1.2.1.1.1. Khái niệm về tín dụng Ngân hàng
sở lòng tin, nghĩa là người cho vay tin tưởng vào người đi vay sử dụng vốn có hiệu quả và hoàn trả vốn đúng thời hạn cả vốn và lãi. Nhưng theo cách hiểu đơn giản nhất thì: Tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc hoàn trả cả vốn và lãi giữa bên đi vay và bên cho vay.
Trong thực tế có những khái niệm về tín dụng theo các cách diễn đạt khác nhau. Nhưng có thể nói một cách tổng quát rằng: Tín dụng là một phạm trù của kinh tế hàng hoá, là hình thức vận động của vốn cho vay. Nó phản ánh quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và các chủ thể sử dụng đối với nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị hay hiện vật theo những điều kiện, cam kết mà hai bên đã thoả thuận, trên nguyên tắc hoàn trả cả vốn và lãi.
Cùng với lịch sử phát triển của nền kinh tế, sự hình thành và phát triển của tín dụng đi từ đơn giản đến hiện đại và ngày càng trở nên phong phú đa dạng. Lúc đầu tín dụng nặng lãi gắn với nền kinh tế hàng hoá nhỏ, lạc hậu, kế tiếp tín dụng nặng lãi chuyển thành tín dụng thương mại, rồi chuyển thành TDNH
- TDNH là hình thức tín dụng rất quan trọng và là quan hệ tín dụng chủ yếu giữa các ngân hàng với các doanh nghiệp, các tổ chức và các cá nhân trong nền kinh tế. Nó là hình thức mà các quan hệ tín dụng được thực hiện thông qua vai trò trung gian của các Ngân hàng. Là nơi cung cấp phần lớn vốn tín dụng cho nhu cầu phát triển của các thành phần kinh tế.
TDNH là mối quan hệ tín dụng bằng tiền giữa một bên là Ngân hàng, một tổ chức hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, với một bên là tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội mà trong đó Ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay, vừa là người cho vay.
Với tư cách là người đi vay, Ngân hàng huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội bằng các hình thức: Nhận tiền gửi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, thẻ tiết kiệm... để huy động vốn trong xã hội.
Với tư cách là người cho vay, Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu vốn cần được bổ sung cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển đời sống và tiêu dùng.
Quá trình tạo vốn và sử dụng vốn của tín dụng Ngân hàng tức là quá trình đi vay để cho vay, luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc giải quyết tốt mối quan hệ này có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì sự tồn tại và phát triển của tín dụng Ngân hàng. Quan hệ đó hiểu theo nghĩa thông thường chính là việc sử dụng vốn phải trên cơ sở nguồn vốn huy động được. Vì vậy Ngân hàng cần phải có sự tính toán, cân đối hợp lý các nguồn vốn để cho vay và đảm bảo khả năng thanh toán duy trì sự an toàn cho hoạt động Ngân hàng và sự phát triển ổn định của nền kinh tế.