nông nghiệp vànông thôn
2.2.2.3. Tình hình thực hiện các dự án dịch vụ tín dụng
Từ năm 1990 các dự án nước ngoài đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ngày một tăng. NHN0 đã triển khai thực hiện các dự án tín dụng uỷ thác đầu tư từ việc thảo các văn bản cho dự án rút vốn đến việc thực hiện cho vay tới các đối tượng hộ cho vay vốn và doanh nghiệp hưởng thụ dự án.
Tính đến ngày 31/12/1999 Ban tín dụng hộ SX và HTX theo dõi quản lý, chỉ đạo thực hiện quay vòng vốn tín dụng của 10 dự án uỷ thác đầu tư với tổng nguồn vốn tương đương 3316 tỷ đồng, trong đó tổng số vốn đã rút được là 2194 tỷ đồng chiếm 66% tổng nguồn vốn. Số vốn này được phân bố theo các chi nhánh, thực hiện quay vòng vốn với tổng dư nợ của các dự án 2004 tỷ đồng chiếm 91% tổng nguồn vốn đã rút. Hướng dẫn đầu tư của các dự án như sau:
- Dự án phục hồi nông nghiệp - 2561 VN (WB) do Ngân hàng Thế giới tài trợ gồm 2 phần:
+ Hợp phần tín dụng nông thôn gồm tiểu phần cho vay lại hộ nông dân và tiểu phần phát triển thể chế NHN0.
+ Hợp phần khôi phục cây cao su, NHN0 làm đại lý giải ngân cho Bộ Tài chính thực hiện cho vay tới 10 công ty Cao su thuộc Tổng công ty Cao su Việt Nam.
- Dự án tài chính nông thôn 2855 VN (WB) do Ngân hàng Thế giới tài trợ thực hiện cho vay lại hộ nông dân tại 40 tỉnh và thành phố trên toàn quốc.
- Dự án bảo tồn và phát triển tài nguyên nông nghiệp (IFAD)
cộng đồng Châu Âu (EC) tài trợ thực hiện tại 26 tỉnh, thành phố.
- Dự án tín dụng nông thôn ADB do Ngân hàng phát triển Châu á tài trợ để thực hiện cho vay lại vốn trung hạn tới các hộ nông dân tại 37 tỉnh.
- Dự án đa dạng hoá nông nghiệp (WB) do Ngân hàng Thế giới và cơ quan phát triển Pháp đồng tài trợ nhằm cho vay tới hộ nông dân tại 11 tỉnh Tây Nguyên và Duyên Hải miền Trung để trồng, chăm sóc cây cao su và nuôi trồng các loại cây con khác.
- Dự án xoá đói, giảm nghèo và bảo vệ rừng (KFW). Dự án được thực hiện tại tỉnh Hà Giang từ nguồn chuyển đổi nợ của Chính phủ Cộng hoà liên bang Đức cho Việt Nam.
Nhìn chung, các dự án có tỷ lệ rút vốn cao. Một số dự án đã tiến hành rút hết số vốn. Toàn bộ số vốn rút ra đã được phân bố cho các tỉnh, thực hiện cho vay tới hộ nông dân có hiệu quả, nâng cao uy tín của NHN0 với các tổ chức Quốc tế. Bên cạnh đó, vẫn còn một số vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng tới việc thực hiện dự án.
- Lãi suất điều vốn của các dự án còn cao hơn phí điều vốn của NHN0 và thay đổi chưa linh hoạt so với sự thay đổi của lãi suất cho vay (lãi suất cho vay hạ liên tục) dẫn đến thu nhập của các chi nhánh thực hiện dự án bị giảm sút ảnh hưởng đến kết quả tài chính của Ngân hàng.
- Các dự án có đối tượng đầu tư là một loại cây, con cụ thể, địa bàn đầu tư được chỉ định trước thì tiến độ giải ngân chậm hơn so với các dự án khác.
- Việc phối hợp của các chi nhánh với các ban, ngành chức năng tại tỉnh trong việc tuyên truyền tới dân, triển khai dự án chưa được chặt chẽ, thiếu chủ động.
- Quyền chủ động của NHN0 trong việc xử lý lãi suất đầu vào của các dự án chưa cao, nhất là đối với các dự án mà việc quay vòng vốn không được thực hiện tại NHN0 (chẳng hạn như dự án Tài chính nông thôn - 2855VN) làm cho các chi nhánh NHN0 chưa chủ động trong việc lập kế hoạch, lập báo cáo
thực hiện dự án.