Kinh nghiệm một số nước

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phục vụ tiến trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam (Trang 45)

Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân ở nhiều nước trên thế giới. ở các nước đang phát triển,đối với các quốc gia trên thế giới, vấn đề sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn được chú trọng. Tuỳ theo điều kiện tự nhiên, xã hội và kinh tế mỗi nước mà hình thành các Ngân hàng nông nghiệp, HTXNN, các chương trình cho vay nông nghiệp.... với quy mô và hình thức phục vụ cũng khác nhau, nhưng đều có chung mục đích phát triển nông nghiệp và nông thôn một khu vực có nhiều khó khăn, phức tạp. Cơ sở nghiên cứu và thực nghiệm khoa học kỹ thuật, đào tạo cán bộ và nông dân lành nghề, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao dân trí. Nguồn vốn đầu tư bao gồm: Ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng trong

nước, vốn vay nước ngoài, vốn tự có của doanh nghiệp và hộ nông dân. Trong các nước đang phát triển, vốn ngân sách nói chung còn hạn chế, nhưng vốn tiềm tàng từ nông nghiệp và cư dân chiếm tỷ trọng lớn. Do đó, để phát triển nông nghiệp và thay đổi bộ mặt nông thôn, người ta chú ý nhiều hơn đến nguồn vốn tín dụng. Sau đây xin đề cập đến kinh nghiệm đầu tư tín dụng của một số nước có điều kiện và quan hệ gần gũi với Việt Nam: Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN.

Trong khuôn khổ cho phép, luận văn chỉ nêu một số nước được coi là thành công:

* Nhật Bản:

Nhật bản rất quan tâm tới phát triển nông nghiệp và nông thôn. Ngay từ những năm 1945 Chính phủ đã thành lập Ngân hàng cầm đồ thế nợ bất động sản (Ngân hàng Hypothe ) và những ngân hàng nông nghiệp và thuỷ sản (AFFFC), các HTXNN, các dự án đầu tư, cho vay nông nghiệp, nông thôn. Hoạt động tín dụng rất phong phú, đa dạng: về phương pháp cho vay chủ yếu cho vay gián tiếp qua các HTXNN để chuyển tải vốn tới nông dân (khoảng 70%), với lãi suất cho vay rất thấp, đặc biệt là các chương trình cho vay nông nghiệp của chính phủ, chủ yếu là cho vay dài hạn. Đối tượng cho vay chủ yếu tập trung cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng trang trại, cho vay HĐH dây chyuyền công nghệ, xây dựng các cơ sở chế biến, đổi mới trang thiết bị và mua sắm tài sản cố định. Các Ngân hàng này cung cấp tín dụng với khối lượng rất lớn, lãi suất thấp, thời hạn dài để phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Vai trò của HTXNN đối với phát triển nông nghiệp của Nhật Bản là rất lớn, đặc biệt là về mặt tài chính, các HTX nông nghiệp không chỉ là trung gian chuyển tải vốn từ các Ngân hàng trung tâm, AFFFC và các chương trình cho vay nông nghiệp của chính phủ; mà còn làm nhiệm vụ huy động vốn để cho vay nông nghiệp và nông thôn.

* Trung Quốc

Là nước dân cư đông nhất thế giới, với trên 1,2 tỷ dân, nhưng 70% dân số Trung Quốc vẫn còn sống ở khu vực nông thôn. Sức ép về lao động và việc làm ở nông thôn rất căng thẳng. Trung Quốc đã vấp phải những sai lầm tả khuynh qua các thời kỳ đại nhảy vọt (1958 - 1965), Đại cách mạng văn hoá (1966 - 1976), bốn hiện đại (1977 - 1978). Hậu quả của những sai lầm cho nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng, nền nông nghiệp trì trệ lạc hậu. Với sản xuất nông nghiệp, lao động thủ công là phổ biến, năng suất lao động thấp. Trong thời gian 1976 - 1978, hàng năm Trung Quốc phải nhập khẩu một lượng lương thực và thực phẩm thường chiếm 20% trong tổng số giá trị hàng hoá nhập khẩu.

Tháng 11/1978 Đảng cộng sản Trung Quốc phê phán những sai lầm tả khuynh ấy, và chỉ ra đó chính là nguyên nhân gây nên những trì trệ về kinh tế - xã hội; đồng thời chủ trương Trung Quốc phải thực hiện điều chỉnh lại cơ cấu nền kinh tế. Họ khẳng định: nông nghiệp là cơ sở của nền kinh tế quốc dân. Nhiệm vụ hàng đầu đặt ra trước mắt là tập trung tinh lực, làm cho nền nông nghiệp lạc hậu mau chóng phát triển.

Một trong những thành công của Trung Quốc là phát triển các xí nghiệp hương trấn và công nghiệp nông thôn. Đầu tư cho nông nghiệp của Trung Quốc đã không ngừng tăng lên. Ngoài nguồn vốn trong nước, Nhà nước còn giành một phần vốn nước ngoài thích đáng đề đầu tư cho nông nghiệp. Từ 1989, Trung Quốc đã giành 1/4 số tiền WB để đầu tư cho nông nghiệp, trước hết là xây dựng các công trình thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển khoa học kỹ thuật, tạo giống cây, con mới đưa vào sản xuất nhất là lúa, ngô, bông.

* Thái Lan:

Từ 1975, Chính phủ Thái Lan thông qua Ngân hàng Thái Lan để triển khai các biện pháp quan trọng:

Một là, Ngân hàng Thái Lan giao chỉ tiêu tín dụng nông nghiệp cho các NHTM năm 1976 là 7%, tăng dần đến 1991 là 20% số dư tiền gửi để cho vay nông nghiệp (gửi vào BAAC) hoặc cho vay khu vực nông nghiệp).

Hai là, Ngân hàng Trung ương tài trợ cho NHNo và HTX tín dụng để mở tín dụng nông nghiệp thực hiện đa dạng các hình thức cho vay trực tiếp, cho vay qua nhóm nông dân, HTX nông nghiệp, cho vay theo dự án.

Nhà nước cấp 100% cho BAAC, BAAC được hưởng các khoản cho vay ưu đãi đặc biệt do Chính phủ ký hiệp định với nước ngoài và với các tổ chức Tài chính quốc tế như: ADB, OECF, WB về cấp tín dụng với lãi suất thấp theo quy chế:

- 30% cho vay trung dài hạn

- 87% khối lượng tín dụng cho nông dân vay trực tiếp, 13% cho vay qua nhóm nông dân và HTX tín dụng.

- Lãi suất thấp (thấp hơn các đối tượng khác từ 1 - 3%)

Để tạo thêm vốn cho BAAC, Chính phủ có biện pháp để Ngân hàng thương tín cho nông dân vay với mức quy định 5% tổng số vốn huy động trong năm đó. Sau năm 1986 là 14% với lãi suất ưu đãi. BAAC có chương trình đặc biệt cho vay tín dụng bằng hiện vật, vay vật tư theo giá rẻ, chất lượng tốt, thế chấp bằng thóc, tạo cho nông dân bán thóc với giá cao, thủ tục cho vay đơn giản (75% số tiền cho vay đến hộ không phải thế chấp, mà chỉ có cam kết. Năm 1990 BAAC đã cho nông dân vay 1,3 tỷ USD với lãi suất thấp. Tất nhiên bù lỗ của Ngân hàng được bù đắp một phần qua lợi nhuận của Ngân hàng thu được từ các đối tượng ngoài nông nghiệp.

* Philippin:

Vấn đề phát triển nông thôn được Chính phủ Philippin quan tâm đặc biệt, đã thành lập Ngân hàng (Landbank) chuyên hỗ trợ các hoạt động nông thôn.

Landbank đã cho 500.000 người dân vay vốn, với tổng số là 5 tỷ pêsô. Sáng năm 1992, Landbank dự tính nâng số vốn cho vay lên 20 tỷ pêsô, đảm bảo cho 1,5 triệu người dân được vay vốn (khoảng 30% lao động nông nghiệp của Philippin).

Landbank tập trung các khoản tín dụng cho các hộ nong dân có từ 3ha, hiện nay Ngân hàng hạn chế cho vay trực tiếp hộ nông dân, mà chủ yếu chuyển sang cho hộ nông dân vay vốn thông qua HTX, hiệp hội.

Landbank lựa chọn đối tượng phục vụ nông nghiệp sau:

- Cho vay sản xuất các loại cây trồng gồm: Giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thời hạn cho vay theo thời vụ của từng loại cây.

- Cho vay chăn nuôi gồm: Thức ăn gia súc, chăm sóc, vỗ béo gia cầm, phòng trừ dịch bệnh.

- Cho vay thực hiện các dịch vụ thu hoạch và sơ chế gồm: máy tuốt lúa, máy sấy, xay xát, xây dựng kho chứa.

- Cho vay thực hiện các dịch vụ chế biến nông sản.

- Cho vay các dự án nghề cá gồm: Mua sắm thuyền, các dụng cụ đánh bắt cá, các trang thiết bị đi biển đối với tàu thuyền có trọng tải dưới 3 tấn, cho vay phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

- Cho vay các dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng nông cụ, kho bãi, phương tiện vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm.

- Cho vay thanh toán để trả món nợ tới hạn.

- Cho vay các hoạt động tiếp thị, buôn bán lúa non, mua bán vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, cũng như các sản phẩm chăn nuôi.

- Cho vạy thực hiện các dự án tạo công ăn, việc làm cho các hộ nông dân.

* Malaysia

NHNo Malaysia (BPM) là Ngân hàng Thương mại quốc doanh, được Chính phủ thành lập và cấp 100% vốn tự có ban đầu. Tổng nguồn vốn của

BPM năm 1987 là 1786 triệu Ringit (tương đương 66,32 triệu USD), trong đó do Chính phủ cấp 42,5 triệu Ringit (2%). Chính phủ cho vay 367,6 triệu Ringit (20%) NHNo Malaysia hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, BPM chú trọng cho vay trung hạn và dài hạn theo dự án và chương trình tín dụng đặc biệt.

Ngoài ra BPM còn cho vay hộ nông dân qua các tổ chức tín dụng trung gian khác.

Để thúc đẩy kinh tế nông thôn, Chính phủ bắt buộc các Ngân hàng Thương mại phải giữ 20,5% số dư tiền gửi và huy động tiết kiệm vào Ngân hàng Trung ương (trong đó 3% dự trữ bắt buộc) để làm vốn cho vay trong nông nghiệp, nông thôn. Các Ngân hàng Thương mại khác phải nộp thuế doanh thu và thuế lợi tức (4% lợi tức), còn BPM không phải gửi dự trữ bắt buộc vào Ngân hàng Trung ương và không phải nộp thuế.

* Inđônêxia

Trước năm 1983, Nhà nước chỉ định cho Ngân hàng Trung ương Inđônêxia cấp vốn cho chương trình tín dụng nông thôn với lãi suất ưu đãi.

Tháng 10 năm 1983, Inđônêxia cải tổ hệ thống Ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm thúc đẩy cạnh tranh, tăng huy động vốn, mở rộng đầu tư, đặc biệt là khuyến khích sự tham gia của các tổ chức tín dụng có thêm các mô hình tín dụng nông thôn. Ngân hàng Rakyat (NHNo) mở rộng chi nhánh từ 2358 lên 8326 trong vòng 1988 - 1992, Ngân hàng nông thôn từ 125 lên 204 so với trước cải tổ. Ngân hàng liên doanh từ 1 lên 19. Công cuộc cải tổ đã không chỉ đa dạng hoá và mở rộng các chi nhánh, các Ngân hàng mà còn thúc đẩy mạnh mẽ huy động tiền tiết kiệm và tăng khối lượng tín dụng. Trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng 28% (trị giá 29000 tỷ pêsô tương đương 61 tỷ USD). Ngoài ra Chính phủ quy định tất cả các Ngân hàng Thương mại diành 20% tổng nguồn vốn tín dụng đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phục vụ tiến trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w