7. Cấu trúc của đề tài
2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và nội bộ ngành
Huyện Lâm Hà được thành lập từ năm 1987. Trải qua hơn 20 năm phát triển và có nhiều biến động về lịch sử, ranh giới, huyện Lâm Hà có nhiều bước tiến mạnh mẽ trong sản xuất kinh tế nói chung và trong lĩnh vực nông lâm thủy sản nói riêng. Tính riêng trong giai đoạn 2000 – 2010, giá trị sản xuất của toàn huyện đã tăng nhanh và có nhiều chuyển biến rõ nét.
Bảng 2.1: Giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế
Đơn vị: triệu đồng
Tiêu chí 2000 2003 2005 2006 2008 2010
Nông lâm thủy sản 483.014 755.243 1.211.386 1.607.685 2.821.990 3.526.678
Tỉ trọng (%) 69,15 67,97 69,61 70,69 72,09 61,82
Công nghiệp - Xây dựng 106.241 182.445 288.201 365.542 578.904 1.000.772
Tỉ trọng (%) 15,21 16,42 16,56 16,07 14,79 17,54
Dịch vụ 109.232 173.414 241.206 301.736 513.459 1.177.238
Tỉ trọng (%) 15,64 15,61 13,83 13,24 13,12 20,64
Tổng số 698.487 1111.102 1.740.193 2.274.963 3.914.353 5.704.688
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Lâm Hà 2010)
Trong vòng 10 năm, tổng giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế theo giá thực tế đã tăng 7,16 lần, tốc độ tăng trung bình đạt 10,6%/năm. Giai đoạn 2000 – 2005 tăng trung bình 11,1%/năm. Giai đoạn 2006 – 2010, tăng trưởng giá trị sản xuất 8,55%/năm, tăng chậm hơn giai đoạn trước đó.
Theo từng ngành cụ thể, tốc độ tăng có nhiều khác biệt. Nếu như nông lâm ngư nghiệp tăng 7,3 lần thì công nghiệp – xây dựng có bước tăng trưởng mạnh mẽ hơn, tăng tới 8,4 lần còn dịch vụ tăng nhanh nhất, tăng tới 9,8 lần. Sự gia tăng này cho thấy huyện đang có những bước đi khá vững chắc trong công cuộc công nghiệp hóa, góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong toàn huyện.
Dựa trên chỉ tiêu giá trị sản xuất trên địa bàn theo giá thực tế, cơ cấu kinh tế huyện Lâm Hà đang có những thay đổi rất tích cực. Mặc dù kinh tế nông lâm thủy sản vẫn giữ vai trò chủ đạo nhưng tỉ trọng của ngành đã có xu hướng thay đổi rất rõ rệt. Nếu như trong giai đoạn 2000 – 2008 có xu hướng tăng lên thì cho tới năm 2010 đã giảm xuống rất nhanh chóng, chỉ còn chiếm 61,82%. Cũng trong thời kì này, công nghiệp – xây dựng cũng có nhiều biến động, tỉ trọng có tăng nhẹ và đạt 17,54%. Điều đó cho thấy, công nghiệp của vùng chưa phát triển mạnh. Dịch vụ là ngành có bước tăng trưởng khá nhanh, tăng 5% trong 10 năm, tức là tăng từ 15,64% lên 20,64%. Điều đáng nói là tỉ trọng dịch vụ chỉ tăng mạnh từ năm 2008 tới nay, tăng tới 7,52%.
Hình 2.2: Cơ cấu kinh tế theo ngành huyện Lâm Hà thời kì 2000 - 2010
Qua hình 2.2, ta thấy cơ cấu kinh tế theo ngành ở huyện Lâm Hà đã có sự chuyển dịch song vẫn còn chậm, tỉ trọng nông - lâm - thủy sản vẫn còn cao, chiếm tới 61,82% GDP của huyện. Do đó, trong thời gian tới, địa phương cần có những giải pháp phát triển công nghiệp – xây dựng và dịch vụ mạnh mẽ hơn nữa để thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung.
2.2.1.1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
Cùng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung, cơ cấu kinh tế trong ngành nông lâm thủy sản cũng đang có nhiều chuyển biến. Giá trị sản xuất tăng nhanh và liên tục trong thời gian gần đây và những thay đổi khá rõ trong cơ cấu ngành là những bước tiến bộ rất nhanh chóng trong phát triển kinh tế địa phương.
Bảng 2.2: Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm – thủy sản
huyện Lâm Hà thời kì 2000 - 2010
(Đơn vị: Triệu đồng) Tiêu chí 2000 2003 2005 2006 2008 2010 Nông nghiệp 460.896 726.681 884.887 1.574.038 2.775.551 3.461.057 Tỉ trọng (%) 95,42 96,22 97,34 97,91 98,35 98,14 Lâm nghiệp 10.057 13.661 10.988 16.234 4.772 6.302 Tỉ trọng (%) 2,08 1,81 1,21 1,01 0,17 0,18 Thủy sản 12.061 14.901 13.168 17.413 41.667 59.301 Tỉ trọng (%) 2,50 1,97 1,45 1,08 1,48 1,68 Tổng số 483.014 755.243 909.043 1.607.685 2.821.990 3.526.678
Qua bảng, có thể thấy rõ về tình hình phát triển của ngành nông - lâm - thủy - sản. Giá trị sản xuất các ngành đều tăng và giá trị của ngành nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế trong giá trị sản xuất chung. Trong giai đoạn 2000 – 2010, giá trị toàn ngành nông - lâm thủy sản tăng 7,3 lần tăng trung bình 6,3%/năm trong khi đó, khu vực nông nghiệp tăng nhanh nhất, đạt 7,5 lần. Trái ngược với nông nghiệp, lâm nghiệp lại giảm nhanh về giá trị, giảm trung bình 6,27%/năm. Thủy sản cũng tăng nhưng chưa nhiều tăng 4,92 lần.
Sự gia tăng nhanh chóng trong giá trị sản xuất nông lâm thủy sản cho thấy những kết quả quan trọng trong xây dựng và phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung. Đặc biệt, giá trị của ngành nông nghiệp tăng nhanh hơn cả cho thấy đây là ngành chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nói chung. Sự phát triển mạnh mẽ của trồng trọt trong thời gian qua, nhất là sự phát triển nhanh chóng của cây công nghiệp lâu năm là nhân tố quan trọng trong phát triển nông nghiệp.
Với sự thay đổi trong giá trị sản xuất, cơ cấu nông lâm thủy sản có thay đổi nhưng còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm thủy sản, có thể nhận thấy rất rõ là tỉ trọng của nông nghiệp chiếm ưu thế gần như tuyệt đối. Tỉ trọng của ngành không những không giảm mà còn tăng lên trong giai đoạn 2000 – 2010, tăng 2,72%, nâng tỉ trọng của ngành lên tới 98,14%. Tỉ trọng ngành lâm nghiệp luôn thấp nhất, đồng thời giảm liên tục, chỉ đạt 0,18%. Ngành thủy sản cũng không phải là thế mạnh của vùng nên nhìn chung xu thế cũng giảm, chỉ còn 1,68%.
Cơ cấu trên đã phản ánh thực tế khá rõ nét về các thế mạnh của huyện, cho thấy ưu thế nổi bật của sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, giá trị và cơ cấu kinh tế của huyện cũng bộc lộ nhiều điểm bất hợp lí.
Thứ nhất, mặc dù là huyện với ngành sản xuất nông nghiệp là chủ đạo nhưng việc chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung không phản ánh được sự phát triển tích cực, thậm chí đi không đúng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của cả nước khi ngành thủy sản ngày càng chiếm ưu thế. Trong khi
đó, Lâm Hà lại là địa phương có diện tích mặt nước lớn với nhiều điều kiện thích hợp để phát triển ngành thủy sản nuôi trồng.
Thứ hai, là một huyện miền núi, tỉ lệ che phủ rừng còn khá cao, mật độ dân số không đông nhưng sản xuất lâm nghiệp chiếm tỉ trọng thấp đồng thời còn giảm cả về giá trị sản xuất cho thấy những bất cập về hướng phát triển của Lâm Hà. Trong xu thế phát triển nền nông nghiệp bền vững nói chung thì cần phải gắn sản xuất nông nghiệp với bảo vệ môi trường, duy trì và mở rộng diện tích rừng cũng như khai thác hiệu quả các thế mạnh từ rừng là quan điểm và định hướng đúng đắn. Sự phát triển nông nghiệp không gắn với lâm nghiệp, giữ rừng, giữ đất sẽ để lại nhiều hậu quả lớn về hiệu quả kinh tế lẫn môi trường.
2.2.1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành
a. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp của huyện trong giai đoạn 2000 – 2010 có nhiều biến chuyển tích cực nhưng vẫn còn chậm. Trong 10 năm, giá trị của toàn ngành tăng nhanh, tăng tới 6,27 lần. Giá trị của các thành phần cũng gia tăng nhanh chóng.
Ngành trồng trọt tăng khá nhanh, đạt 6,14 lần, đặc biệt tăng nhanh trong giai đoạn 2006 – 2008. Sự gia tăng nhanh chóng này chủ yếu là do sự gia tăng của nhóm cây công nghiệp lâu năm, tăng 7,11 lần. Đây cũng là nhóm có giá trị sản xuất cao nhất trong nhóm ngành nông nghiệp.
Ngành chăn nuôi có tốc độ tăng nhanh nhất, tăng 7,35 lần. Đáng kể nhất trong nhóm vật nuôi là sự gia tăng nhanh chóng của trâu, tăng 10,91 lần. Gia cầm tăng khá nhanh, tới 7,52 lần, tuy nhiên giá trị sản xuất còn nhỏ. Các hoạt động chăn nuôi khác với các vật nuôi mới như lợn rừng, nhím, hươu sao do mới được quan tâm đầu tư nên giá trị sản xuất chưa đáng kể nhưng cũng là tín hiệu mừng cho thấy những xu thế mới đang xuất hiện trong sản xuất nông nghiệp của huyện, phản ánh chủ trương đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
Hoạt động dịch vụ nông nghiệp còn chậm phát triển, chiếm giá trị rất nhỏ trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Tốc độ gia tăng của dịch vụ nông nghiệp cũng chậm, chỉ tăng 5,68 lần. Nhìn chung, các hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp của
huyện Lâm Hà còn đơn điệu, nhỏ lẻ, chủ yếu mang tính chất cung ứng vật tư và mua bán nông sản nên hiệu quả kinh tế còn thấp.
Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Lâm Hà tăng khá nhanh nhưng không đồng đều giữa các nhóm ngành. Điều này dẫn đến cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện cũng có nhiều biến động, thể hiện rõ qua bảng 2.3.
Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Lâm Hà
(Đơn vị: %) Tiêu chí 2000 2003 2005 2006 2008 2010 A. Trồng trọt 87,79 85,52 85,90 88,96 88,43 86,04 Lúa 6,38 4,63 2,74 1,20 0,63 1,70 Ngô 2,74 1,49 1,34 0,94 0,95 0,28 Cây chất bột lấy củ 3,66 1,86 1,47 0,90 0,64 0,97 Cây rau, đậu 2,05 2,01 1,78 1,01 2,13 2,16 Cây CN hàng năm 1,88 1,61 0,67 0,35 0,22 0,22 Cây hàng năm khác 0 0 0 0,64 0,67 0,75
Hoa các loại 0 0 0 0 0,02 0,01
Cây CN lâu năm 66,92 68.87 72,50 79,45 79,02 75,91 Cây ăn quả 0,61 0,99 1,19 0,63 0,82 0,92 Cây lâu năm khác 2,32 2,97 2,56 3,16 1,72 1,79 Sản phẩm phụ trồng trọt 1,23 1,10 0,80 0,67 0,52 0,90
B. Chăn nuôi 10,96 13,65 12,88 9,98 10,55 12,78
Gia súc 5,57 6,11 6,89 4,75 7,96 9,69 Gia cầm 0,47 0,39 1,37 0,41 0,47 0,57 Chăn nuôi khác 0,013 0,014 0,03 0,023 0,009 0,001 Sản phẩm không qua giết
thịt 3,48 5,50 3,45 4,00 1,47 1,79 Sản phẩm phụ chăn nuôi 1.43 1,64 1,10 0,79 0,63 0,77
C. Dịch vụ nông nghiệp 1,25 0,83 1,22 1,06 1,02 1,13
Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Lâm Hà – Số liệu đã qua xử lí của tác giả)
Qua bảng 2.3, cho thấy, ngành trồng trọt có vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển của ngành. Tuy nhiên, cơ cấu ngành nông nghiệp có diễn biến phức tạp và không ổn định.
Tỉ trọng của ngành trồng trọt chiếm ưu thế, dao động từ 85,52% tới gần 88,96%. Tỉ trọng tăng cao trong giai đoạn 2006 – 2008 gắn liền với sự gia tăng tỉ trọng của cây công nghiệp lâu năm. Trong cơ cấu ngành trồng trọt, chiếm ưu thế nổi bật là tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm, có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 2000 – 2006, tăng từ 66,92% lên 79,45% sau đó có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao,
chiếm tới 75,91% trong năm 2010. Các nhóm cây trồng khác đều chiếm tỉ lệ thấp, thậm chí rất nhỏ trong cơ cấu ngành trồng trọt như hoa, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả … Các loại cây cho tinh bột là lúa, ngô và cây lấy củ đều giảm tỉ trọng. Điều này khá phù hợp với xu thế chung đồng thời cũng phản ánh rõ sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành.
Ngành chăn nuôi cũng chiếm tỉ trọng không ổn định, chưa phát triển so với ngành trồng trọt mặc dù trong vùng có nhiều đồng cỏ khá lớn, dân ngày càng tăng kéo theo nhu cầu sử dụng thực phẩm rất lớn. Tỉ trọng toàn ngành chăn nuôi có tăng nhưng còn chậm, tăng từ 10,96% lên 12,78%. Sự gia tăng này chủ yếu là do giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi tăng nhanh. Tuy nhiên, chăn nuôi của Lâm Hà chưa ổn định, sản xuất còn bấp bênh và thiếu tập trung. Vì vậy, hiệu quả kinh tế của chăn nuôi chưa cao. Điều này phụ thuộc nhiều vào nhu cầu thị trường và tình hình dịch bệnh trong thời gian qua. Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, hiệu quả kinh tế thấp do làm ăn nhỏ lẻ, manh mún khiến ngành còn chậm phát triển. Tuy thế, chăn nuôi gia súc lại có mức tăng trưởng khá, từ 5,57% lên 9,69%, chiếm tỉ trọng cao nhất và cũng tăng nhanh nhất trong cơ cấu ngành chăn nuôi.
Tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp còn rất nhỏ trong cơ cấu nông nghiệp chung, chỉ chiếm trên dưới 1% đồng thời cũng có xu hướng giảm nhẹ.
* Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành trồng trọt.
Trong những năm qua, trồng trọt là ngành có sự chuyển đổi tích cực theo hướng đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, phát huy ngày càng tốt hơn những thế mạnh trong điều kiện sinh thái trên địa bàn để không ngừng nâng cao khối lượng sản phẩm có giá trị hàng hóa như các loại cây công nghiệp, gia súc …
Trong giai đoạn 2000 – 2010, tổng diện tích gieo trồng của huyện tăng từ 45.937 ha lên 49.149 ha, tăng tới 3.212 ha. Sự gia tăng này xét trên thực tế là sự gia tăng vượt bậc bởi diện tích tự nhiên của huyện có nhiều thay đổi, cụ thể là huyện tách ra làm hai, thành huyện Lâm Hà và huyện Đam Rông từ năm 2005.
Cơ cấu diện tích gieo trồng của huyện có nhiều biến động theo hướng giảm tỉ trọng cây hàng năm và tăng tỉ trọng cây lâu năm.
Bảng 2.4: Cơ cấu diện tích gieo trồng huyện Lâm Hà thời kì 2000 – 2010 (đơn vị: %) Tiêu chí 2000 2003 2005 2006 2008 2010 Tổng số 45.937 48.078 44.071 43.601 46.494 49.149 I. Cây hàng năm (%) 20,43 20,63 18,57 17,10 15,39 14,68 1. Cây lương thực có hạt 12,98 13,25 11,60 11,07 9,89 9,07 Lúa 9,69 10,06 7,92 7,60 5,80 5,90 Ngô 3,29 3,05 3,68 3,47 4,09 3,17 2. Cây chất bột lấy củ 2,77 2,29 1,77 1,71 1,46 0,67 3. Cây thực phẩm 1,98 3,25 3,11 3,31 3,34 3,37 Rau 1,03 1,29 1,48 1,70 2,03 2,11 Đậu 1,12 1,96 1,63 1,61 1,32 1,26 4. Cây CN hàng năm 1,98 1,99 1,78 0,81 0,43 0,40 5. Cây hàng năm khác 0,55 0,40 0,18 0,20 0,27 1,17
II. Cây lâu năm (%) 79,57 79,37 81,43 82,90 84,61 85,32
1. Cây công nghiệp 75,96 72,84 74,33 75,38 79,86 81,04
2. Cây ăn quả 0,94 0,97 1,10 1,14 1,16 1,33
3. Cây lâu năm khác 2,67 5,56 6,00 6,38 3,59 2,96
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lâm Hà)
Trong nhóm cây hàng năm có thể thấy rõ nhất là sự giảm nhanh chóng của cây lương thực, trong đó lúa giảm 3,79%. Năng suất và sản lượng lúa của huyện cũng có nhiều biến động trong thời kì này. Nhóm có tỉ trọng tăng lên là cây thực phẩm, đặc biệt là rau, tăng 1,08%. Sự thay đổi này là phù hợp với các điều kiện vốn có của huyện cũng như nhu cầu chung của thị trường.
Nhóm cây lâu năm chiếm ưu thế trong cơ cấu diện tích gieo trồng và tăng liên tục, từ 79,57% lên 85,32%. Sự gia tăng nhanh chóng cũng như tỉ trọng cao này chủ yếu là từ nhóm cây công nghiệp lâu năm cũng tăng từ 75,96% lên 81,04%.
Trong nhóm cây công nghiệp lâu năm, chiếm ưu thế nổi trội là cây cà phê. Điều kiện tự nhiên của vùng thuận lợi cho sự phát triển của cả cây phê chè và cà phê vối nên diện tích gieo trồng của huyện có xu hướng tăng mạnh. Tăng từ 34.436 ha lên tới 39.445 ha, chiếm 74,96% diện tích gieo trồng năm 2000 và đạt 80,26% vào năm 2010.
Các loại cây công nghiệp lâu năm khác là chè và hồ tiêu có diện tích nhỏ, đáng kể hơn là chè nhưng cũng đang có xu hướng giảm dần về diện tích. Mặc dù thế, sản lượng cà phê và chè lại tăng rất nhanh.
Tỉ trọng gieo trồng cây ăn quả và các loại cây lâu năm khác có tăng nhưng không đáng kể. Nhìn chung, sự thay đổi cơ cấu cây công nghiệp là phù hợp nhưng thực tế, với độ cao trung bình trên 900 m so với mực nước biển, huyện có nhiều ưu thế để phát triển cây chè và cây cà phê chè thì đây là 2 loại cây chưa được chú trọng đúng mức. Diện tích chè giảm khá nhiều trong thời gian qua, đạt mức cao nhất là 727 ha năm 2004 và giảm xuống còn 369 ha năm 2010. Cây cà phê chè mang lại