Thái Lan

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện lâm hà (tỉnh lâm đồng), thực trạng và định hướng (Trang 31)

7. Cấu trúc của đề tài

1.5.3. Thái Lan

Phát huy lợi thế đẩy mạnh sản xuất, chế biến và xuất khẩu hàng riêng hẳn: vào những năm 1980, Chính phủ đã kịp thời chuyển hướng từ chiến lược ưu tiên CNH đô thị sang chiến lược vừa CNH đô thị, vừa CNH nông nghiệp, nông thôn; kết hợp giữa đẩy mạnh sản xuất chế biến và xuất khẩu các mặt hàng nông sản theo hướng đa dạng hóa, nhằm phát huy thế mạnh sẵn có và giảm bớt rủi ro thị trường. Nhờ đó, cơ cấu nông sản thời kỳ 1988 - 1998 biến đổi theo hướng: cao su, hoa quả, chăn nuôi và mía đường tăng nhanh; lúa gạo và ngô tăng chậm; khoai mì và đậu tương giảm mạnh.

Hỗ trợ nông dân phát triển sản phẩm chất lượng cao phục vụ xuất khẩu: gần đây, Thái Lan chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, xuất khẩu. Bên cạnh đầu tư mạnh cho chọn lọc, lai tạo và ứng dụng các giống cây, con có năng suất và chất lượng cao, Thái Lan tiếp tục phát triển mạnh các khu công nghiệp ở nông thôn, hình thành được ngành cơ khí nông nghiệp và chế biến nông sản tương đối hiện đại, góp phần làm giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa.

Khuyến khích các tố chức kinh tế tham gia xuất khẩu: để gia tăng khả năng tiêu thụ nông sản ổn định và tăng thu nhập cho nông dân, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích các công ty, doanh nghiệp khác nhau tham gia xuất khẩu nông sản thông qua chính sách giảm thuế xuất khẩu, hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho các nhà xuất khẩu; dựa trên quy mô kho chứa để khuyến khích các nhà xuất khẩu xây dựng thêm kho chứa nông sản kết hợp với đầu tư hệ thống phơi sấy, chế biến tại địa bàn nông thôn.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện lâm hà (tỉnh lâm đồng), thực trạng và định hướng (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)