nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp vànông thôn
3.2.1.2. Xác định thị trường
Thị trường nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam với gần 13 triệu hộ nông dân chiếm gần 80% dân số, 70 % lực lượng lao động, 40% tổng giá trị sản phẩm quốc dân cần phải được xác định là thị trường ưu tiên hàng đầu (thị trường số 1) trong hiện tại và tương lai, đồng thời củng cố và phát triển thêm thị trường, thị phần ở khu vực thành thị, các vùng, các ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Đồng thời phải chủ động vươn tới thị trường thành thị và các khu vực công nghiệp. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn càng ngày phát triển thì thị trường càng được mở rộng, cơ cấu kinh tế đa dạng, tiềm năng về kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế HTX được lớn lên, càng đầu tư lớn, đòi hỏi Ngân hàng phải có nhiều nỗ lực trong huy động vốn để cho vay. Qua mục tiêu của chiến lược kinh tế - xã hội của Đảng trong 5 năm, 10 năm tới, chúng ta càng thấy rõ điều đó. Từ nay đến 2015, giá trị sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp tăng binh quân trên 4%/năm. Đến năm 2015 ngành nông nghiệp chiếm khoảng 54 - 57% và đến năm 2020 giá trị sản lượng nông nghiệp (kể cả thuỷ sản, lâm nghiệp) tăng bình quân hàng năm khoảng 4,5%/năm, duy trì khoảng 4 triệu ha trồng lúa, tổng sản lượng quy thóc đạt 40 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu Nông - Lâm - Ngư nghiệp đạt khoảng 8 đến 9 tỷ USD. Trên thị trường nông nghiệp, nông thôn còn có một lực lượng khá đông các doanh nghiệp (doanh nghiệp Nhà nước, tư
nhân, cổ phần hoá...). Nhiều doanh nghiệp hoạt động khá, đang có cơ hội và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của mình, trong chương trình hành động thực hiện triển khai Nghị quyết IX của Đảng, NHN0 Việt Nam định hướng thị trường như sau: “Tập trung thị trường nông nghiệp, nông thôn với khách hàng là hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia các chương trình phát triển kinh tế như nuôi trồng thuỷ hải sản, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi, các thành phần kinh tế phát triển ngành nghề nông thôn” (Nguồn 42 tr3). Chương trình cũng chỉ rõ: Trên địa bàn trọng điểm (khu công nghiệp, khu chế xuất) có sự cạnh tranh quyết liệt của tất cả các tổ chức tín dụng, phi tín dụng, biểu hiện rõ nét sự hội nhập các Ngân hàng bởi có sự hiện diện của các Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh” [Nguồn 42 tr 4].
Cũng cần thấy được những khó khăn tiếp tục diễn ra trong quá trình đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Thị tường này với hơn 11 triệu hộ nông dân, phần lớn là làm nghề nông, ruộng đất phân tán, phương thức canh tác lạc hậu, thu nhập thấp, rất trở ngại cho việc du nhập khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Những năm qua lũ lụt, hạn hán xảy ra liên tiếp, gây thiệt hại lớn hco nông dân miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long dẫn đến tình trạng nhiều hộ nông dân không đủ điều kiện chi trả nợ. Nợ quá hạn tính đến 31/8/2000 vẫn còn tới mức 2,4%, món vay trong nông nghiệp, nông thôn còn quá nhỏ, mới ở mức trên 5 triệu đồng/hộ. Những món vay lớn thì lại trong tình trạng làm ăn khó khăn rủi ro, thua lỗ như chương trình cho vay mía đường, chương trình cho vay thu mua lương thực.
Trước tình hình đó NHN0 phải tập trung nỗ lực phát triển những yếu tố tích cực của thị trường nông thôn, hạn chế mặt tiêu cực. Đồng thời cần chú trọng đến khu vực thành thị và địa bàn trọng điểm (khu vực công nghiệp và khu chế xuất).