nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp vànông thôn
3.1.1. Định hướng, mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp vànông thôn ở nước ta:
Việt Nam ta đã bước vào thế kỷ XXI và thu được những thành tựu to lớn trong việc thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội trong 15 năm qua những thành tựu đó bảo đảm cho chúng ta tin tưởng ở chính mình, vững bước về tương lai trong bối cảnh quốc tế có nhiều thời cơ thuận lợi thách thức lớn, để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển, xu hướng hội nhập trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển nhảy vọt, thúc đẩy sự hình thành kinh tế tri thức và làm
biến đổi sâu sắc lĩnh vực của đời sống xã hội. Xu thế toàn cầu hoá là khách quan, tiếp tục lôi cuốn các nước và mở rộng trên hầu hết các lĩnh vực, làm tăng sức ép cạnh tranh và sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Hội nhập quốc tế là một quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh phức tạp giữa các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Việt Nam ta cần chủ động lựa chọn phát triển các ngành nghề, các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, xây dựng nên kinh tế độc lập tự chủ.
Phát huy những thành quả đã đạt được qua 15 năm đổi mới, trong bối cảnh của thời đại ngày nay, trước tương lai, vận mệnh của dân tộc, Đảng ta khẳng định: phát triển kinh tế, CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm. Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã định ra chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 2001 -2010 với mục tiêu tổng quát là: “ Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020, nước ta có bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực, con người, năng lực khoa học công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được hình thành về cơ bản, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”.
[ 13,tr. 159]
Hội nghị lần thứ V ban chấp hành TW khoá IX của Đảng (tháng 2/2002) đã ban hành Nghị quyết về CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001- 2010 đã xác định “ mục tiêu tổng quát và lâu dài của CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở sử dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại.
Từ nay đến năm 2015, tập trung mọi nguồn lực để thực hiện một bước cơ bản mục tiêu tổng quát và lâu dài đó. Hội nghị TW là thứ V, khoá ĩ cũng đưa ra những chủ trương lớn nhằm thực hiện HĐH nông nghiệp, nông thôn như:
Thứ nhất; Phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Thứ hai: Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp: Khuyến khích tạo thuận lợi để kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển sản xuất hàng hoá với quy mô ngày một lớn, Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển. Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã, trên cơ sở liên kết, hợp tác, tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi giữa các hộ, các trang trại bằng nhiều hình thức, qui mô, cấp độ để nâng cao hiệu quả kinh tế hộ và kinh tế - xã hội nông thôn.
Thứ ba: - Phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị hoá nông thôn.
Thứ tư - Xây dựng đời sống văn hoá- xã hội và phát triển nguồn nhân lực. Trong những năm tới, ta đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn,… Cần nắm vững những nội dung cơ bản sau đây để có sự chỉ đạo đúng hướng đối với công tác đầu tư tín dụng của NHN0 & PTNT Việt Nam.