Mở rộng màng lưới hoạt động của NHN

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phục vụ tiến trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam (Trang 116)

nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp vànông thôn

3.2.3. Mở rộng màng lưới hoạt động của NHN

Hiện nay, với hai Văn phòng đại diện, 66 chi nhánh tỉnh, thành phố, 541 chi nhánh quận huyện, 958 chi nhánh loại 4, NHN0 đã với tới xã, mạng lưới tín dụng này tiếp cận được với khách hàng là hộ sản xuất và do việc cho vay hộ sản xuất trong thời gian qua đã đạt được tỷ trọng dư nợ lớn trong tổng dư nợ của NHN0. Tuy nhiên địa bàn nông nghiệp, nông thôn rộng lớn, những xã vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn với trên 23000 cán bột tín dụng hoạt

động trên địa bàn nông thôn, mỗi cán bộ tín dụng phải trực tiếp quản lý 1000 - 1200 món nợ. Mức quá tải ấy dẫn đến tình trạng cán bộ không hiểu được khách hàng, không theo dõi được khả năng thanh toán của khách dẫn đến tình trạng gia tăng nợ khó đòi, phải khoanh nợ, giãn nợ. Hiệu quả tín dụng thấp, dẫn đến việc mở rộng tín dụng bị hạn chế.

Tình trạng này đòi hỏi: NHN0 phải tiếp tục mở rộng màng lưới hoạt động nhất là chú ý phát triển các chi nhánh cấp 3 và cấp 4 để cán bộ tín dụng đi sâu tìm hiểu thêm nhu cầu cuả khách hàng, khả năng thanh toán của khách hàng từ đó đáp ứng đủ vốn cho khách hàng, tạo điều kiện để họ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đến thời hạn thanh toán có đủ khả năng trả nợ cho Ngân hàng; tiếp tục hình thành các tổ chức cho vay lưu động và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, về cơ chế cho nó hoạt động. Tất nhiên chủ trương này sẽ dẫn đến tình trạng là chi phí quản lý cao, nhưng hiệu quả của nó là làm cho tín dụng NHN0 ăn sâu hơn nữa vào nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, có điều kiện huy động và nâng cao hiệu quả tín dụng hơn.

Việc mở rộng mạng lưới cũng đòi hỏi phải tăng thêm đội ngũ cán bộ tín dụng. Điều này lại càng cần thiết vì món dư nợ mỗi cán bộ tín dụng quản lý hiện nay đã quá tải.

Mở rộng mạng lưới cũng đòi hỏi phải tăng thêm đội ngũ cán bộ tín dụng. Điều này lại càng cần thiết vì món dư nợ mỗi cán bộ tín dụng quản lý hiện nay đã quá tải.

Mở rộng mạng lưới tín dụng đòi hỏi NHN0 phải phối kết hợp với các đoàn thể, xã hội, như Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh Công đoàn để thực hiện công tác tuyên truyền, tiếp thị, hợp với nhân dân, xây dựng các nhóm chuyển tải vốn đến hộo (tổ vay vốn) thực hiện phương châm xã hội hoá tín dụng Ngân hàng. Trong hệ thống NHN0 đang xuất hiện những điển hình về việc tổ chức van vốn, ở đây nông dân vào tổ vay vốn không hẳn chỉ để được vay vốn lãi suất thấp mà còn để thủ tục đơn giản, giải quyết món vay

nhanh chóng, thuận tiện, đỡ mất thời gian đi lại.

Thực hiện mở rộng màng lưới tín dụng, cán bộ Ngân hàng có điều kiện thuận lợi hơn để tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp dân cư từ chủ trương chính sách của Chính phủ đến quy trình nghiệp vụ, thủ tục vay vốn để nông dân hiểu biết và thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Với tư cách là người đi vay, đồng thời cũng qua đó nông dân kiểm tra hoạt động của cán bộ tín dụng, từ đó đòi hỏi mỗi cán bộ tín dụng phải nâng cao trình độ chuyên môn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phục vụ tiến trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w