Sự cần thiết của công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phục vụ tiến trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam (Trang 26)

Việt Nam quá độ tiến lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, chưa có cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, quá trình xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật ở nước ta phải thông quá CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân. Đó là con đường phát triển khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh phân công lao động xã hội, làm chuyển biến sâu sắc cơ cấu kinh tế, tạo ra lực lượng sản xuất mới nhằm khai thác và phát huy tốt nhất các nguồn lực bên trong và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài. Mỗi thành tựu của CNH, HĐH đều góp phần tăng cường, củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN, làm cho nền sản xuất xã hội không ngừng phát triển, đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Cũng trong quá trình CNH, HĐH, khối liên minh công - nông - trí thức ngày càng được củng cố, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội được nâng cao, quan hệ kinh tế giữa các dân tộc, giữa các vùng được phát triển đồng đều. Việc xây dựng nền văn hoá mới, con người mới XHCN ngày càng có điều kiện thuận lợi để thực hiện, quốc phòng và an ninh của đất nước ngày càng vững mạnh. Việc mở rộng kinh tế đối ngoại và sự tham gia vào phân công hợp tác kinh tế ngày càng thu nhiều hiệu quả hơn. Vì vậy, thành công của sự CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường XHCN mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.

Do đó, CNH, HĐH nền kinh tế quôc dân là tất yếu, là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.

hiệu quả phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp. Nước ta hiện nay về cơ bản vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu, 80% dân số sống ở nông thôn, 70% lao động xã hội sống bằng nghề nông nghiệp, lao động thủ công là chủ yếu, năng suất lao động thấp, đời sống nông dân nghèo nàn lạc hậu. Thực trạng này đòi hỏi công nghiệp phải tác động mạnh vào nông nghiệp, đưa máy móc, tiến bộ khoa học vào nông nghiệp, cải tạo giống, cây con, phát triển ngành nghề ở nông thôn, tạo điều kiện thị trường hoạt động cho công nghiệp phát triển.

Bài học kinh nghiệm của các nước đi trước (kể cả những nước phát triển cũng như các nước đang phát triển) đã rút ra một kết luận bổ ích cho chiến lược CNH, HĐH đất nước hiện nay là: Nước nào quan tâm đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn thoả đáng, có chính sách hỗ trợ nông dân hợp lý thì tình hình lương thực, thực phẩm ở đó ổn định. Sự ổn định về sản xuất nông nghiệp với năng suất cao, thị trường nông thôn mở rộng, sức mua tăng, kéo theo sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp.

Canada, Mỹ, Pháp, Phần Lan, Cộng hoà liên bang Đức, giá trị sản phẩm nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP, nhưng vẫn được quan tâm đầu tư vốn và khoa học kỹ thuật thoả đáng.

Đó là thực tế đã diễn ra ở Nê Pan, Băng la đét, ấn Độ, Miến Điện, Phi - líp - pin.

Từ giữa thập kỷ 60, các nước này bắt đầu nhận thức được mối quan hệ phụ thuộc giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa nông thôn và thành thị, nên đã có bước ngoặt trong chỉ đạo chính sách đầu tư. Vốn đầu tư cho nông nghiệp được chú ý hơn nhiều. Thái Lan đa dạng hoá cây trồng xuất khẩu. Ngoài lúa, các loại cây như đỗ tương, ngô, sắn, mía, bông lạc, đay, thuốc lá phát triển nhanh. Trong 20 năm từ 1953 - 1973 sản lượng ngô tăng 45 lần (từ 51.000 tấn lên 2.500.000 tấn) Năm 1973 sản lượng sắn đạt 6,4 triệu tấn, đóng góp phần quan trọng cho xuất khẩu.

ở Việt Nam, nông nghiệp và kinh tế nông thôn có vai trò rất lớn đối với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Thứ nhất: nông nghiệp, kinh tế nông thôn góp phần quan trọng trong

quá trình tích luỹ tư bản cho công nghiệp hoá. Những năm gần đây nông nghiệp đã tạo ra gần 30% GDP và hơn 40% giá trị xuất khẩu của đất nước. Vì vậy nông nghiệp phát triển mạnh, nông sản, hàng hoá nhiều về số lượng, đa dạng về chủng loại và tốt về chất lượng lượng là tiền đề vật chất của công nghiệp hoá nói chung và công nghiệp chế biến nói riêng.

Ngoài ý nghĩa vật chất, sự tăng tiến tích luỹ từ nông nghiệp và nông thôn còn góp phần quan trọng ổn định chính trị xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân trên địa bàn nông thôn, tạo môi trường ổn định cho phát triển kinh tế.

Thứ hai: Việt Nam là nước có 80% dân cư lấy nông nghiệp làm nghề

chính, khi sản xuất công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển, thì xuất khẩu nông sản chiếm vị trí cực kỳ quan trọng, tạo ra nguồn ngoại tệ mạnh để nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ CNH, HĐH.

Tây Nguyên là một vùng giàu tiềm năng, sau đổi mới có biến chuyển vượt bậc. Cùng với sự phát triển của nghề trồng cao su, chè, cà phê, ở Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum đã hình thành nhiều cơ sở sản xuất chế biến nông lâm xuất khẩu và dịch vụ, làm thay đổi cơ cấu kinh tế trên vùng đất xưa nay vốn chỉ biết đốt nương, làm rẫy với kỹ thuật lạc hậu.

Thứ ba: nông nghiệp, nông thôn là thị trường rộng lớn thúc đẩy CNH,

HĐH.

ở Việt Nam, thị trường này hiện nay lên tới trên 80 triệu dân Đây là thị trường rộng lớn, giàu tiềm năng. CNH, HĐH phải dựa vào thị trường trong nước, trước mắt là thị trường nông thôn. Sức mua của nông dân là quan trọng, đôi khi là quyết định đối với quá trình, quy mô và tốc độ phát triển công nghiệp và dịch vụ. Kinh nghiệm các nước và thực tiễn nước ta trong những

năm đổi mới đã và đang chứng minh mối quan hệ nhân quả đó. Những năm được mùa, được giá, thu nhập của người dân tăng thì sức mua xã hội tăng theo và ngược lại. ở Việt Nam phải làm cho nông dân giàu lên, thì mới tạo ra được một thị trường rộng lớn thúc đẩy CNH, HĐH đất nước.

Đó cũng là bài học rút ra từ kinh nghiệm CNH, HĐH ở các nước đi trước (như Bắc Mỹ, Tây Âu, Singapo, Hàn Quốc). Bài học có sức thuyết phục nhất là, nếu mức chênh lệch về thu nhập giữa thành thị và nông thôn càng thấp thì sức mua của cả xã hội càng tăng nhanh và ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao.

Những nước xảy ra tình trạng chênh lệch giàu nghèo quá mức, nông thôn lạc hậu, tình trạng bần cùng hoá xảy ra như ấn Độ, Bănglađét.... thì sức mua của nông dân thấp, kéo theo nhiều vấn đề phức tạp, thất nghiệp, lạm phát gia tăng và từ đó làm chậm quá trình CNH, HĐH.

Thứ tư: Nông nghiệp, nông thôn là nguồn cung cấp nhân lực để thực

hiện CNH, HĐH.

Học thuyết kinh tế và kinh nghiệm của các nước đã qua công nghiệp hoá đều chỉ ra rằng: Quá trình phát triển kinh tế theo hướng hiện đại đều gắn với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động từ nông thôn ra thành thị, từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Từ năm 1965 - 1995 tại nhiều nước Châu á thực hiện công nghiệp hoá, tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm đi khá nhanh và số lượng lao động đó được di chuyển vào các ngành công nghiệp, dịch vụ có năng suất cao hơn. ở những nước có tốc độ công nghiệp hoá nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì tốc độ chuyển dịch đó càng lớn.

ở Việt Nam tỷ lệ lao động nông nghiệp hiện nay rất cao (trên 70%), ruộng đất bình quân đầu người thấp và giảm dần nên lao động trong nông nghiệp dư thừa. Trong khi đó khoảng cách giữa thành thị và nông thôn còn khá lớn nên xu hướng chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, từ nông nghiệp sang công nghiệp ngày một tăng. Vấn đề đặt ra hiện nay là tổ chức lại

các hoạt động dịch vụ phi nông nghiệp ở cả nông thôn và thành thị, từ đó quy hoạch lại dân cư và cân đối nguồn lao động giữa các thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp mới mở, làm cơ sở cho việc phân bố lao động trong quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước.

Thứ năm: Nông nghiệp, nông thông là nơi cung cấp lương thực, thực

phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp.

Quá trình CNH, HĐH đất nước phải dựa vào sự phát triển ổn định và vững chắc của sản xuất lương thực, thực phẩm và nguyên liệu từ nông nghiệp. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với một số nước có điểm xuất phát thấp, tiềm lực kinh tế còn yếu, đời sống dân cư còn thấp như ở Việt Nam.

Trong tương lai, cùng với quá trình CNH, HĐH, xu hướng xuất nguyên liệu hoặc sản phẩm sơ chế sẽ được thay thế bằng các sản phẩm tinh chế qua các công nghệ kỹ thuật cao. Khi đó vai trò của nông nghiệp trong việc cung cấp nguyên liệu cho CNH, HĐH sẽ càng được đề cao.

Trong điều kiện ở Việt Nam, Đảng ta đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp và kinh tế nông thôn là sự chỉ đạo sáng suốt, đáp ứng yêu cầu khách quan của sự nghiệp phát triển đất nước.

Ngay từ năm 1960, đường lối công nghiệp hoá XHCN ở Miền Bắc nước ta đã được Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ III nêu lên là: "Xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối hiện đại, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp, lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiến phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước có công nghiệp hiện đại" [6.tr.182 - 183].

Sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước thống nhất đi lên CNXH, Đại hội lần IV của Đảng nêu lên đường lối chung và đường lối xây dựng nền kinh tế XHCN ở nước ta: "Đẩy mạnh công nghiệp hoá XHCN, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất

nhỏ lên sản xuất lớn XHCN, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công nông nghiệp, vừa xây dựng kinh tế TW, vừa phát triển kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất, vừa phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, kết hợp kinh tế với quốc phòng" [7, tr.67].

Đến Đại hội lần thứ V (tháng 3/1982) của Đảng lại khẳng định: Đường lối chung và đường lối kinh tế do Đại hội IV đã đề ra là hoàn toàn đúng đắn và cần được tiếp tục thực hiện.

Đại hội xác định: Nước ta đang ở chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH, chặng đường trước mắt bao gồm thời kỳ 5 năm (1981 - 1985) và kéo dài đến năm 1990 là khoảng thời gian có tầm quan trọng đặc biệt. Một điểm rất quan trọng của Đại hội V là đã nhấn mạnh vai trò của nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, tập trung sức phát triển nông nghiệp, đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn XHCN.

Từ 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện và đồng bộ, cả về quan điểm nhận thức cũng như tổ chức chỉ đạo thực hiện công nghiệp hoá đất nước. Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra chủ trương điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư theo hướng: Phải thật sự tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được 3 chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Ba chương trình mục tiêu trên là cụ thể hoá nội dung CNH, HĐH trong chặng đường đầu tiên, định hướng cho sự phát triển tất cả các ngành, các mặt hoạt động kinh tế nhằm xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý.

Đại hội VI tiếp tục khẳng định vị trí hàng đầu của nông nghiệp, kể cả lâm, ngư nghiệp cũng như vai trò to lớn của công nghệ nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, còn công nghiệp nặng phát triển một cách có chọn lọc, hợp với sức mình, phục vụ đắc lực yêu cầu phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ [9].

vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng XHCN và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh CNH, HĐH" [11.tr.80]. Trong nội dung của CNH, HĐH, Đại hội đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển toàn diện nông ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến Nông, Lâm, Thuỷ sản, phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, phát triển các ngành nghề truyền thống, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, từng bước hình thành nông thôn mới văn minh hiện đại. Sau 20 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng, tạo những điều kiện vững chắc để đẩy mạnh CNH, HĐH. Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam (tháng 4/2001) khẳng định: "Con đường CNH, HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến; đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức..." [13,tr.91]

Đại hội nhấn mạnh: "Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học..." [13, tr.92]. Như vậy CNH, HĐH nông nghiệp và kinh tế nông thôn là bộ phận quan trọng của toàn bộ quá trình CNH, HĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay. Nó đòi hỏi tất cả các ngành, các cấp phải tập trung nguồn lực của mình vào việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp cao cả này.

1.1.2.3. Quan điểm về công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở nước ta

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phục vụ tiến trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w