Tiểu học
1.4.4.1. Xây dựng các lực lượng giáo dục trong nhà trường cho HĐGDNGLL cho HS
- CBQL, GVCN, GVBM, TPT, CTCĐ, BTĐ, Cán bộ Y tế, Cán bộ thư viện thiết bị.
- Các tổ chức: Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng Hồ Chí Minh và các bộ phận khác hoạt động trong trường tiểu học.
1.4.4.2. QL cơ sở vật chất - phương tiện giáo dục cho HĐGDNGLL cho HS
HT chỉ đạo bộ phận thiết bị, đồ dùng dạy học xây dựng bộ đồ dùng dạy học, trang thiết bị phục vụ cho các HĐGDNGLL; tăng cường, khai thác, QL và sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị dạy học hiện có của trường cũng như các phương tiện của HS có thể mang đến từ gia đình hoặc do các em tự tạo ra; huy động nguồn lực tài chính trang bị trang thiết bị phục vụ cho HĐGDNGLL; tổ chức phong trào thi đua làm ĐDDH, có biện pháp kích thích thi đua trong đội ngũ CBQL, GV và HS; tạo môi trường sư phạm tốt để phối hợp và tạo điều kiện cho các lực lượng giáo dục tham gia hỗ trợ, thúc đẩy phát triển CSVC, phương tiện giáo dục. Các phương tiện được sử dụng trong các HĐGDNGLL có thể là phương tiện nghe - nhìn, nhạc cụ, dàn âm thanh cho các hoạt động văn hóa văn nghệ, dụng cụ thể dục thể thao [6].
Ngoài CSVC, phương tiện giáo dục, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức HĐGDNGLL, việc tạo một môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện cho HS sẽ đem lại hiệu quả rất lớn cho HĐGDNGLL cho HS. “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức cho học sinh noi theo”, “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực” là những nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà các trường đã, đang và phải hướng tới. Hãy cho trẻ một ngôi nhà bình yên để trẻ em “thích học, thích đi học vì mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
1.4.4.4. Quản lí cán bộ giáo viên, công nhân viên với việc tổ chức HĐGDNGLL
Với lực lượng GVCN lớp: Xây dựng qui định về nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của GVCN trong tổ chức các HĐ giáo dục HS lớp chủ nhiệm.
Với lực lượng GVBM: Xây dựng qui định nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của giáo viên bộ môn trong việc tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục. Lực lượng này rất ít trong trường TH hiện nay.
Với lực lượng bảo vệ: Là lực lượng hỗ trợ bảo đảm an toàn trong nhà trường, góp phần trong việc giáo dục HS trong nhà trường, vì vậy cần QL và chỉ đạo bộ phận này tham gia công tác giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp.
Với lực lượng thư viện: Chỉ đạo bộ phận thư viện tạo điều kiện về tư liệu tham khảo cho việc tổ chức các HĐ giáo dục [6].
1.4.4.5. Quản lí HS trong HĐGDNGLL
HS vừa là đối tượng vừa là chủ thể giáo dục. Để QL và giáo dục HS đạt kết quả tốt, nhà quản lí nhất là GV phải hiểu các em một cách đúng đắn, đầy đủ và cụ thể, từ đó có những lựa chọn sư phạm phù hợp. QL học sinh với HĐGDNGLL bằng cách thông qua quá trình đánh giá nhận thức của HS so với mục đích, yêu cầu mà HĐ trong chương trình đề ra cũng như các kĩ năng mà các em cần phải rèn luyện và hình thành trong HĐGDNGLL. Đánh giá sao cho có thể động viên, khích lệ tinh thần tham gia HĐ tập thể, phấn đấu vươn lên về mọi mặt để hoàn thành tốt nhiệm vụ của HS [6].
1.4.4.6. Phối hợp tổ chức HĐGDNGLL
Phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh: Tổ chức Đoàn - Đội trong nhà trường giữ vai trò nòng cốt trong việc tổ chức các HĐGDNGLL cho HS nhà trường, vì vậy HT phối hợp với Bí thư Đoàn trường (người
đại diện cho Đoàn thanh niên) và với Tổng phụ trách Đội (người đại diện cho Đội thiếu niên) để tổ chức các HĐGDNGLL như: Liên kết chương trình, kế hoạch, qui định lề lối làm việc, phân công trách nhiệm rõ ràng trong tổ chức các hoạt động [6].
Phối hợp với tổ chức Công đoàn: HT phối hợp với Công đoàn tổ chức tuyên truyền chính sách pháp luật trong đội ngũ CBGVCNV từ đó làm công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật trong học sinh có hiệu quả hơn [11].
Phối hợp với CMHS: Chỉ đạo GVCN lớp, thông qua các cuộc họp CMHS, tuyên truyền để CMHS hiểu được về các HĐ giáo dục trong nhà trường, thống nhất yêu cầu giáo dục giữa nhà trường và gia đình, trách nhiệm của gia đình trong GD con em, thống nhất kênh liên lạc giữa GVCN và CMHS. Phối hợp với Ban đại diện CMHS trường để có sự hỗ trợ về kinh phí, về CSVC, về chất xám trong tổ chức các hoạt động qui mô toàn trường. Mặt khác, HT thông qua Ban đại diện CMHS lớp, trường để tuyên truyền về các HĐ giáo dục của nhà trường nhằm động viên CMHS tích cực hợp tác và hỗ trợ nhà trường.
Gia đình vừa là một tế bào của xã hội, vừa là một thành tố trong cộng đồng giáo dục nhà trường - gia đình - xã hội. Nhà trường mặc dù đóng vai trò chủ đạo trong cộng đồng giáo dục, nhưng cần khai thác tiềm năng giáo dục của gia đình và xã hội nhằm tối ưu hóa quá trình giáo dục.
Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương: Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương để Hội đồng giáo dục nhà trường ra nghị quyết về giáo dục, trong đó có qui định nghĩa vụ của cộng đồng, của các ban ngành, các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương hỗ trợ nhà trường tổ chức các HĐ giáo dục.
Hiệu trưởng phối hợp với các lực lượng XH khác - Phối hợp với cơ quan công an.
+ Công an phường bảo đảm môi trường an ninh quanh trường, nhà trường có điều kiện để tổ chức các HĐ giáo dục an toàn, không bị sự quấy rối của những phần tử càn quấy ở địa phương.
+ Phối hợp với công an giao thông để tổ chức tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ cho thầy, trò nhà trường.
kế hoạch hóa gia đình trong HS và CB, GV, kiểm tra sức khỏe định kì cho GV, HS nhà trường.
- Phối hợp với Hội cựu chiến binh tổ chức GD truyền thống cách mạng ở địa phương…
- Phối hợp với Hội khuyến học phường vận động hỗ trợ học bổng khen thưởng HS ở địa phương.
- Phối hợp với Trung tâm thể dục thể thao quận huyện tổ chức các HĐ thể thao, Hội khỏe Phù Đổng cấp trường.
- Phối hợp với tổ chức Đoàn địa phương để tổ chức các phong trào đoàn - đội trong nhà trường, hỗ trợ nhà trường tổ chức các HĐ giáo dục ở địa bàn trong những tháng hè, tổ chức HĐ lao động công ích, hoạt động xã hội.
- Kết nghĩa với các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang để tổ chức các HĐ giáo dục truyền thống, giáo dục lí tưởng cho thế hệ trẻ.
- Phối hợp với các đơn vị kinh tế để được sự hỗ trợ về kinh phí tổ chức HĐ, để hướng nghiệp.
Để thực hiện phối hợp có hiệu quả, đòi hỏi người HT phải phân công GV đại diện hiệu trưởng để thực hiện sự phối hợp với từng tổ chức, có chế độ họp giao ban định kì để sự phối hợp được duy trì thường xuyên và có kế hoạch [6].
1.4.4.7. QL sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong HĐGDNGLL cho HS
Không một nhà trường nào thực hiện tốt nhiệm vụ GD mà không có sự phối hợp trong công tác quản lí. QL sự phối hợp giữa các LLGD trong HĐGDNGLL cho HS là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Nó không những mang lại hiệu quả cao cho HĐGDNGLL mà còn là cơ sở cần thiết để đánh giá chất lượng QL và giáo dục của nhà trường.
1.4.4.8. Phân cấp quản lí HĐGDNGLL
HĐGDNGLL trong trường TH thực hiện theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh có hướng dẫn trong trường để hoạt động đi vào nề nếp và có hiệu quả cần thành lập Ban chỉ đạo HĐGDNGLL do Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng làm trưởng ban, các thành viên gồm có: Đại diện Công đoàn, Đoàn thanh niên, đại diện GVCN các khối lớp, đại diện
Hội CMHS và một số trợ lí của HT về HĐGDNGLL. Ban chỉ đạo HĐGDNGLL định ra chế độ sinh hoạt để chỉ đạo và chủ động xây dựng kế hoạch HĐ của trường, sau đó phân công xuống cho các tổ chuyên môn, GVCN và có các biện pháp phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để thực hiện [6].
1.4.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí HĐGDNGLL cho HS trong nhà trường Tiểu học
1.4.5.1. Nhận thức của CBQL nhà trường và các lực lượng giáo dục trong nhà trường
Muốn có hiệu quả cao, trước hết HT cần phải nhận thức đúng đắn vai trò của HĐGDNGLL đối với giáo dục toàn diện HS và huy động các điều kiện về nhân lực, tài lực, vật lực đáp ứng yêu cầu của việc tổ chức HĐ giáo dục. Phát huy vai trò tổ chức QL của đội ngũ cán bộ trường học.
Trong hệ thống giáo dục khép kín giữa ba lực lượng Nhà trường - Gia đình - Xã hội thì giáo dục nhà trường được coi là khâu trung tâm, đóng vai trò chủ đạo, chủ động tổ chức phối hợp và định hướng công tác giáo dục của các lực lượng giáo dục khác trong xã hội. Lực lượng giáo dục của nhà trường được đào tạo một cách đặc biệt. Quá trình giáo dục được tổ chức một cách khoa học, tuân thủ các qui luật sinh lí, tâm lí chặt chẽ.
Bên cạnh đó còn có yếu tố tâm lí xã hội của GV, HS và CMHS tác động vào tất cả các quá trình này.
1.4.5.2. Mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức HĐGDNGLL.
Để HĐGDNGLL đạt hiệu quả thì người HT nói riêng và tập thể sư phạm nhà trường cũng như các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường cần phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức HĐGDNGLL.
1.4.5.3. Cơ sở vật chất, phương tiện giáo dục cho HĐGDNGLL cho HS
Cần phải xây dựng những điều kiện cần thiết cho HĐGDNGLL như tài liệu, CSVC, phương tiện thiết bị, tổ chức HĐ…Song nguồn lực này cũng rất hạn chế. Vì vậy, cần có sự ủng hộ, giúp đỡ tích cực từ các cơ quan, đoàn thể XH ban đại diện
CMHS, hội khuyến học…Đây là cách làm sáng tạo của mỗi CBQL, mỗi giáo viên, mỗi nhà trường tùy theo điều kiện của từng trường.
1.4.5.4. Sự quan tâm và tạo điều kiện của các cấp quản lí giáo dục trên đối với HĐGDNGLL cho HS của nhà trường
Sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời; sự quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện của các cấp QLGD trên đối với HĐGDNGLL cho HS của nhà trường là nguồn động lực cũng như đòn bẩy thúc đẩy cho các HĐGDNGLL nói riêng và các HĐ giáo dục nói chung của nhà trường diễn ra theo đúng tiến độ với kết quả cao nhất.
1.4.5.5. Sự chỉ đạo và kiểm tra - đánh giá của cấp QLGD trên đối với công tác QL HĐGDNGLL cho HS trong nhà trường
Sự chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá thường xuyên, khách quan, công tâm của cấp QLGD trên đối với công tác QL HĐGDNGLL cho HS trong nhà trường giúp nhà trường rút kinh nghiệm trong việc điều chỉnh, hoàn thiện kế hoạch và phương pháp tổ chức, quản lí các HĐGDNGLL của nhà trường ngày một hiệu quả hơn.
1.4.5.6. Năng lực QL của HT nhà trường về HĐGDNGLL
HT nói riêng và CBQL nói chung giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lí, điều hành các HĐ giáo dục. CBQL giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực QLvà trách nhiệm cá nhân [10]. Năng lực của CBQL là tổ hợp hữu cơ các thành tố kiến thức, kĩ năng và thái độ. Không có đủ các thành tố trên không bao giờ có năng lực. Hệ thống năng lực của người CBQL giáo dục bao gồm năng lực chuyên môn, năng lực quan hệ con người và năng lực khái quát [25].
1.4.5.7. Sự phối hợp trong công tác quản lí HĐGDNGLL của các CBQL
Đoàn kết tạo nên sức mạnh. Sự đồng thuận, phối hợp trong công tác QL của CBQL tạo uy tín cho CBQL và tạo động lực thúc đẩy tập thể sư phạm nhà trường tích cực tham gia các HĐGDNGLL.
1.4.5.8. Sự phối hợp trong công tác QL HĐGDNGLL của các LLGD trong và ngoài nhà trường
Cần có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa nhà trường với gia đình, các lực lượng tổ chức trong và ngoài nhà trường để phát huy thế mạnh của họ.
1.4.5.9. Yếu tố tích cực xã hội của bản thân học sinh trong HĐGDNGLL:
Yếu tố tích cực xã hội của bản thân học sinh là yếu tố rất quan trọng. Chính từ tính tích cực xã hội này đã giúp các em xây dựng được những mối quan hệ thỏa đáng với những người xung quanh, tạo điều kiện để phát triển tính chủ động, sáng tạo trong cuộc sống, học tập và rèn luyện hàng ngày. Hoạt động học tập và các hoạt động khác của HS TH đòi hỏi và thúc đẩy các em có thái độ tích cực, độc lập hơn, tạo điều kiện cho các em thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của mình, được tham gia vào các hoạt động có tính tập thể. HĐGDNGLL rèn luyện cho HS các kĩ năng giáo dục tự điều chỉnh, hòa nhập cuộc sống, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng giao tiếp để hoàn thiện các nhiệm vụ mà thầy cô hay tập thể phân công, dù chỉ là những nhiệm vụ đơn giản.
Tiểu kết chương 1
Trong Chương 1, tác giả đã đề cập đến những khái niệm cơ bản về quản lí, quản lí giáo dục, họat động, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp… một số vấn đề lí luận liên quan đến trường TH, và khái quát về mục đích, nội dung, vị trí, vai trò, nhiệm vụ, những yếu tố tác động đến công tác QL HĐGDNGLL… Đó là cơ sở để tác giả tiến hành điều tra thực trạng việc tổ chức và quản lí HĐGDNGLL của HT.
Từ vị trí, vai trò quan trọng của HĐGDNGLL, chúng ta càng hiểu rõ hơn việc tổ chức và quản lí HĐGDNGLL thực sự cần thiết, và là một bộ phận không thể thiếu của quá trình sư phạm tổng thể ở trường TH nói riêng và ở trường phổ thông nói chung. Trường nào thực hiện HĐGDNGLL có nội dung, kế hoạch, biện pháp và có các phương pháp đa dạng, phong phú, trường đó sẽ đạt hiệu quả giáo dục cao: Đào tạo ra những chủ nhân tương lai sẽ có tinh thần dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo, có lòng nhân ái, có đạo đức đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập được với sự phát triển kinh tế trong khu vực và quốc tế.
Quản lí HĐGDNGLL không chỉ đơn thuần là QL hoạt động ngoài giờ mà còn phải QL quá trình tác động tới các thành tố sự phạm có tác dụng hỗ trợ, phục vụ cho HĐGDNGLL, làm cho HĐ ngoài giờ ngày càng có hiệu quả, trong đó chú trọng đến các yếu tố như: mục tiêu, nội dụng, phương pháp, kế hoạch, chương trình và kết quả HĐGDNGLL; xây dựng các điều kiện cần thiết hỗ trợ cho HĐGDNGLL, đội ngũ CBGV, CSVC, tài chính, môi trường sư phạm, môi trường XH và các mối quan hệ trong việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá, nhằm nâng cao chất lượng các HĐGDNGLL. Đó là chiến lược đồng thời cũng là các giải pháp mà chương 3 sẽ nêu cụ thể hơn. QL chất lượng các HĐGDNGLL không chỉ chú ý đến chất lượng tri thức văn hóa mà còn phải chú ý đến chất lượng giá trị, ý nghĩa, kĩ năng và thái độ của