Quy hoạch bố trí các ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng tập

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện lâm hà (tỉnh lâm đồng), thực trạng và định hướng (Trang 108)

7. Cấu trúc của đề tài

3.3.1.Quy hoạch bố trí các ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng tập

trung chuyên môn hoá

Quy hoạch nông nghiệp là cơ sở để hoạch định chiến lược phát triển và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển của huyện, giúp đỡ cho việc xác định cơ cấu KTNN phù hợp có căn cứ khoa học. Chính vì vậy, đây yếu tố đầu tiên cần được tập trung giải quyết để thực hiện cơ cấu KTNN của tỉnh nói chung và ở Lâm Hà nói riêng. Sản xuất nông nghiệp ở Lâm Hà trong những năm qua cho thấy do yêu cầu của thị trường và thực tế sản xuất trên địa bàn huyện đã hình thành các mô hình trang trại sản xuất một số cây trồng, vật nuôi hàng hóa mà trước đây chưa được đề cập đến trong các phương án quy hoạch như : trồng rau, hoa, chăn nuôi bò, phát triển cây công nghiệp. Mặt khác, trong những năm qua có nhiều tiến bộ về giống cây trồng, vật nuôi và các mô hình đa dạng hóa cây trồng. Những vấn đề này có tac động lớn đến sản xuất nông nghiệp, nhưng ở phương án quy hoạch cũ chưa được đề cập. Do đó cần phải rà soát hoàn chỉnh bổ sung quy hoạch nông nghiệp theo chủ trương chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng.

Để góp phần chuyển đổi cơ cấu KTNN của huyện Lâm Hà, trong những năm tới cần tiến hành điều tra, bổ sung nắm vững các nguồn lực có liên quan đến sản xuất nông nghiệp va quy hoạch bố trí lại các ngành sản xuất nông nghiệp, trong đó tập trung quy hoạch các vùng sản xuất cây trồng, vật nuôi có tính chiến lược của huyện theo hướng tập trung, chuyên môn hóa, sản xuất hàng hóa, vùng cây công nghiệp, vùng cây rau hoa, vùng chăn nuôi gia súc, vùng thủy sản. Đây là giải pháp quan trọng nhằm khai thác có hiệu quả sử dụng đất đai và tăng cường quản lí Nhà nước về lĩnh vực này.

Một số khu vực cần phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa tập trung:

- Khu vực Lán Tranh

+ Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày: cà phê, chè, dâu tằm. + Phát triển lâm nghiệp theo hướng: phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ tốt rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng, kết hợp với khoanh nuôi, tái sinh đảm bảo cân bằng sinh thái. Phát triển trồng rừng nguyên liệu phục vụ chế biến đồ gỗ, nguyên liệu giấy, ván MDF. Thực hiện tốt chương trình định canh, định cư và sản xuất nông - lâm kết hợp cho bà con đồng bào các xã Tân Thanh, Liên Hà, Phi Tô, Phú Sơn. + Hoàn thiện hệ thống kênh mương để phát huy công trình hồ thuỷ lợi

+ Phát triển mở rộng vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản.

- Khu vực Nam Ban

+ Phát triển các vùng chuyên canh trồng cây công nghiệp như: cà phê, dâu tằm …; phát triển mạnh chăn nuôi trâu, bò thịt, bò sữa để có nhiều sản phẩm hàng hoá cho chế biến và tiêu dùng tại chỗ.

+ Phát triển lâm nghiệp theo hướng: phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ tốt rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng, kết hợp với khoanh nuôi, tái sinh đảm bảo cân bằng sinh thái. Phát triển trồng rừng nguyên liệu phục vụ chế biến đồ gỗ, nguyên liệu giấy

+ Khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng mới để phát triển vốn rừng, tăng độ che phủ, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước và tạo nguồn nguyên liệu

cho công nghiệp chế biến đồ gỗ, bột giấy. Thực hiện tốt chương trình Quốc gia: Xoá đói, giảm nghèo, định canh định cư, khuyến nông …

+ Với lợi thế gần Đà Lạt, phát triển vùng chuyên canh rau, hoa chất lượng cao, gắn với thủy sản, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

- Khu vực Đinh Văn

Đây là vùng có điều kiện để phát triển các loại cây lương thực, nhất là lúa và cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, vừng, nơi có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ cao hơn các vùng khác, do vậy có điều kiện phát triển các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng trí tuệ cao. Do đó cần chú trọng định hướng phát triển vùng:

+ Chú trọng phát triển trồng lúa trên diện tích chủ động tưới tiêu, mở rộng diện tích ngô trên diện tích hai vụ lúa. Đẩy mạnh thâm canh cây lương thực, đặc biệt tập trung vào thâm canh cây lúa nước. Hình thành vùng sản xuất lúa chất lượng cao phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

+ Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, bò thịt theo mô hình chăn nuôi công nghiệp. Khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước ao, hồ để phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Đồng thời phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản.

+ Phát triển các khu vực sản xuất rau, hoa chất lượng cao.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện lâm hà (tỉnh lâm đồng), thực trạng và định hướng (Trang 108)