Trung Quốc

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện lâm hà (tỉnh lâm đồng), thực trạng và định hướng (Trang 29)

7. Cấu trúc của đề tài

1.5.1. Trung Quốc

Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn phát triển, tập trung đầu tư cho khoa học và công nghệ: năm 1978, Trung Quốc tiến hành thực hiện phương thức khoán sản phẩm đến hộ nông dân. từng bước đa dạng hóa sở hữu ở nông thôn và tập trung đầu tư cho nông nghiệp với các nội dung chủ yếu là đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ sinh học tạo giống cây trồng, vật nuôi tốt đưa vào sản xuất, tăng cường thủy lợi hóa. cơ giới hóa và hóa học hóa.

Kết quả là đến năm 1997, trên 40% diện tích lúa sử dụng giống lai cho hiệu quả cao, tăng phân bón từ 80kg/ha (1952) lên 257 kg/ha (2002), bảo đảm tưới tiêu nước cho 1/2 diện tích canh tác. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm trồng trọt theo hướng xuất khẩu: cùng với hiện đại hóa nông nghiệp, Trung Quốc còn đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ trồng trọt sang chăn nuôi, đa dạng hóa trồng trọt và tăng cường xuất khẩu nông sản, tỉ trọng trồng trọt và chăn nuôi trong GDP nông nghiệp năm 1978 là 80% và 15%, đến năm 1997 là 56% và 30% . Điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp theo hướng hội nhập: nhằm hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu khi gia nhập WTO (2001), cơ cấu kinh tế nông nghiệp Trung Quốc được điều chỉnh với mục tiêu dài hạn là xây dựng một nền nông nghiệp HĐH, nhất thể hóa với sản phẩm chất lượng và năng suất cao, có thể bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và phát triển bền vững. Mục tiêu ngắn hạn là tập trung nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm đặc sản có lợi thế, tăng cường ý thức về thương hiệu. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp và từng bước nâng cao tỉ lệ sản xuất chuyên môn hóa theo từng khu vực, phát triển mạnh dịch vụ nông nghiệp. Kết quả đạt được của năm 2003 so với năm 2000, diện tích cây lương thực sử dụng nhiều tài nguyên đất và nước giảm từ 30,3 triệu ha xuống còn 28,5 triệu ha, các cây trồng sử dụng nhiều lao động, nhất là rau quả tăng, tỉ trọng các sản phẩm có chất lượng tốt tăng đáng kể, trong đó lúa chất lượng cao vượt 50% và trái cây chất lượng cao đạt 30%. .

Giảm thuế nông nghiệp cho nông dân, đầu tư phát triển hạ tầng và thúc đầy phát triển công nghiệp nông thôn: gần đây, để khắc phục tình trạng phát triển không

đồng đều giữa các vùng và các khu vực, Trung Quốc đã thực thi chiến lược "Đại khai phát miền Tây" và tập trung đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân thông qua chính sách giảm thuế nông nghiệp cho nông dân, tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và phát triển hạ tầng ở khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện lâm hà (tỉnh lâm đồng), thực trạng và định hướng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)