Hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp trong nhà trường Tiểu học

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học tại quận thủ đức, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2012 2014 (Trang 25)

1.3.2.1. Mục tiêu HĐGDNGLL cho HS Tiểu học

Mở rộng hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống cộng đồng, bước đầu hình thành kinh nghiệm hoạt động tập thể của HS.

Bước đầu rèn luyện và hình thành cho học sinh các kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học như: kĩ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa; kĩ năng tổ chức và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kĩ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; hình thành các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động tự phục vụ và hoạt động tập thể. Bồi dưỡng thái độ tự giác tham gia các hoạt động tập thể; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội [6].

1.3.2.2. Vị trí của HĐGDNGLL trong trường Tiểu học

Nhà trường có nhiệm vụ dạy chữ (HĐ dạy - học) dạy người (HĐ giáo dục).

Nếu nhà trường chỉ thực hiện HĐ dạy - học các bộ môn văn hóa trên lớp thì nhiệm vụ

dạy người sẽ không hoàn thành, vì HS sẽ thiếu môi trường hoạt động và giao tiếp, hạn

chế về tình huống thực tế, hạn chế về thời gian…các em hầu như không có điều kiện để trải nghiệm những kiến thức đã học vào hoạt động thực tế. Vì vậy, việc nhà trường

tổ chức các hoạt động, các mối quan hệ khác nhau vào thời gian ngoài giờ lên lớp là điều kiện quan trọng để hình thành thái độ, rèn luyện hành vi, kĩ năng xã hội cho HS. Nói cách khác, HĐ giáo dục ngoài giờ lên lớp có vị trí rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy ngườitrong các nhà trường hiện nay [6].

Dưới góc độ chỉ đạo chung, vị trí của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được khẳng định tại điều 27 Điều lệ trường tiểu học (ban hành ngày 11 tháng 7 năm 2000), là một trong hai hoạt động giáo dục trong nhà trường: Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua các môn bắt buộc và tự chọn…Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường tổ chức [5].

Như vậy, HĐGDNGLL không phải là hoạt động “phụ”, hoạt động “bề nổi” mà giữ một vị trí rất quan trọng trong các HĐ giáo dục của các nhà trường.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội:Thông qua HĐGDNGLL nhà trường có điều kiện phát huy vai trò tích cực của mình đối với xã hội, mở ra khả năng thuận lợi để gắn học với hành, nhà trường với xã hội thông qua việc đưa thầy và trò tham gia các hoạt động cộng đồng. Bằng việc đóng góp sức người, sức của của cộng đồng để tổ chức các HĐ giáo dục, HĐGDNGLL là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh cộng đồng tham gia vào quá trình đào tạo thế hệ trẻ, vào sự phát triển nhà trường [6].

1.3.2.3. Vai trò của HĐGDNGLL trong trường Tiểu học

HĐGDNGLL góp phần phát triển trí tuệ của HS, nó kích thích sự phát triển tư duy của trẻ; giúp các em dần dần hình thành khả năng phân tích, phát hiện và cảm nhận thế giới xung quanh, ngày càng tích lũy thêm những hiểu biết mới và làm sâu sắc thêm những kiến thức đã có. Trong hoạt động, nhờ sự phối hợp giữa các thao tác vận động và sự phát triển của tư duy, khả năng điều khiển của hệ thần kinh trung ương sẽ phát triển và chuẩn xác. Đồng thời HĐGDNGLL sẽ thúc đẩy khả năng học tập của các em: nhờ các HĐGDNGLL mà các em hiểu được bản chất của nhiều sự vật và hiện tượng trong đời sống; giải quyết được nhiều vấn đề một cách dễ dàng và thoải mái.

HĐGDNGLL góp phần phát triển thể lực và sức khỏe: HĐGDNGLL thúc đẩy sự phát triển về thể chất của các em một cách tự nhiên. Nhờ có sự vận động trong các

hoạt động lao động, thể dục thể thao, vui chơi mà cơ bắp các em trở nên rắn chắc hơn, đặc biệt là cảm giác thăng bằng trong hoạt động sẽ ngày càng nhạy cảm và chính xác hơn. Khi tham gia các HĐ thể dục thể thao thường xuyên sẽ làm tăng vẻ đẹp tự nhiên của các em, làm cho cơ thể phát triển cân đối, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, tinh thần sảng khoái, lạc quan [6].

HĐGDNGLL có tác động đặc biệt đến sự hình thành và phát triển các kĩ năng hoạt động của HS tiểu học: HĐGDNGLL là điều kiện để rèn luyện cho HS tiểu học các kĩ năng như kĩ năng giao tiếp trong xã hội, kĩ năng tổ chức, kĩ năng điều khiển, kĩ năng thích ứng... Qua các hoạt động HS có nhiều cơ hội để thể hiện chính mình, giúp các em tự tin hơn và hình thành các kĩ năng một cách tự nhiên và dễ dàng.

HĐGDNGLL góp phần phát triển hành vi đạo đức HS: HĐGDNGLL giúp các em rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, thói quen làm việc có kế hoạch, có tổ chức, có trách nhiệm đồng thời phát triển tình cảm, ý chí, nghị lực, và luôn sáng tạo trong mọi hoàn cảnh. Nhờ HĐGDNGLL mà tính tích cực của HS ngày càng được hình thành và củng cố vững chắc; ý thức trách nhiệm đới với cộng đồng, xã hội được tăng cường, nhờ đó các em xác định, củng cố được vị thế của mình trong tương lai [6].

1.3.2.4. Nhiệm vụ HĐGDNGLL trong trường Tiểu học

Mục tiêu và nội dung giáo dục được quán triệt vào HĐGDNGLL ở trường TH được thể hiện ở ba nhiệm vụ cơ bản: Nhiệm vụ giáo dục về nhận thức, nhiệm vụ giáo dục về thái độ, tình cảm và nhiệm vụ hình thành hệ thống kĩ năng, hành vi.

- Nhiệm vụ giáo dục về nhận thức

HĐGDNGLL giúp HS tiểu học bổ sung thêm những tri thức về tự nhiên, xã hội, về con người mà trong bài học trên lớp chưa có điều kiện mở rộng. Chính từ các HĐ đa dạng, phong phú này mà các em có nhiều cơ hội tiếp xúc với khoa học công nghệ mới, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, lao động, HĐ xã hội, nền kinh tế tri thúc và kinh tế thị trường... Từ đó trẻ em có điều kiện tìm hiểu các phát minh mới nhất của khoa học công nghệ, các thành quả của lao động sáng tạo, các nét tinh túy văn hóa của các nước trên thế giới cùng với nét văn hóa độc đáo của các dân tộc trên đất nước Việt Nam.

Tri thức là cơ sở, là nền tảng, là cội nguồn để hình thành niềm tin. Tri thức, thái độ và niềm tin là những thành phần cơ bản của ý thức con người nói chung và trẻ em tiểu học nói riêng. Ý thức lại được tôi rèn trong hoạt động, chẳng hạn như việc tham gia các HĐGDNGLL sẽ làm bộc lộ hứng thú, sở trường, năng lực của các em, đồng thời thể hiện lòng tự tin, tự trọng, tôn trọng bạn bè và mọi người kể cả những em nhỏ tuổi hơn mình.

Trong lao động, học tập, vui chơi, thể thao, văn nghệ ở bất kì nơi nào các em cũng luôn chấp hành nghiêm chỉnh qui định pháp luật, tôn trọng thuần phong mĩ tục, tôn trọng chuẩn mực xã hội...Những HĐ đó giúp trẻ phát triển hài hòa giữa tình cảm thẩm mĩ, tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ và hoạt động xã hội để tạo nên một nhân cách toàn diện.

HĐGDNGLL từng bước hình thành cho HS niềm tin vào những giá trị mà các em phải vươn tới, từ đó các em có lòng tự hào dân tộc, mong muốn làm đẹp thêm truyền thống của nhà trường, của lớp, của quê hương mình; mong muốn vươn lên thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tích cực để trở thành công dân có ích cho mai sau.

Bồi dưỡng thái độ, tình cảm cho trẻ em là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và phải thực hiện ngay từ lứa tuổi HS tiểu học. Sự tham gia vào các loại hình HĐGDNGLL sẽ góp phần tạo nên sự thành công trong giáo dục mà các nhà giáo dục đang mong đợi [6].

- Nhiệm vụ hình thành hệ thống kĩ năng, hành vi

Hệ thống kĩ năng, hành vi là điều kiện quan trọng để thực hiện hoạt động có hiệu quả. Nói tới HĐ là phải nói tới hành vi, kĩ năng thực hiện hoạt động. Đối với học sinh tiểu học, HĐGDNGLL rèn luyện cho các em những kĩ năng, hành vi như:

Những kĩ năng thực hiện các công việc lao động đơn giản, các kĩ năng sáng tạo nghệ thuật, thực hiện các bài thể dục, các môn thể thao, các trò chơi, các hành vi đối xử với mọi người trong gia đình, trong nhà trường và trong xã hội.

Những kĩ năng tham gia HĐ tập thể, kĩ năng tổ chức những HĐ chung cùng nhau, biết phối hợp với mọi người cùng thực hiện HĐ chung, nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, chủ động và kĩ năng giao tiếp với mọi người.

vững và những kĩ năng tự quản trong sinh hoạt tập thể.

Ba nhiệm vụ này có mối quan hệ hữu cơ, gắn kết, bổ sung lẫn nhau và làm tiền đề cho nhau: nhiệm vụ củng cố, tăng cường nhận thức góp phần phát triển năng lực, trí tuệ, năng lực tư duy và hình thành thế giới quan khoa học. Thái độ tình cảm được hình thành dựa trên cơ sở, nền tảng của thế giới quan và niềm tin của con người. Nhiệm vụ này thực hiện tốt sẽ có tác dụng tốt, có tính chất quyết định đối với sự hình thành thái độ, tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ và hoạt động xã hội. Thái độ, tình cảm được biểu hiện ở hành vi, thông qua các hoạt động sống hằng ngày tạo thành các kĩ năng, thói quen phù hợp với các giá trị của cuộc sống. Hệ thống thái độ, hành vi, kĩ năng, thói quen được hình thành trở thành phương tiện, công cụ hữu hiệu nhất cho việc bổ sung, tăng cường nhận thức, mở rộng tầm hiểu biết ở mức độ cao và sâu sắc hơn [6].

1.3.2.5. Nội dung HĐGDNGLL rất đa dạng và phong phú, thể hiện tập trung ở

các loại hình HĐ sau đây:

Những nội dung của HĐGDNGLL ở trường tiểu học: Phản ánh cuộc sống học tập, sinh hoạt và rèn luyện của HS tiểu học ở nhà trường, gia đình và xã hội; thông tin cập nhật trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội phù hợp với nhận thức của HS tiểu học; tạo cơ hội cho HS sinh tiểu học phát triển các khả năng của mình trong các HĐGDNGLL. Thời lượng, chương trình môn học: - 1tiết / 1 tuần - 4 tiết / tháng - 35 tiết / 1 năm học.

Những nội dung của HĐGDNGLL trong trường tiểu học được thể hiện ở các loại hình HĐ sau đây:

* Hoạt động chính trị - xã hội và nhân văn

Bước đầu đưa các em tham gia vào các HĐ xã hội để giúp các em nâng cao hiểu biết về con người, đất nước, XH nhằm giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc. HĐ này có các hình thức HĐ như: tham gia công tác từ thiện, đóng góp ủng hộ người nghèo, các vùng bị thiên tai, làm vệ sinh sạch đẹp môi trường...

* Hoạt động văn hóa - nghệ thuật

trong sinh hoạt tập thể của trẻ em, nhất là HS ở bậc tiểu học.

HĐ này bao gồm nhiều thể loại khác nhau: Hát, múa, thơ ca, kịch ngắn, thi kể chuyện, vẽ, ... Đối với hoạt động văn hóa - văn nghệ, giáo viên có thể tập một số bài hát, điệu múa cho học sinh, tổ chức trình diễn một chương trình văn nghệ hoặc tổ chức thi vẽ tự do, theo đề tài...

* Hoạt động vui chơi giải tri, thể dục thể thao

HĐ vui chơi giải trí là nhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em. HĐ này có ý nghĩa to lớn đối với HS trường tiểu học. Nó không những giúp các em thoải mái tinh thần sau những giờ học căng thẳng mà còn rèn luyện cho các em một số phẩm chất như: tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái.

GV có thể tổ chức cho các em một số trò chơi như: kéo co, ô quan, tập tầm vông, sáng tối, chuyền bóng tiếp sức…

* Hoạt động lao động công ích

Đây là một loại hình đặc trưng của HĐGDNGLL, thông qua lao động công ích sẽ giúp trẻ gắn với đời sống xã hội, trẻ em sẽ hiểu thêm về giá trị của lao động, từ đó giúp trẻ có ý thức lao động lành mạnh. Lao động công ích giúp trẻ vận dụng kiến thức vào đời sống như: Trực nhật, vệ sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh, làm đẹp trường lớp.

* Hoạt động tiếp cận khoa học - kĩ thuật

Đối với HS tiểu học, hoạt động tiếp cận khoa học - kĩ thuật sẽ giúp các em tiếp cận được những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến của nhân loại, của đất nước, địa phương. Điều đó sẽ tạo cho các em sự say mê, tìm tòi, kích thích các em học tập tốt hơn. HĐ này có thể là sưu tầm những bài toán vui, tham gia sinh hoạt câu lạc bộ khoa học, hội vui khoa học, tìm hiểu các danh nhân, các nhà bác học...[6].

1.3.2.6. Hình thức các HĐGDNGLL cho HS Tiểu học

HĐGDNGLL ở trường TH rất đa dạng và phong phú, song do những yêu cầu thực tiễn mà hoạt động này được thực hiện chủ yếu thông qua ba hình thức tổ chức cơ bản (đã được qui định và dành thời gian trong kế hoạch dạy học) sau đây:

- Tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp hàng tuần (SHTT, tự học), tiết hoạt động tập thể lớp cuối tuần (sinh hoạt lớp);

- HĐ giáo dục theo chủ điểm hàng tháng.

HĐGDNGLL ở trường tiểu học còn có thể lồng ghép nội dung HĐGDNGLL trong các môn học nghệ thuật (Hát nhạc, mĩ thuật, kĩ thuật) và HĐ giáo dục theo chủ điểm. Bảng 1.1. Các chủ đề, chủ điểm năm học Tháng Chủ điểm Các hình thức hoạt động 9 Truyền thông nhà trường, tháng An toàn giao thông.

- Tổ chức tập dợt đội hình chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới.

- Lễ khai giảng năm học mới

- Tìm hiểu về truyền thống nhà trường, học tập nội quy nhà trường.

- Ôn luyện các bài hát đã được học từ năm học trước và bài Quốc ca.

- Tìm hiểu những nhiệm vụ trọng tâm, những chỉ tiêu chính của năm học mới, hướng phấn đấu của bản thân và của tập thể lớp trong năm học mới. - Lao động tu sửa trường lớp.

- Phối hợp với Tổng phụ trách Đội tổ chức Đại hội Liên - Chi đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. - Phát động tháng An toàn giao thông..

- Kỉ niệm ngày Quốc khánh 2/9.

10

Môi trường thân thiên, tình cảm bạn bè, quyền trẻ

em

- Tổ chức thi đua ngày hội: Trang trí lớp.

- Phối hợp với Tổng phụ trách Đội thực hiện thi đua giữa các lớp về việc bảo vệ môi trường.

- Tổ chức tuyên truyền về Quyền trẻ em, giảng dạy các bài quyền trẻ em theo chương trình qui định. - Sinh hoạt ý nghĩa về ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, ngày Môi trường sống Quốc tế.

11

Kính yêu thầy cô, chăm ngoan học

giỏi

- Phát động phong trào thi đua tháng học tốt, tuần học tốt, ngày học tốt.

- Viết báo tường về ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. - Các hoạt động văn hóa - nghệ thuật mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

- Lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam. - Viết thư thăm hỏi thầy cô giáo cũ.

- Công trình lao động “Mừng ngày nhà giáo Việt Nam”

12 Uống nước nhớ nguồn

- Tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam: tìm hiểu những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, những người con anh hùng của đất nước.

- Tham quan các thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học tại quận thủ đức, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2012 2014 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)