Nguyên nhân của những tồn tại:

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phục vụ tiến trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam (Trang 91)

nông nghiệp vànông thôn

2.2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại:

Thứ nhất: Về nhận thức

Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đã thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế, kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế Nhà nước cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Thế nhưng quan điểm đó chưa được triển khai sâu rộng trong công tác đầu tư tín dụng của NHN0 Việt Nam. ở đây, kinh tế hợp tác xã mà nòng cốt là HTX chưa được đặt đúng vị trí của nó. Nhiều chi nhánh và cán bộ tín dụng vẫn ngại đụng chạm đến khu vực kinh tế này coi đây là khu vực dễ bùng nổ những rủi ro, nợ tồn đọng và nợ quá hạn, làm giảm chất lượng, hiệu quả kinh doanh của ngành mình. Vì vậy NHN0 vẫn chưa khai thông được kênh tín dụng với thành phần kinh tế này. Thực tế cho thấy đến ngày 31/12/2001 cho vay HTX mới chiếm 0,15% thị phần tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp.

Kinh tế trang trại là một bước phát triển mới của kinh tế hộ gia đình gắn với mục tiêu sản xuất hàng hoá quy mô lớn, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và nông thôn theo phương hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hoá, tạo ra các vùng sản xuất tập trung, làm tiền đề cho công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đưa công nghiệp và các ngành dịch vụ vào nông thôn, tăng tốc độ phủ xanh đất trống đồi trọc, cải thiện môi trường sinh thái nhưng trong những năm qua, mô hình này chưa được quan tâm đúng mức, việc giao đất, giao rừng để lập và phát triển trang trại còn nhiều thủ tục phức tạp, việc đưa tiến bộ KHKT, đưa cơ giới vào trang trại, công tác khuyến nông, khuyến ngư, từng nơi, từng lúc chưa được hỗ trợ và hướng dẫn của các ngành có liên quan cho nên để kinh tế trang trại phát triển tự phát. Vốn tín dụng của Nhà nước còn hạn chế. Hầu hết các chủ trang trại đều sử dụng vốn tự có của mình để kinh doanh. Đầu tư vốn tín dụng cho khu vực này vẫn còn hạn hẹp chưa tương xứng với tiềm năng và tốc độ phát triển của nó.

Thứ hai: những khó khăn, hạn chế của nông nghiệp và kinh tế nông

thôn ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động tín dụng.

Nông nghiệp và kinh tế nông thôn là môi trường kinh doanh hết sức khó khăn. 80% dân cư sống ở nông thôn với trình độ dân trí và kinh nghiệm quản lý thấp, đó thực sự là một lực cản đối với các hoạt động tín dụng Nông nghiệp lại là ngành kinh tế chịu lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên: lũ lụt, hạn hán bất thường tàn phá mùa màng... Thực trạng đó gây tâm lý lo ngại cho những cán bộ tín dụng có trách nhiệm với món tiền cho vay. Họ sợ rủi ro, sợ nợ khó đòi. Nhưng không ít cán bộ tín dụng lại lợi dụng tình hình đó, không thẩm định khách hàng, không thẩm định đối tượng, đầu tư không tính toán để kiếm lợi cá nhân, làm giảm chất lượng tín dụng, làm căng thẳng thêm đời sống kinh tế - xã hội nông thôn.

Các doanh nghiệp Nhà nước trên lĩnh vực nông nghiệp thì đang trong quá trình chuyển đổi, còn lúng túng trước tác động của cơ chế thị trường,

nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, sản phẩm ứ đọng, phải giảm năng lực sản xuất, làm ăn cầm chừng, chưa có phương pháp hướng phát triển rõ nét.

Các doanh nghiệp tư nhân mọc lên ngày một nhiều, hoạt động trong lĩnh vực chế biến, cung ứng vật tư nông nghiệp, làm dịch vụ khoa học kỹ thuật, tiêu thụ hàng hoá, làm chuyển biến đời sống kinh tế - xã hội nông thôn. Là những doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có khoảng từ 3 đến 10 công nhân, vốn tự có thấp, họ rất cần vốn tín dụng, nhưng những doanh nghiệp này vẫn thiếu độ tin cậy cả về tài sản bảo đảm lẫn tín nhiệm. Vì vậy tín dụng Ngân hàng chưa xâm nhập sâu vào thành phần kinh tế này; nó mới chiếm 5,4% trong tổng dư nợ của NHN0.

Cho vay trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn còn phải vươn tới vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao và hải đảo. Đây là địa bàn đi lại rất khó khăn, dân cư thưa thớt, món vay nhỏ, chi phí cao; môi trường đầu tư không thuận lợi đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng kinh doanh trong những năm qua.

Thứ ba: Về cơ chế cho vay và sự phối hợp giữa các Bộ, các ngành

Hơn 10 năm qua, chính sách tín dụng của Đảng và Nhà nước đang tạo động lực thúc đẩy sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người lao động trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Chính sách ấy từng bước được điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn nhằm hình thành lên một cơ chế cho vay thông thoáng.

Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm, giải quyết: Cơ chế tín dụng nông nghiệp quy định thời gian vay theo chu kỳ sản xuất cây trồng, vật nuôi. Nhưng sản xuất nông nghiệp không mang tính ổn định. Các yếu tố sản xuất đều biến động cao, nông dân lại chưa được trang bị đầy đủ kiến thức kỹ thuật ngành mình sản xuất nên dẫn đến cây trồng vật nuôi chậm phát triển. Thực trạng này lại dẫn đến nợ quá hạn ở không ít hợp đồng tín dụng, làm giảm độ tin cậy của cán bộ tín dụng đối với khách hàng đồng thời gây khó khăn cho những hộ có nhu cầu vay những món vay lớn.

Trong thời gian qua, sự phối hợp giữa các bộ, các ngành tạo môi trường cho tín dụng ngân hàng Nông nghiệp vẫn chưa thật tốt dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng. Thí dụ Nhà nước vận động nông dân trồng mía phục vụ trên quy mô lớn như chương trình mía đươòng. Nhưng kế hoạch sản xuất chưa gắn với thị trường, Ngân hàng cho dân vay vốn trồng mía, mía đến kỳ thu hoạch thì nhà máy đường chưa xây dựng xông hoặc dự án xây dựng nhà máy bị đình hoãn, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa hình thành, sản phẩm ứ đọng, người sản xuất hàng hoá bị thua lỗ, dẫn tới ứ đọng việc thu nợ gốc và lãi. Có trường hợp Nhà nước vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo yêu cầu bảo vệ môi trường, phủ xanh đất trống, đồi trọc, cho chế biến xuất khẩu hay an ninh xã hội ... Với những cam kết về khuyến nông, cung cấp giống, trợ giúp kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ vốn. Song sau đó các cam kết không được thực hiện đầy đủ, gây rủi ro cho người sản xuất, kéo theo rủi ro nợ đọng của Ngân hàng.

Những rủi ro trong nông nghiệp, nông thôn tác động trực tiếp tới hoạt động tín dụng NHN0 trong thời gian qua trên các mặt sau:

- Người sản xuất dè dặt không muốn vay vốn NHN0 vì lý do không trả được nợ. Người cho vay thì lo sợ không dám cho vay mở rộng tín dụng.

Người sản xuất bị thiệt hại không trả nợ đúng hạn hay không trả được nợ. Còn NHN0 cũng gặp khó khăn. Và tất nhiên tình trạng này gây ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH.

Về vấn đề xử lý rủi ro, quyết định số 67/1999/QĐ-TTg đã quy định “Vốn cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn trong những trường hợp bị thiệt hại do nguyên nhân bất khả kháng như: bão lụt, hạn hán dịch bệnh, Nhà nước có chính sách xử lý thiệt hại cho người vay và Ngân hàng cho vay (xoá, miễn, khoanh, giảm nợ tuỳ theo mức độ thiệt hại).

Thứ tư: Nguyên nhân do lãi suất

Lãi suất là giá của quyền sử dụng vốn trong khoảng thời gian nhất định mà người sử dụng phải trả cho người sở hữu nó.

Như vậy lãi suất trong cho vay nói chung và cho vay nông nghiệp, nông thôn nói riêng là giá mà người vay vốn trả cho Ngân hàng để có được quyền sử dụng vốn trong thời nhất định cam kết.

Các nhân tố cấu thành lãi suất cho vay gồm: Lãi suất thực vốn huy động + tỷ lệ lạm phát + phí hoạt động Ngân hàng.

Như vậy lãi suất cho vay trong nông nghiệp, nông thôn cao hơn so với cho vay khu ực thành thị: chi phí hoạt động huy động vốn, chi phí hoạt động để cho vay ở khu vực nông thôno cao hơn khu vực thành thị.

Thứ năm: Trình độ cán bộ nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng còn

nhiều hạn chế. Công tác đào tạo mới dừng ở mức độ phục vụ yêu cầu trước mắt, chưa có sự phối hợp giữa quy hoạch cán bộ với đào tạo và sử dụng cán bộ sau đào tạo. Một số không ít cán bộ an phận thủ thường không quan tâm đến việc học tập nâng cao trình độ. Có những cán bộ lơ là với công việc, cẩu thả khi thi hành nhiệm vụ, làm việc qua loa, thẩm định dự án không kỹ, để nhiều sơ hở cho khách hàng làm ảnh hưởng không ít tới uy tín của NHN0 Việt Nam. Trong khi đó một số chi nhánh chưa thường xuyên đúc rút kinh nghiệm sau kiểm tra để bài học giáo dục cán bộ; có nơi xử lý cán bộ vi phạm chưa nghiêm nên tình trạng tái phạm vẫn xảy ra. Tình hình trên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động tín dụng. Chúng ta cần nhìn thẳng vào nguyên nhân trên để có thể đề ra những giải pháp khắc phục.

Thứ sáu: Mặc dầu đã có những bước tiến lớn so với 10 năm trước

nhưng công nghệ thông tin Ngân hàng của NHN0 còn chưa đáp ứng được yêu cầu của NHTM hiện đại.

Trong những năm qua, nhiều dự án trang bị ứng dụng công nghệ thông tin đã được triển khai, bước đầu đưa vào sử dụng như hoàn tất chương trình triển khai chuyển tiền điện tử tới các chi nhánh tỉnh, và các chi nhánh trực thuộc; hoàn thành triển khai chương trình kết nối sở giao dịch NHN0 Việt Nam với kho bạc Nhà nước TW và kết nối với ngân hàng nước ngoài. Các chương trình này đã tạo điều kiện cho Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có

những tiến bộ mới trong thông tin, báo cáo hàng ngày, quyết toán và quản lý. Song đây mới chỉ là bước đầu. Điều bất cập hiện nay là tiến hành triển khai lắp dặt thiết bị hiện đại mà chưa có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ tín dụng phù hợp. Vấn đề quản trị mạng, an ninh mạng cần được nâng cấp.

Trong điều kiện kinh tế tri thức đang tác động mạnh vào toàn bô đời sống kinh tế xã hội nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp nói riêng, việc vươn lên để nắm bắt thông tin, xử lý kịp thời đúng đắn thông tin là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả công tác, hiệu quả chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp. Với cơ sở kỹ thuật, hiện nay của Ngân hàng Nông nghiệp, nhất là ở các chi nhánh Ngân hàng tỉnh, huyện với một đội ngũ cán bộ tín dụng mới bước đầu làm quen với máy vi tính thì sự thất thoát thông tin, sơ hở thông tin sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác thẩm định dự án, kiểm kê, kiểm soát nội bộ.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phục vụ tiến trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Việt Nam (Trang 91)