhân lực để có đủ khả năng quản lí.

+ Phát triển công nghệ sau thu hoạch, tránh tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng bảo quản và chế biến sản phẩm, đặc biệt là cà phê.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện lâm hà (tỉnh lâm đồng), thực trạng và định hướng (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)