Nhóm nhân tố tự nhiên

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện lâm hà (tỉnh lâm đồng), thực trạng và định hướng (Trang 25)

7. Cấu trúc của đề tài

1.4.1Nhóm nhân tố tự nhiên

- Vị trí địa lí: Trong sản xuất nông nghiệp, cùng với khí hậu và thổ nhưỡng, vị trí địa lí cũng là nhân tố quan trọng góp phần quy định sự có mặt của các hoạt động nông nghiệp. Vị trí địa lí thuận lợi sẽ tạo cho việc mở rộng giao lưu với các vùng trong nước, với các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt trong việc huy động vốn đầu tư từ bên ngoài.

- Khí hậu: Các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, gió và các hiện tượng thời tiết khác có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khả năng xen canh tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở từng lãnh thổ. Mỗi loại cây trồng vật nuôi chỉ thích hợp với những điều kiện khí hậu nhất định. ở vùng khí hậu có nguồn nhiệt ẩm dồi dào sẽ thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển cây trồng quanh năm. Các hiện tượng thời tiết xấu như bão, lũ lụt, hạn hán … cũng gây khó khăn và làm thiệt hại đang kể cho sản xuất nông nghiệp.

- Đất: Đất là nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng, là tư liệu sản xuất chủ yếu và khôngg thể thay thế, là cơ sở để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi. Vốn đất, cơ cấu sử dụng đất, độ phì, có nhiều loại đất với đặc tính khác nhau ,… đã ảnh hưởng đến quy mô, vùng phân bố, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mức độ thâm canh tăng năng suất và tổ chức sản xuất nông nghiệp.

- Nước: Nước đối với sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết. Nước rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Nhu cầu về nước tưới của cây trồng rất khác nhau. Nước là yếu tố quan trọng, là cơ sở cần thiết để bố trí cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ hợp lí. Chính vì vậy, để sản xuất nông nghiệp ổn định cần phải phát triển hệ thống thủy lợi để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu vào những thời điểm thích hợp.

- Sinh vật: Môi trường tự nhiên là cơ sở cung cấp các giống loài thực, động vật để con người thuần dưỡng và lai tạo nên các giống cây trồng vật nuôi. Sự phát triển đa dạng về các loài thực, động vật là tiền đề để hình thành và phát triển các giống cây trồng, vật nuôi và tạo khả năng chuyển đồi cơ cấu nông nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái mỗi vùng lãnh thổ.

Sự phong phú và đa dạng của các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, là nhân tố phải được xem xét, đánh giá đùng mức khi hoạch định chiến lược phát triển nền nông nghiệp của đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện lâm hà (tỉnh lâm đồng), thực trạng và định hướng (Trang 25)