Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng, kiểm

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học tại quận thủ đức, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2012 2014 (Trang 102)

Như chúng ta đã biết,thi đua, khen thưởng có vị trí rất quan trọng trong công tác giáo dục trong các nhà trường cũng như ở các cơ quan đơn vị nói chung, vì thi đua, khen thưởng kích thích năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác. Kiểm tra, đánh giá các HĐGDNGLL của các trường TH được thực hiện trong suốt năm học, theo từng giai đọạn và từng công việc. Kiểm tra giám sát chặt chẽ, sát sao tỉ mỉ về số lượng, chất lượng, đánh giá trung thực, chính xác tiến độ và hiệu quả công việc để rút kinh nghiệm kịp thời, nâng cao chất lượng giáo dục các HĐGDNGLL.

3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

- Thi đua, khen thưởng là một biện pháp kích thích có ý nghĩa tích cực đối với hoạt động của người lao động nói chung và trong lĩnh vực giáo dục nói riêng. Khen thưởng là là một chuẩn giúp cá nhân khẳng định nhân cách của mình trong tập thể, trong cộng đồng xã hội. Do đó, qua thi đua khen thưởng làm cho người được khen phấn khởi hoạt động tốt hơn trước.

- Kiểm tra, đánh giá là một chức năng cơ bản của lãnh đạo. Trong hoạt động quản lí các HĐGDNGLL, nhờ có kiểm tra giám sát, đánh giá mà quá trình QL của HT được khép kín và điều chỉnh kịp thời, từ đó có những tác động QL thích hợp.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện:

+ Nâng cao hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng

Công tác thi đua, khen thưởng phải kết hợp với các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung: Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; Nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu xã hội”; cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đây là bước đột phá trong công tác thi đua của ngành, tạo không khí mới, chấn chỉnh kỉ cương, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thúc đẩy các hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần vào những thành tựu phát triển của đất nước trong thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế.

- Quán triệt tới toàn thể CBGVCNV về vị trí vai trò của công tác thi đua - khen thưởng, đó là thi đua để phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học, thi đua là để nâng cao hiệu quả công tác và từ đó để đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và những cống hiến của từng cá nhân, tập thể cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

- Thành lập Ban thi đua, đầu mỗi đợt thi đua, thảo luận xây dựng tiêu chí đánh giá. Có kế hoạch điều chỉnh, nâng cao mức khen thưởng và hình thức kỉ luật qua từng giai đoạn cho phù hợp tình hình đơn vị. Đề ra và thống nhất tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với thực tiễn cho một HS tham gia HĐGDNGLL, dựa trên cơ sở tiêu chuẩn qui định của Bộ GD - ĐT.

- Danh hiệu thi đua được xét và trao tặng đúng cho những người thực sự tiên tiến, xuất sắc, xét trên hoàn cảnh cụ thể và sự nỗ lực của cá nhân chứ không cào bằng, có như vậy mới động viên khích lệ mọi người cố gắng vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tạo được sự đoàn kết thống nhất thực sự trong đơn vị, từ đó tạo được bầu không khí thực sự phấn khởi, tin tưởng xây dựng nhà trường ngày một phát triển. Xét khen thưởng cho CBGVCNV, HS không chỉ dựa vào chất lượng giáo dục, kết quả công việc chuyên môn mà còn phải căn cứ vào sự tham gia các phong trào và kết quả đạt được của GV và HS.

- Việc xét khen thưởng thi đua phải thực sự dân chủ, công bằng, công minh, khách quan.

+ Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, đánh gía

- Phải có tiêu chí đánh giá chính xác, khoa học, đồng thời phải tổ chức bình xét trung thực, khách quan, công khai theo một quy trình chặt chẽ từ các tổ lên cấp trường đến cấp ngành, đánh giá đúng thực chất những phấn đấu, đóng góp của từng cá nhân, từng đơn vị trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao trong năm học.

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện hồ sơ chuyên môn, thực hiện chương trình và kế hoạch HĐGDNGLL. Dự giờ các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể, Âm nhạc, Mỹ thuật, Đạo đức, Thể dục …đánh giá đúng thực chất tiết dạy, góp ý chân tình nhưng sát đáng.

- Kiểm tra lại để xem sự chuyển biến và khắc phục những sai sót có kịp thời và đầy đủ không. Theo dõi những chuyển biến của HS trong thái độ học tập, sinh hoạt, vui chơi hằng ngày. Kiểm tra đánh giá tiến độ công việc. Quan trọng nhất là kiểm tra đánh giá chất lượng các hoạt động giảng dạy của giáo viên và HĐ học tập của HS. Đánh giá QL cả số lượng, chất lượng sản phẩm, nhưng quan trọng là các phương pháp thực hiện.

- Phát hiện sai sót, lệc lạc; tìm nguyên nhân để điều chỉnh, uốn nắn kịp thời. - Tổng kết, rút kinh nghiệm theo học kì và cả năm học để có những bài học bổ ích cho viêc kiểm tra.

+ Đổi mới cách đánh giá HS:

- Có sự theo dõi chặt chẽ về kết quả các mặt HĐ của HS. Đánh giá kết quả rèn luyện của HS phải được thực hiện thường xuyên trong một tuần, một tháng và trong một học kì. Sự đánh giá phải thực sự công khai, dân chủ nhằm tạo ra sự thi đua lành mạnh giữa các HS trong lớp. GVCN cần có sự khen ngợi, biểu dương những HS có thành tích tốt để kích thích sự hứng thú phấn đấu. Đối với những HS còn mắc phải khuyết điểm thì GVCN cần phải nhắc nhở để cho học sinh nhận thấy mặt hạn chế của mình và tạo cơ hội cho các em sửa chữa, tích cực tham gia các HĐ, không để cho HS bị khuyết điểm kéo dài.

- Sự đánh giá phải được sự phối hợp tốt giữa GVCN với các lực lượng giáo dục trong nhà trường như: BGH, Bí thư Đoàn trường, TPT và cả HS cùng tham gia đánh giá.

- GV quan sát các biểu hiện trong các HĐ của HS hàng ngày, hàng tuần để nhận xét sự hình thành và phát triển một số phẩm chất; từ đó động viên, khích lệ, giúp HS khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các tố chất riêng, điều chỉnh HĐ, ứng xử kịp thời để tiến bộ.

- Hàng tháng GV tổng hợp nhận xét của mình, ý kiến trao đổi của CMHS (nếu có) để nhận xét, nhận định sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của từng HS; những điểm hạn chế cần khắc phục của HS, ghi rõ nội dung, biểu hiện cụ thể để có biện pháp giúp đỡ kịp thời HS đó.

Các nội dung đánh giá: Gồm đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp TH; đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của HS và đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh.

Việc kiểm tra cần tiến hành kiểm tra thường xuyên theo định kì tuần, tháng, về tiến độ thực hiện kế hoạch. Kiểm tra toàn diện trực tiếp một số hoạt động: từ khâu xác định mục đích yêu cầu, chỉ đạo hướng dẫn đến tổ chức thực hiện và hiệu quả [7].

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học tại quận thủ đức, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2012 2014 (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)