Về hoạt động nguồn vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phục vụ tiến trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam (Trang 61)

nông nghiệp vànông thôn

2.2.1. Về hoạt động nguồn vốn

2.2.1.1. Nguồn vốn

a. Nguồn vốn huy động trong nước bao gồm:

* Tiền gửi:

- Tiền gửi không kỳ hạn: là khoản tiền gửi mà người gửi có thể rút ra sử dụng bất cứ lúc nào và Ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu của khách hàng. Tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất hoặc không được trả lãi bao gồm 2 loại: Tiền gửi thanh toán và tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý.

- Tiền gửi thanh toán: Đó là khoản tiền gửi không kỳ hạn, trước hết được sử dụng để tiến hành theo yêu cầu của khách hàng. Đứng trên góc độ Ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn là một khoản nợ mà Ngân hàng luôn phải chủ động trả cho khách hàng vào bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, trong mỗi Ngân hàng, do có sự không khớp nhịp giữa xuất và nhập trên mỗi tài khoản tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp hay giữa tài khoản của các doanh nghiệp cho nhập lớn hơn xuất, tạo nên tồn khoản mà Ngân hàng có thể tranh thủ sử dụng một phần làm vốn kinh doanh. Để thu hút được nguồn vốn này, NHN0 phải tạo ra các dịch vụ thanh toán thuận lợi, nhanh chóng, an toàn để khuyến khích khách hàng thực hiện thanh toán qua Ngân hàng tạo ra luồng tiền tệ chu chuyển qua Ngân hàng, từ đó mà Ngân hàng có thể sử dụng một phần để cho vay.

- Tiền gửi không kỳ hạn thuần tuý: là khoản tiền ký gửi với mục đích an toàn tài sản, không mang tính chất phục vụ thanh toán. Nhưng Ngân hàng cũng phải đáp ứng ngay yêu cầu của khách hàng khi họ có nhu cầu rút tiền. Giống như trường hợp trên, NHN0 có thể sử dụng tồn khoản khi đảm bảo khả năng thanh toán. Để thu hút được nguồn vốn này, Ngân hàng phải có những dịch vụ an toàn và tiện ích.

- Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi có sự thoả thuận trước giữa khách hàng và ngân hàng về thời gian rút tiền. Đại bộ phận tiền gửi này có nguồn gốc từ tích luỹ và xét về bản chất, chúng được ký thác với mục đích hưởng lãi. Đây là nguồn tiền tương đối ổn định, NHN0 có thể sử dụng phần lớn tồn khoản vào kinh doanh. NHN0 cũng phải đa dạng hoá loại tiền gửi này với những kỳ hạn và mức lãi suất khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của mọi loại khách hàng.

- Tiền gửi tiết kiệm

Đây là một phần thu nhập của cá nhân, người lao động chưa sử dụng cho tiêu dùng, họ gửi vào Ngân hàng với mục đích tích luỹ tiền một cách an toàn và hưởng phần lãi từ số tiền đó. Tiền gửi tiết kiệm là một dạng đặc biệt để tích luỹ tiền tệ trong lĩnh vực tiêu dùng cá nhân.

Tiền gửi tiết kiệm thông thường được phát triển dưới hai dạng là:

+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là loại rút ra có thể bất cứ lúc nào, sông không được sử dụng các công cụ thanh toán để trả cho người khác.

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là khoản tiền có sự thoả thuận về thời gian rút tiền và có mức lãi suất được hưởng cao hơn. Do mục đích là hưởng lãi, nên lãi suất cao chính là đòn bẩy kinh tế, để khuyến khích dân cư gửi tiền với sự an toàn và tiện ích.

* Các nguồn huy động khác:

Là nghiệp vụ mà Ngân hàng huy động vốn tiền tệ bằng việc phát hành chứng từ có giá trong đó chứng chỉ tiền gửi là phiếu nợ ngắn hạn với mệnh giá quy định, trái phiếu là loại phiếu nợ trung gian và dài hạn. Khi phát hành

chứng từ có giá để huy động, Ngân hàng phải căn cứ vào đầu ra để quyết định khối lượng huy động, mức lãi suất và thời hạn, cũng như thời gian huy động cho đủ khối lượng dự kiến.

b. Nguồn vốn uỷ thác đầu tư của Chính phủ để cho vay phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn theo các chương trình chỉ định.

Thực chất đây là một phần nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước mà Chính phủ uỷ thác cho Ngân hàng Thương mại, trong đó có NHN0 Việt Nam để đầu tư cho vay khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo các chương trình chỉ định của Chính phủ.

c. Nguồn vốn quốc tế cho phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn hoặc nhận uỷ thác từ các nguồn viện trợ phát triển chính thức:

Về bản chất, đây chính là các khoản Chính phủ vay của các tổ chức Tài chính, tiền tệ quốc tế: ADB, WB. Một số nước như Đức, Pháp, Aushalia.. ủy nhiệm cho NHN0 và một số Ngân hàng Thương mại để đầu tư phát triển kinh tế với lãi suất thông thường là thấp, thời hạn dài, phù hợp với việc đầu tư trung dài hạn (Xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc, tài sản cố định... ở nông thôn).

Trong điều kiện nước ta hiện nay, nguồn vốn này được đánh giá là rất quan trọng cho đầu tư và phát triển. Tuy nhiên, khi sử dụng nguồn vốn này, tính hiệu quả của dự án phải đặc biệt được coi trọng, nhằm thu hồi được vốn hoàn trả cho các tổ chức Tài chính, tiền tệ quốc tế và các quốc gia tài trợ, giữ vững được độc lập chủ quyền quốc gia, không lệ thuộc về kinh tế vào bất cứ tổ chức, quốc gia nào.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phục vụ tiến trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam (Trang 61)