nông nghiệp vànông thôn
2.2.2.4. Cho vay doanh nghiệp
NHN0 cho vay doanh nghiệp trong những năm qua có nhiều thuận lợi, song cũng đứng trước những khó khăn phức tạp. Từ 1998 - 1999 - 2000, mặc dù khó khăn, nhưng nền kinh tế nước ta vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng khá, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp; sản lượng thuỷ sản cũng gia tăng không ngừng. Nhiều chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước được triển khai như chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, Chính phủ ban hành Nghị định 103 quy định việc giao, bán, khoán, kinh doanh, ban hành Quyết định 194 xử lý Tài chính cho 30 nhà máy đường, Chỉ thị 27 về một số biện pháp đẩy mạnh chương trình mía đường. Nghị định 52 về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, Ngân hàn Nhà nước có chủ trương giảm nợ, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp thuộc các ngành: Xi măng, Than, Thép, Xây dựng, đồng thời các giải pháp kích cầu cũng được Ngân hàng Nhà nước triển khai kịp thời qua 5 lần điều chỉnh lãi suất tiền vay, lãi suất tái cấp vốn.
Trong khi đó, vấn đề nổi lên của nền kinh tế là thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm, hiện tượng tồn kho đến mức báo động đối với nhiều sản phẩm đang diễn ra. Một số ngành có quan hệ mật thiết với NHN0 lại càng gặp khó khăn. Ngành mía đường đến 30/11/1999 vẫn còn tồn kho 85.281 tấn đường của niên vụ 1998 - 1999, ngành Xi măng còn tồn kho 1,4 triệu tấn, ngành Cà phê tồn kho 60.000 tấn, chỉ số giá tiêu dùng cả năm chỉ tăng 0,1%. Năm 1999 nền kinh tế nước ta vừa phải tiếp tục khắc phục tác động của những hậu quả của cuộc khủng hoảng Tài chính - tiền tệ trong khu vực và thế giới; vừa liên tiếp đối phó với thiên tai; đặc biệt là hai đợt lũ lụt ở các tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động tín dụng của NHN0.
Xác định rõ vị trí, vai trò của mình trong công tác đầu tư tín dụng, hệ thống NHN0, các cấp đã bám sát được hướng ưu tiên đầu tư cho vay các doanh nghiệp gắn với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; qua đó tạo điều kiện giữ vững địa bàn hoạt động truyền thống, duy trì được thế và lực
của NHN0 trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay.
Trong điểm hoạt động cho vay doanh nghiệp của NHN0 được phản án qua bảng 2.8 tổng kết dư nợ 1999-2001:
Bảng 2.8. Bảng tổng kết dư nợ của NHN0 năm 1999 - 2001
Ngành Năm 1999 Năm 2001 Dư nợ (tỷ đ) Tỷ lệ % Dư nợ (tỷ đ) Tỷ lệ % Ngành nông nghiệp 4780 47,309 29306 54,2 Ngành công nghiệp 1992 19,71 5224 9,65 Thương nghiệp, dịch vụ 1286 12,72 5765 10,65 Thuỷ, hải sản 187 1,85 4329 8 Ngành lâm nghiệp 95 0,94 390 0,75 Ngành khác 1767 17,48 9070 16,8 Tổng cộng 11.107 100,00 54.084 100,0
(Nguồn: Báo cáo hoạt động cho vay doanh nghiệp năm 1999 và năm 2001 của NHN0 Việt Nam).
Tổng số dư nợ cho vay doanh nghiệp năm 1999 là 11.107 tỷ đồng thì ngành nông nghiệp đã chiếm 4780 tỷ đồng với tỷ lệ 47,3%. Nếu kể cả thuỷ, hải sản và lâm nghiệp thì dư nợ của các doanh nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp là 5062 tỷ chiếm tỷ lệ 50,09% trong khi đó các doanh nghiệp thuộc công nghiệp có dư nợ là 1992 tỷ, chiếm tỷ lệ 19,71%. Đến năm 2001 tổng dư nợ là 54.084 tỷ đồng riêng cho vay ngành nông nghiệp đã lên tới 29.306 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 54,2%, và nếu tính cả nông, lâm, thuỷ, hải sản thì dư nợ doanh nghiệp có tới 34.025 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 62,95%. Điều đó nói lên rằng, NHN0 đã xác định đúng địa bàn, đúng đối tượng, đúng trọng điểm phục vụ là nông nghiệp nông thôn và thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn đi đúng hướng CNH, HĐH.
Trong những năm qua, nhất là từ 1999 NHN0 đã thực hiện tốt các chương trình tín dụng theo danh mục chỉ định của Chính phủ, đáp ứng nhanh chóng và có hiệu quả, thực hiện các giải pháp kích cầu theo chỉ thị 08 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 04 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Toàn hệ
thống đã mở rộng dịch vụ cho vay đối với đời sống của công nhân viên chức có hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, người hưởng lương từ ngân sách, hộ nông dân có thu nhập ổn định, hộ nông dân có nhu cầu làm nhà ở, mắc điện cho sản xuất và sinh hoạt. Đến nay có gần 200.000 khách hàng vay vốn với dư nợ là 900 tỷ, nợ quá hạn ở mức 1%.
NHN0 đã hỗ trợ kịp thời có hiệu quả đối với các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng đang gặp khó khăn như các doanh nghiệp trong chương trình mía đường. Trung tâm điều hành đã tạo điều kiện cho cơ sở linh hoạt và chủ động trong việc từng bước xây dựng và thực hiện chiến lược khách hàng đối với các doanh nghiệp như nâng mức phán quyết cho vay có ưu đãi, tập trung vốn, phục vụ khép kín các nhu cầu của doanh nghiệp, phân loại doanh nghiệp Nhà nước để xác định quan hệ tín dụng thích hợp. Đến 31/12/1999 số doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với NHN0 là 3650; trong đó Doanh nghiệp Nhà nước là 1950, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 1700. Do áp dụng chính sách đối với khách hàng như làm tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt, giải quyết nhanh, kịp thời nhu cầu cho khách hàng, nên một số chi nhánh đã thu hút được một lượng kháchhàng lớn về quan hệ với Ngân hàng Nông nghiệp, trong đó có Công ty Bột mỳ Bình Đông, Liên doanh bia Việt Nam, Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn (Sở Giao dịch II).
Chất lượng tín dụng cũng từng bước được nâng cao bằng các giải pháp: Thẩm định chặt chẽ các khoản cho vay mới, thành lập nhiều đoàn kiểm tra, xử lý rủi ro tín dụng theo Quyết định 48/QĐ NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, góp phần giảm tỷlệ nợ quá hạn của toàn hệ thống. Các nghiệp vụ tín dụng và sản phẩm mới cũng được đa dạng thông qua các nghiệp vụ: cho thuê Tài chính, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, làm tốt chương trình uỷ thác với nước ngoài (EU), mở thêm phương thức tín dụng dự phòng.