Chính sách phát triển kinh tế cân đối, bền vững

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phục vụ tiến trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam (Trang 132)

nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp vànông thôn

3.3.1.4. Chính sách phát triển kinh tế cân đối, bền vững

Nhà nước áp dụng chính sách phát triển kinh tế vùng, ưu tiên phát triển kinh tế vùng núi qua các chương trình quốc gia, thực hiện chính sách ưu đãi đối với phát triển sản xuất và thương nghiệp miền núi như: các chính sách về thuế, ưu đãi tín dụng; các chính sách giao và cấp đất; cho thuê đất; các chính sách đầu tư, xây dựng các trung tâm Thương mại miền núi (chợ miền núi), kéo dài thời gian ưu đãi, nâng mức ưu đãi về thuế để thu hút đầu tư vào những vùng sâu, vùng xa và những vùng, những ngành cần ưu tiên.

- Để phát triển kinh tế bền vững, Nhà nước cần quan tâm phát triển cân đối giữa thành thị và nông thôn. Muốn vậy phải xử lý tốt các mối quan hệ vĩ mô giữa nông thôn và thành thị, quan hệ giá cả giữa nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, kinh tế Nhà nước và tư nhân để khuyến khích phát triển ngành nghề và công nghiệp nông thôn. Nhà nước nghiên cứu xác định quy

hoạch, vùng, lựa chọn các giải pháp xây dựng kết cấu hạ tầng và hình thành các thể chế hỗ trợ của Nhà nước như tư vấn, trợ giúp kỹ thuật và công nghệ cho nhà nông. Đào tạo truyền bá kiến thức công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những vấn đề đó thực hiện bằng cách đưa vào hoạt động tốt các trung tâm đào tạo, chuyển giao, truyền bá tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới cho nhà nông, tổ chức hỗ trợ, đào tạo nghề nghiệp, kiến thức kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp và người lao động.

- Chỉ đạo các địa phương sớm quy hoạch các khu công nghiệp chế biến Nông lâm sản. Coi đây là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay vì nếu không giải quyết được đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp thì khó có thể thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong khi quy hoạch cần chú ý đến quy mô sản xuất công nghiệp chế biến, phù hợp nhất với điều kiện sản xuất nông nghiệp từng vùng (đặc biệt vùng miền núi phải lưu ý quy mô vừa và nhỏ là phù hợp hơn cả), kết hợp với sơ chế biến bằng tiểu thủ công nghiệp, không đầu tư những công nghệ lạc dẫn đến chất lượng sản phẩm kém, khó tiêu thụ trên thị trường. Coi trọng đầu kéo của các doanh nghiệp Nhà nước, tạo mối quan hệ kinh tế ràng buộc giữa nông dân và các doanh nghiệp chế biến.

- Tạo lập thị trường tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản, ổn định cả trong ngoài nước. Trong những năm qua, sản phẩm nông nghiệp ngày một tăng, nhiều vùng không bán được, bán giá hạ không đủ bù đắp chi phí, chưa khuyến khích được người sản xuất. Chính phủ phải có biện pháp xử lý đầu ra trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp pảhi ổn định để nông dân phấn khởi sản xuất và các tổ chức an tâm đầu tư. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào thị trường mua bán hàng hoá nông, lâm, thuỷ hải sản bằng các chính sách ưu đãi như: Giảm, miễn thuế cho các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường nông sản. Ngoài ra Chính phủ cần quan tâm vấn đề nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường, xu hướngbiến động thị trường ở trong nước, cũng như trên thế giới đối với việc tiêu thụ sản phẩm vì đây là vấn đề rất quan trọng, mà bản thân nông dân không thể làm được, phải có sự hỗ trợ

của Nhà nước. Trong điều kiện giá thị trường có dấu hiệu giảm xuống thấp hơn mức giá tối thiểu, để đảm bảo cho nông dân bù đắp được chi phí sản xuất, Nhà nước có chính sách hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi suất cho vay Ngân hàng cho các doanh nghiệp thu mua nông sản, để các doanh nghiệp yên tâm mua nông sản cho dân theo mức giá tối thiểu đưa vào tạm trữ, tiêu thụ dần. Nếu doanh nghiệp có phát sinh lỗ, Nhà nước có chính sáhc tài trợ cho các doanh nghiệp này.

- Nhà nước hỗ trợ ngân sách thoả đáng để đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu cho nông thôn. Giao thông nước ta còn kém phát triển, nhất là vùng sâu, vùng xa chưa có đường ô tô về tới thôn, xã hoặc cụm xã, nhiều vùng chưa có điện, thông tin, thuỷ lợi,... Vì thế ngoài việc đi lại khó khăn, nông dân còn thiếu thông tin, đặc biệt là thông tin kinh tế, nên không có tín hiệu từ thị trường để sản xuất. Vì vậy để hàng hoá nông dân sản xuất ra tiêu thụ hết, tiêu thụ nhanh, Nhà nước giành ngân sách thoả đáng và nông dân góp một phần công sức để xây dựng và phát triển hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, các trung tâm tiêu thụ hàng hoá nông lâm sản (chợ) để phục vụ giao lưu kinh tế - văn hoá xã hội. Đồng thời đây cũng là điều kiện hết sức cần thiết để phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo sự hấp đẫn đối với các nhà đầu tư, gây lòng tin để họ sẵn sàng mở doanh nghiệp tại các vùng nông thôn. Nếu như không đáp ứng được các yêu cầu về cơ sở hạ tầng thì không thể nói đến việc đầu tư kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

- Trong việc sản xuất cơ sở hạ tầng nông thôn, để động viên được các nguồn lực trong nông dân, thực hiện tốt chính sách "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Nhà nước xây dựng quy chế Tài chính hướng dẫn, huy động các nguồn đóng góp của nhân dân, đảm bảo dân chủ công khai về mức đóng góp phù hợp với thu nhập và khả năng của từng vùng, từng khu vực. Ngoài nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư dài hạn hàng năm, Chính phủ cần tạo lập nguồn vốn dài hạn thông qua việc đi vay các tổ chức Tài chính quốc tế

và Chính phủ các nước với lãi suất thấp trên cơ sở đó giải quyết cho các tổ chức tín dụng và ưu tiên cho NHNo.

- Nhà nước có chính sách thuế ưu đãi để khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, từng bước chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Thí dụ: miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với đất đồi núi trọc dùng vào sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, đất trồng loại cây lâu năm.... miễn thuế buôn bán hàng nông sản, không thu thuế tài nguyên đối với cây lâm nghiệp như cây làm nguyên liệu giấy, gỗ và cây đặc sản, quế, hồi, thảo quả,... nhằm đẩy mạnh sản xuất và lưu thông các sản phẩm này.

Miễn thuế hàng nông - lâm - thuỷ sản xuất khẩu, hàng thủ công mỹ nghệ, coi đây như một hình thức trợ giá nhằm kích thích các nhà đầu tư và đông đảo người sản xuất trong lĩnh vực này.

- Nhà nước sớm ban hành các văn bản hướng dẫn đồng bộ việc thực hiện "kinh tế trang trại" để đẩy nhanh việc nhân rộng mô hình kinh tế này trong nông nghiệp, nông thôn.

- Các cấp chính quyền địa phương phải tổ chức tuyên truyền sâu rộng quyết định 67/1999/QĐ-TTg của Chính phủ về chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ nông nghiệp, nông thôn Nghị quyết TW V, khoá IX của Đảng (tháng 2/2002) về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng; Quyết định 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam về việc ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam tới tất cả hộ nông dân và các tổ chức kinh tế trong tỉnh qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, thông tin nhanh các điển hình nông dân sản xuất giỏi, định hướng phấn đấu cho các hộ nông dân khác.

- Chính phủ cần sớm ban hành đầy đủ và đồng bộ các văn bản hướng dẫn việc thực hiện 2 bộ luật Ngân hàng và các văieọt nam bản khác có liên quan đến chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phục vụ tiến trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w