TPT, GV, HS
Nhân lực là yếu tố quyết định thành công của mỗi hoạt động, bởi vậy việc xây dựng, lựa chọn, đào tạo đội ngũ có trình độ, năng lực, có khả năng tổ chức thực tiễn các HĐGDNGLL là một trong những biện pháp đặc biệt quan trọng.
3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp
- Nếu kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục của cán bộ giáo viên, cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội không đổi mới, không có sự lôi cuốn, thiếu hứng thú thì chất lượng HĐGDNGLL sẽ không đạt được hiệu quả cao. Vì vậy, việc bồi dưỡng kĩ năng tổ chức HĐGDNGLL cho cán bộ, giáo viên, cán bộ Đoàn, lớp là nội dung cần thiết trong việc chỉ đạo các HĐGDNGLL của Hiệu trưởng.
- Để nâng cao hiệu quả việc bồi dưỡng các kĩ năng HĐGDNGLL cho BTĐ, TPT, GV và HS cần dựa trên kế hoạch hoạt động chung của nhà trường, tổ chức các buổi tập huấn phù hợp với khả năng hiện có để đội ngũ này có điều kiện giao lưu, học tập rút kinh nghiệm, từ đó nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ trong việc tổ chức các HĐGDNGLL.
3.2.3.2. Các năng lực cần thiết khi tổ chức các HĐGDNGLL
- Năng lực kế hoạch hoá, kĩ năng thiết kế chương trình các HĐGDNGLL, gồm các năng lực: thu thập và xử lí thông tin; xác định mục tiêu hoạt động; xây dựng, thiết kế và đạo diễn các loại chương trình, kế hoạch hoạt động; xây dựng các chỉ tiêu, biện pháp thực hiện.
- Năng lực tổ chức gồm: Bố trí điều phối nhân lực, tổ chức bộ máy hoạt động; thiết lập cơ chế phối hợp; huy động tiếp nhận, phân bổ tài lực, vật lực.
- Năng lực chỉ đạo gồm: Hướng dẫn thực hiện, theo dõi HĐ; phòng ngừa, uốn nắn sai lệch, điều chỉnh phù hợp; động viên khuyến khích tạo động lực cho hoạt động kịp thời.
- Năng lực kiểm tra, đánh giá gồm: Thu thập, chọn lọc, xử lí thông tin, đánh giá xếp loại, phát huy thành tích, uốn nắn xử lí sai lệch….
- Xây dựng một số năng lực đặc thù khác phù hợp cho HĐGDNGLL như: Sơ tuyển chọn, bố trí GV là những người có óc tổ chức, có tác phong làm việc khoa học, có tài hùng biện và năng khiếu sư phạm, khí chất vui nhộn; có hình thức khá; có khả năng diễn đạt mạch lạc; có khả năng tham mưu tư vấn tốt; có đam mê yêu thích hoạt động phù hợp với tâm lý lứa tuổi; có tâm huyết, yêu quí trẻ, khoan dung độ lượng dễ gần; tận tâm, tận lực, gương mẫu có trách nhiệm, có sức khoẻ; có tính linh hoạt mềm dẻo, thích ứng với đa tình huống, đặc biệt có khả năng khơi dậy các năng lực tiềm ẩn trong mỗi cá nhân HS.
1.2.3.3. Nội dung và cách thực hiện
+ Tăng cường bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ BTĐ, TPT, và GV trong trường về việc xây dựng, tổ chức thực hiện các HĐGDNGLL
Quán triệt trong đội ngũ BTĐ, TPT, GV về qui trình chung tổ chức các HĐGDNGLL
- Tổ chức triển khai qui trình tổ chức HĐGDNGLL trong buổi họp hội đồng GV, họp giao ban chuyên môn đầu năm, chuyên đề chuyên môn tháng.
- Thực hiện dự giờ các tiết HĐGDNGLL, SHL, SHTT… để giám sát, kiểm tra việc thực hiện.
- Tuyên dương TPT, BTĐ và các GVCN tổ chức tốt qui trình và có tính sáng tạo cao.
Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ:
-Tăng cường bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, các kĩ năng thực hành: xây dựng, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện HĐGDNGLL dưới hình thức chuyên đề. Làm tốt phần hướng dẫn thực hiện điểm và tổ chức thực hiện đại trà. Không được bỏ qua khâu kiểm tra đánh giá và đúc rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện của giáo viên.
kinh nghiệm thực tế về tổ chức, quản lí, thực hiện hoạt động giáo dục học sinh có hiệu quả của các đồng nghiệp, tổ chức triển khai cho GV áp dụng vào thực tiễn công tác của bản thân.
- Khuyến khích GV thực hiện trang trí lớp theo mô hình trường học mới VNEN, thực hiện các góc học tập như góc bộ môn, góc thư viện lớp học, Góc TV, Toán, TN - XH, góc cộng đồng (ĐDDH, tài liệu học tập, tham khảo, sản phẩm lao động , kết quả học tập,…), góc cộng đồng, giáo dục Văn hóa, lịch sử, nghề truyền thống, đặc điểm văn hóa, lịch sử , kinh tế địa phương cho HS; thực hiện hộp thư vui, điều em muốn nói: trao đổi với bạn, với GV về suy nghĩ của mình, mong muốn, hứa hẹn của mình; xây dựng không gian lớp học thân thiện (ánh sáng, chỗ ngồi, thư viện, góc học tập, nụ cười, ánh mắt, tạo hứng thú...)
HĐGDNGLL là HĐ cho phép HS được chủ động chọn lựa HĐ mình yêu thích, dưới sự gợi ý và hướng dẫn của CMHS và nhà trường. Có rất nhiều HĐ, rất nhiều kĩ năng trong cuộc sống hằng ngày ta có thể bổ sung cho HS.
Trong quá trình tổ chức HĐ, tạo điều kiện cho GV huy động và khai thác tối đa vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống đã có của HS. GV cần tạo cơ hội cho HS được chủ động suy nghĩ, bày tỏ ý tưởng và thực hành các ý tưởng HĐ của các em với sự cố gắng và giúp đỡ của các nhà giáo dục. Các em cần được tạo điều kiện để cùng thầy cô giáo và bạn bè tham gia vào các khâu của quá trình HĐ, từ xây dựng kế hoạch, tiến hành HĐ đến đánh giá kết qủa HĐ. GV cũng cần chú ý hướng dẫn và cung cấp những kiến thức và kĩ năng cần thiết cho HĐGDNGLL mà trẻ con còn thiếu nhằm nâng cao khả năng quản lí và tổ chức các HĐ.
Các trường tổ chức cho HS học một buổi nên lồng ghép các HĐGDNGLL vào các tiết sinh hoạt lớp, chào cờ, các bài học có nội dung bài tương tự hoặc gần tương tự, chủ động thời gian và điều kiện sẵn có để tổ chức các buổi HĐ riêng. Thật vậy, tổ chức cho học sinh học một buổi tham gia HĐGDNGLL là điều cần thiết tuy nhiên thời gian hạn hẹp đối với lớp học một buổi. Do đó cần tổ chức một buổi sinh hoạt riêng ngoài giờ học có cán bộ phụ trách. Họ chọn nội dung và phương pháp tổ chức thu hút học sinh tham gia.
Tổ chức tốt các giờ chào cờ đầu tuần:
- Tổng phụ trách Đội: Tập huấn đội trống, đội cờ, đội nghi thức làm tốt phần nghi thức, nghi lễ chào cờ, đảm bảo sự trang nghiêm, tôn kính.
- Giáo viên trực tuần: Phối hợp với Tổng phụ trách Đội (lấy kết quả theo dõi thi đua của đội Sao đỏ) làm tốt công tác đánh giá, sơ kết thi đua trong tuần. Nội dung đánh giá cần cụ thể rõ ràng về mặt điểm số, ngắn gọn súc tích về nội dung nhận xét, thể hiện rõ những ưu, khuyết điểm của các mặt hoạt động của học sinh trong tuần, có tác dụng khuyến khích động viên những ưu điểm và chấn chỉnh kịp thời những sai sót kịp thời nếu có. Đồng thời, tuyên dương, phát thưởng cho HS và tập thể xuất sắc trong các HĐ.
- Cần xen tổ chức một số hoạt động khác như: tuyên truyền, văn nghệ, đọc chuyện dưới cờ, quyên góp từ thiện,.. để tạo tính hấp dẫn, tạo không khí nhẹ nhàng, thoải mái, nâng cao hiệu quả giáo dục của giờ chào cờ.
Nhắc nhở, khuyến khích GVCN thực hiện tốt giờ sinh hoạt lớp:
- GV phải thực hiện đúng qui trình giờ sinh hoạt. Rèn được kĩ năng tự quản của học sinh, phát huy vai trò năng lực chỉ đạo, tổ chức và điều hành lớp của ban cán sự lớp (hội đồng tự quản), tạo không khí vui tươi, cởi mở giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh.
- Khuyến khích học sinh tự đưa ra những đánh giá nhận xét về bản thân, về bạn bè, về tổ lớp với việc tham gia vào hoạt động học tập và sinh hoạt ngoại khóa trong tuần. Nên dành thời gian cuối giờ để tổ chức một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật, trò chơi học tập, vui chơi thư giãn để HS được giao lưu tư tưởng, trao đổi tâm tư, nguyện vọng của mình. Hơn thế nữa, để các HĐ thu hút HS hơn, nhà trường phải tổ chức thường xuyên, hiệu quả các hội thi, các trò chơi, các chuyến tham quan, tập nhiều bài hát tập thể cho HS. Mỗi TPT, BTĐ, GVCN cần tự bồi dưỡng thành một “Quản trò giỏi” trong các HĐGDNGLL, huấn luyện cán sự lớp biết quản trò, hấp dẫn bạn bè, đối tượng giao tiếp.
+ Bồi dưỡng năng lực cho HS
Bồi dưỡng Ban cán sự lớp, Ban chỉ huy Đội:
HS tự bầu, tự tổ chức, tự quản (Tự xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động, Tự điều hành HĐ).
- Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, về năng lực tổ chức, điều hành, hướng dẫn, QL tập thể lớp tổ của đội ngũ cán bộ lớp, hội đồng tự quản.
- Bồi dưỡng về kĩ năng tổ chức, tham gia các hoạt động tập thể; rèn tính chủ động, tự giác, tính tập thể, tính sáng tạo trong tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Nâng cao chất lượng hoạt động Đội và Sao nhi đồng trong nhà trường:
Công tác Đội, Sao nhi đồng trong nhà trường là mảng lớn trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường. Qua công tác Đội và sinh hoạt Sao, học sinh được tham gia nhiều hoạt động tập thể, được trưởng thành về nhận thức, được rèn luyện về kĩ năng,… Chính hoạt động đội đã góp phần to lớn trong việc tổ chức thực hiện và nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường.
Chính vì vậy để nâng cao chất lượng của mảng hoạt động Đội và Sao, Tổng Phụ trách Đội phải làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện tốt kế hoạch ở các chi Đội, các Sao. Tổng phụ trách Đội phải làm tốt công tác tham mưu cho Hiệu trưởng, tư vấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và Ban chỉ huy trong việc tổ chức điều hành các buổi sinh hoạt Đội và Sao nhi đồng. Nâng cao chất lượng của Ban chỉ huy liên chi đội bằng các hình thức như bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, về nhân thức, về năng lực chỉ huy và năng lực tự quản,…Theo dõi và làm tốt công tác thi đua khen thưởng trong toàn Liên đội.
Tóm lại, Ban chỉ đạo HĐGDNGLL cần hướng dẫn các thành viên chọn lựa hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, hấp dẫn, nội dung cụ thể, gắn với đời sống hằng ngày của HS. Không nên lặp đi, lặp lại quá nhiều lần một hình thức tổ chức, dễ gây tâm lí nhàm chán trong HS.