Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm tớ

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện lâm hà (tỉnh lâm đồng), thực trạng và định hướng (Trang 98)

7. Cấu trúc của đề tài

3.2.2 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm tớ

3.2.2.1 Mục tiêu tổng quát

- Phát triển nông nghiệp bền vững, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kì thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất.

- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản.

- Xây dựng đội ngũ nông dân, lao động có trình độ, giàu kinh nghiệm. Thực hiện liên kết 4 nhà: nhà nông – nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp giúp nhân dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, thu hẹp khoảng cách với đô thị, phát triển nhanh kết cấu hạ tầng nông thôn.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản giai đoạn 2011 – 2020 đạt 5%/năm.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến năm 2020: Nông nghiệp đạt 36,2%; Công nghiệp xây dựng 31,1%; dịch vụ chiếm 32,7%.

- Giá trị sản xuất đạt 80 triệu đồng/ha/năm; thu nhập đạt 50 triệu đồng/ha/năm. - Diện tích cây trồng chủ động nước tưới đến năm 2020 khoảng 80%, tỉ lệ cơ giới

hóa nông nghiệp đạt 85%; tỉ lệ nông lâm sản qua chế biến đạt 85%.

- Ổn định độ che phủ của rừng đạt 38% - 40%, nâng tỉ lệ đóng góp của lâm nghiệp vào kinh tế nông lâm thủy sản là 4%. Chăn nuôi chiếm 20% cơ cấu ngành nông nghiệp.

Nông nghiệp :

* Trồng trọt

+ Cây rau, hoa: Cây rau, hoa chưa phải là thế mạnh của Lâm Hà mặc dù huyện cũng có nhiều tiềm năng phát triển. Cho nên, trong thời gian tới cần chủ động rà soát các diện tích cây trồng kém hiệu quả và lúa một vụ chuyển sang trồng rau, hoa, đặc biệt theo hướng công nghệ cao, hình thành các khu vực sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa trên địa bàn huyện. Duy trì hiện tại với 34 ha rau, hoa; triển khai nhân rộng mô hình trồng rau, hoa tại các khu vực đông dân, giàu tiềm năng như Tân Văn, Nam Ban và Gia Lâm ra các khu vực lân cận.

Mục tiêu đến 2015 phát triển diện tích rau, hoa công nghệ cao đạt 350 ha tại các khu vực Tân Văn 100 ha, Đinh Văn 50 ha, Nam Ban 50 ha, Mê Linh 50 ha, Gia Lâm 50 ha và Đông Thanh 50 ha; lập quy hoạch chi tiết đầu tư kênh mương nội đồng, giao thông nội bộ cho vùng sản xuất công nghệ cao tập trung. Duy trì và mở rộng diện tích rau, hoa công nghệ cao đến năm 2020 đạt 500 ha.

+ Cây chè: Duy trì diện tích 369 ha chè hiện có, hàng năm phấn đấu trồng mới khoảng 25 - 30 ha chè chất lượng cao. Khuyến khích tạo điều kiện các doanh nghiệp mở rộng diện tích chề chất lượng cao, nâng cao năng lực công suất chế biến. Liên doanh liên kết với các hộ nông dân chuyển đổi giống chè cũ sang giống chè mới có chất lượng và hiệu quả kinh tế cao như chè Ô Long, Kim Tuyên, Tứ Quý. Nhà nước hỗ trợ 30% giá trị cây giống, doanh nghiệp hỗ trợ 30% giá trị cây giống cho dân đồng thời khuyến khích các daonh nghiệp kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nhân dân. Phấn đấu đến năm 2015 toàn huyện đạt 500 ha chè chất lượng cao với năng suất 85 tạ/ha và đến năm 2020 đạt 650 ha và năng suất tăng lên đạt 95 tạ/ha.

Áp dụng các tiến bộ KHKT để thực hiện quy trình canh tác chè VietGap, ứng dụng rộng rãi cơ giới hóa từ khâu đốn chè và thu hái chè trên diện tích chè cao sản hiện có. Đầu tư phát triển công nghệ chế biến, hạn chế sản xuất thủ công và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chè của địa phương.

+ Cây cà phê: Diện tích cà phê đến 2015 và 2020 ổn định khoảng 42.000 ha ở những vùng có điều kiện đất đai phù hợp về độ cao, độ dốc, độ phì, có nước tưới trong mùa khô, thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng cà phê” trên cơ sở đầu tư

thâm canh, tăng và ổn định năng suất hàng năm từ 15-20% năng suất bình quân đạt trên 3 tấn/ha; chuyển đổi một số diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp sang cà phê giống mới chọn lọc bằng phương pháp ghép chồi là chính. Chọn lọc 4.000 ha cà phê giống mới từ 10 – 15 năm tuổi để các doanh nghiệp, nông dân và các tổ chức tham gia sản xuất cà phê theo nguyên tắc 4C, UTZ, VietGap. Thực hiện hỗ trợ giống cà phê chọn lọc cho người dân trồng mới đến 2015 đạt khoảng 1.500 ha và hỗ trợ chồi ghép cải tạo đạt khoảng 1.500 ha. Khuyến cáo nhân dân cam kết thu hoạch theo tiêu chuẩn, đảm bảo độ chín 80% trở lên thì thu hái, hạn chế thu hái quả xanh; áp dụng tốt công nghệ thu hoạch, chế biến ướt, bảo quản sau thu hoạch.

Quy hoạch và phát triển vùng chuyên canh cà phê chất lượng cao trong đó đầu tư phát triển khu vực Lán Tranh thành vùng chuyên canh cà phê chè với ưu điểm địa hình và khí hậu đặc thù.

+ Cây dâu tằm: Tập trung giữ ổn định 1.457 ha dâu hiện có và mở rộng vùng sản xuất dâu đến 2020 ở mức 1.800 ha, đồng thời trồng mới diện tích cây dâu chất lượng cao toàn huyện đến năm 2015 đạt 550 ha tiến tới tăng lên 800 ha năm 2020; mở rộng diện tích trồng dâu tằm ở những nơi có điều kiện thuận lợi về đất đai, thổ nhưỡng và nguồn nước, không xen lẫn với cây trồng khác đặc biệt ở khu vực Nam Ban và khu vực Lán Tranh vốn là những địa phương có truyền thống phát triển trồng dâu nuôi tằm. Đẩy mạnh phát triển cây dâu tằm ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hình thành các khu vực chuyên canh cây dâu tằm.

Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật đầu tư thâm canh, tiếp tục chuyển đổi diện tích dâu tằm cũ sang trồng mới để nâng cao năng suất; khuyến khích tạo điều kiện phát triển công nghiệp chế biến tằm tơ, dệt lụa, gắn với vùng nguyên liệu, hình thành các loại hình kinh tế tổ hợp tác, hợp tác làm dịch vụ hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Ứng dụng các giống dâu lai có triển vọng như Quế ưu 12, SA 109, S7 – CB; đầu tư trang thiết bị, vật tư nuôi tằm, thực hiện chăn nuôi tằm đúng quy trình kĩ thuật nâng cao năng suất, chất lượng kén tằm, hạn chế rủi ro dịch bệnh trong sản xuất.

Hình 3.2: Cơ cấu sử dụng đất huyện Lâm Hà năm 2020 (đơn vị:%)

57.31 1.32

37.24

3.32 0.81 I. Đất nông nghiệp

II. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản

III. Đất lâm nghiệp IV. Đất chuyên dụng VI. Đất chưa sử dụng

Mở rộng quy mô và nâng cấp thiết bị ươm tơ, giảm hệ số tiêu hao kén trên 1,0 kg tơ để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Bảng 3.1: Dự kiến phát triển trồng trọt năm 2020

Chỉ tiêu Dự kiến (ha)

Rau, hoa 500

Chè 650

Cà phê 42.000

Dâu tằm 1.800

Cây ăn quả 700

Cây lương thực (lúa, ngô) 5.000

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Lâm Hà)

+ Cây ăn quả:Phát triển cây ăn quả không phải là thế mạnh nổi bật của huyện Lâm Hà. Tuy nhiên, với xu hướng đa dạng hóa sản xuất, huyện cũng chủ trương đẩy mạnh một số cây ăn quả đặc thù, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ và chế biến thực phẩm.

Chuyển đổi diện tích trồng cây ăn quả khác kém hiệu quả kinh tế sang trồng các giống cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với nhiều vùng sinh thái của huyện Lâm Hà như: bơ ghép, chuối Laba, chanh dây … đặc biệt trong khu vực Lán Tranh và Nam Ban.

Quy hoạch và ổn định diện tích trồng cây chanh dây gắn với việc hợp đồng thu mua, sơ chế sản phẩm tại địa phương của các công ti, cơ sở sản xuất.

Phấn đấu diện tích trồng cây ăn trái của huyện đến năm 2020 đạt 700 ha.

+ Cây lương thực: Diện tích gieo trồng cây lương thực ổn định 4.500 ha. Sản xuất lúa có ý nghĩa quan trọng trong an ninh lương thực của địa phương. Diện tích lúa được tưới nước từ các công trình thủy lợi tăng lên ở các xã Liên Hà, Tân Văn, Đan Phượng, Đạ Đờn. Đến 2020, toàn huyện sẽ có 3.000 ha lúa. Phấn đấu năng suất lúa đạt >50tạ/ha/vụ, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật về giống lúa lai, lúa thuần nguyên chủng và quản lí tốt dịch hại. Bên cạnh thâm canh cây lúa, phổ biến các giống ngô có năng suất cao, duy trì diện tích trông ngô khoảng 2.000ha/năm. Quy hoạch khu vực Tân Văn – Đinh Văn – Đạ Đờn trở thành vùng thâm canh lúa điển hình, phát triển các giống lúa đặc sản.

* Chăn nuôi, thủy sản

Tiếp tục duy trì tốc độ tăng đàn gia súc ở mức cao, đẩy mạnh phát triển các loại vật nuôi thế mạnh của huyện như phát triển đàn bò thịt, đàn heo nạc, gà công nghiệp chuyên sản xuất trứng thịt, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, chú trọng cải tiến về giống và chất lượng thức ăn chăn nuôi để tăng năng suất vật nuôi. Mục tiêu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng bình quân 10- 12%/năm trong giai đoạn 2011-2015. Phấn đấu tăng tỉ trọng chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp từ 12,78% hiện nay lên 15% vào 2015 và 18% vào 2020.

Phát triển chăn nuôi, thủy sản theo hình thức tập trung, sản xuất hàng hóa lớn theo phương pháp công nghiệp với quy mô phù hợp, an toàn dịch bệnh. Phấn đấu 50% cơ sở chăn nuôi công nghiệp tập trung được chứng nhận đảm bảo an toàn thực phẩm theo VietGAP, 80% cơ sở giết mổ tập trung, chế biến áp dụng GMP, HACCP. Áp dụng công nghệ hiện đại trong tuyển chọn, lai tạo giống, đồng thời nhập khẩu giống và công nghệ để sản xuất giống tốt, đáp ứng yêu cầu đàn gia súc có năng suất, chất lượng cao hơn. Tăng sản lượng sản phẩm chăn nuôi bằng các biện pháp liên hoàn: tăng đàn vật nuôi, tăng năng suất, nâng cao chất lượng và hiệu quả.

Nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở giết mổ, chế biến thịt gắn với các địa bàn chăn nuôi tập trung, có trang thiết bị tiên tiến, yêu cầu đảm bảo về chất lượng và vệ

sinh an toàn thực phẩm. Giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, đưa gia trại, trang trại có hệ thống xử lí chất thải.

Định hướng một số vật nuôi chính:

- Tăng tỉ lệ chăn nuôi tập trung đàn heo từ 15% hiện nay lên 25% năm 2015 và hầu hết được chăn nuôi tập trung sau năm 2015; đàn gia cầm từ 27% hiện nay lên 35% năm 2015 và hầu hết được chăn nuôi tập trung sau năm 2015; đàn bò từ 3% hiện nay lên 10% năm 2015 và 30% vào năm 2020.

+ Đàn trâu: duy trì tăng đàn bình quân 2% năm để đạt 450 con vào năm 2015 và 500 con vào năm 2020. Vùng chăn nuôi trâu chủ yếu là vùng đồng bào dân tộc ở khu vực Đinh Văn, Đạ Đờn, Tân Thanh và Liên Hà.

+ Đàn bò: phát triển nhanh chóng đàn bò thịt, bò sữa; yêu cầu tốc độ tăng đàn khoảng 5%/năm để có đàn bò 6.000 con vào năm 2015 và tăng lên 7.500 con vào năm 2020 đồng thời áp dụng các biện pháp cải tạo giống và chăn nuôi thâm canh để tăng năng suất thịt bò bình quân 15% năm. Đàn bò sữa yêu cầu tốc độ tăng đàn khoảng 20%/năm để đạt 100 con vào năm 2015, tăng cơ học đàn để sớm định hình chăn nuôi theo quy mô từ 200 - 300 con bò sữa, phấn đấu sản lượng sữa tươi tăng bình quân 10%/năm. Phát triển chăn nuôi bò tập trung từ 4% hiện nay lên 10% năm 2015 và 30% vào năm 2020.

+ Đàn lợn: yêu cầu tốc độ tăng đàn bình quân 8%/năm để khôi phục đàn lợn như trước khi phát dịch Lở mồm long móng trong năm 2007 với khoảng 64.000 con vào năm 2015 và đạt khoảng 80.000 con vào năm 2020. Tăng tỷ lệ chăn nuôi tập trung đàn lợn từ 15% hiện nay lên 25% năm 2015 và đạt 40% năm 2020. Quy hoạch và phát triển chăn nuôi lợn với hình thức trang trại tập trung tại thôn Phúc Thanh, xã Phúc Thọ với diện tích 30 ha; khu phố Chi Lăng tại thị trấn Nam Ban với 25 ha; tại thôn Gia Lâm của xã Gia Lâm với 20 ha và thôn Đoàn Kết của thị trấn Đinh Văn với 25 ha

Bảng 3.2: Dự kiến phát triển chăn nuôi, thủy sản năm 2020

Chỉ tiêu Dự kiến (con)

Đàn trâu 500

Đàn bò 7500

Đàn lợn 80.000

Gia cầm 1.000.000

Thủy sản (tấn) 5.000

. (Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Lâm Hà)

Song song với việc duy trì và phát triển đàn gia súc, huyện tập trung phát triển nguồn thức ăn cho vật nuôi.

+ Quy hoạch phát triển các đồng cỏ tập trung qui mô ở các xã Đan Phượng, Phú Sơn, Phi Tô,… Đầu tư phát triển chăn nuôi từ chăn thả sang tập trung chuồng trại, đặc biệt là đàn lợn.

+ Đảm bảo nguồn cung thức ăn công nghiệp cho đàn gia súc bằng việc liên kết với các cơ sở sản xuất ngoài huyện, từng bước tự chủ nguồn thức ăn để có giá thành thấp nhất.

+ Đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc từ ngành trồng trọt. Diện tích ngô cần được duy trì và mở rộng.

+ Đàn gia cầm: khả năng tăng đàn gia cầm bình quân khoảng 12 %/năm là một thực tế có thể duy trì để có đàn gia cầm đạt 1 triệu con vào năm 2015. Tăng đàn gia

cầm chăn nuôi tập trung từ 25% hiện nay lên 40% năm 2015 và hầu hết chăn nuôi tập trung sau năm 2020.

- Thủy sản: Diện tích ao hồ nuôi trồng thủy sản: duy trì tốc độ tăng 1%/năm, phấn đấu đến 2015 tổng diện tích ao hồ nuôi trồng thủy sản đạt 1.400 ha và đạt 1.800 ha vào năm 2020 trong đó diện tích ao hồ nuôi cá nước lạnh 30 ha, cùng với sản lượng duy trì tốc độ tăng 5%/năm để đạt sản lượng 5.000 tấn vào năm 2020, trong đó sản lượng cá nước lạnh khoảng 60 tấn.

* Lâm nghiệp

- Duy trì và mở rộng diện tích đất lâm nghiệp năm 2010 là 28.320,4 ha tăng lên khoảng 32.000 ha vào năm 2015 và 35.000 ha vào năm 2020. Tăng cường trồng mới rừng, trung bình đạt 800 ha/ năm và tiến hành giao khoán rừng cho các cá nhân và tập thể gắn với trách nhiệm bảo vệ và duy trì mức đa dạng sinh học của rừng. Khuyến khích hộ gia đình nhận khoán rừng quản lí, nâng số hộ nhận khoán từ 850 hộ năm 2010 lên 970 hộ năm 2015 và đạt 1100 hộ năm 2020 với tỉ lệ 70% là hộ dân tộc, qua đó hạn chế tình trạng du canh du cư, phá rừng.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Mục tiêu chung: Nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản; tiếp tục tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp; xây dựng thương hiệu và tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm đặc thù của huyện trên thị trường; từng bước nâng cao sản lượng hàng hóa và quy mô phát triển theo hướng sản xuất khép kín.

* Cây trồng:

+ Đối với cây rau, hoa, chè

- Tập trung chỉ đạo các địa phương trong vùng quy hoạch và một số vùng phụ cận rà soát các vùng sản xuất rau, hoa, chè ứng dụng công nghệ cao. Xây dựng quy trình kĩ thuật ứng dụng công nghệ cao cho từng loại rau, hoa và chè.

- Xây dựng phát triển vùng nguyên liệu rau, chè chất lượng cao theo các tiêu chuẩn GAP, GMP, HACCP với quy mô, sản lượng hàng hóa lớn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhu cầu nội tiêu, tăng sản lượng xuất khẩu và phục vụ công nghiệp

chế biến. Phấn đấu 100% sản phẩm rau, chè tại các vùng sản xuất quy hoạch sản

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện lâm hà (tỉnh lâm đồng), thực trạng và định hướng (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)