Những căn cứ có tính chất định hướng cho việc xây dựng các giải pháp

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học tại quận thủ đức, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2012 2014 (Trang 87)

3.1.1. Căn cứ cơ sở lí luận

HĐGDNGLL cùng với hoạt động dạy học - giáo dục trên lớp ở trường tiểu học là một quá trình sư phạm thống nhất, nhằm giáo dục, hình thành, phát triển toàn vẹn hài hoà nhân cách học sinh, đáp ứng yêu câu của thời kì của công nghệ thông tin và hội nhập khu vực, quốc tế.

Đối với học sinh tiểu học, học và chơi có mối quan hệ mật thiết với nhau, ngoài nhu cầu học tập, vui chơi cũng là nhu cầu vô cùng cần thiết đối với các em, học - chơi của học sinh tiểu học được đan xen một cách hài hòa.

Tổ chức tốt HĐGDNGLL giúp người HT không chỉ thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho HS mà còn trực tiếp góp phần vào việc cải tiến phương pháp giảng dạy, giáo dục của GV đối với HS, có nghĩa là giáo dục thông qua các hoạt động giao lưu, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp chứ không hoàn toàn chỉ là các tiết dạy trên bục giảng.

3.1.2. Căn cứ cơ sở pháp lí

Một số văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của Ngành; thông tư liên ngành..., làm cơ sở pháp lí cho việc chỉ đạo thực hiện HĐGDNGLL, điển hình như:

Người được giao quyền hạn và nhiệm vụ lớn lao đối với hoạt động QL nhà trường đó là HT. Khi xác định vai trò vị trí của người HT, Luật Giáo dục sửa đổi (2005), điều 54 mục 1 qui định: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lí các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận” [10].

Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường TH, ban hành kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08/04/2011 của Bộ trưởng BGD,Chương II, Điều 5, tiêu chuẩn 2, yêu cầu Hiệu trưởng phải có năng lực chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục phù hợp đối tượng và điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương [2].

Điều lệ trường tiểu học (Ban hành kèm theo quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo) tại điều 26 có nêu:

“Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém phù hợp đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học” [5].

Tiêu chuẩn đánh giá trường tiểu học, (Ban hành kèm theo Thông tư số 67/2011 – TT – BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) về các HĐGDNGLL của nhà trường: “Chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đảm bảo quy định, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch với hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với lứa tuổi học sinh, phân công huy động giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” [9].

Trong nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục tiểu học năm 2014 - 2015 (Tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số 16/2006/QĐBGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) có nêu:

“Nội dung HĐGDNGLL 4 tiết/tháng được thực hiện tích hợp vào các môn âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công, phù hợp với thực tế địa phương và nhà trường” [11].

Chương I, Điều 2, Luật giáo dục Việt Nam năm 2005 cũng nêu: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [10].

Thông tư 30/2014/TT - BGDĐT ngày 28/08/2014 về Ban hành qui định đánh giá học sinh Tiểu học [7].

3.1.3. Cơ sở thực tiễn

Căn cứ phân tích thực trạng HĐGDNGLL và công tác quản lí HĐGDNGLL của HT các trường tiểu học tại Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh thông qua bộ phiếu tham khảo ý kiến và phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lí, tổ trưởng chuyên môn, HS, CMHS về thực trạng quản lí HĐGDNGLL ở trường Tiểu học tại Quận Thủ Đức,

Thành phố Hồ Chí Minh đã trình bày ở chương 2 và những căn cứ pháp lí, tác giả đề xuất 6 biện pháp quản lí HĐGDNGLL của HT trong các nhà trường Tiểu học.

3.2. Các nhóm giải pháp thực hiện

3.2.1. Nhóm giải pháp tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của CB, GV, CMHS và HS về vai trò, ý nghĩa, nhiệm vụ của HĐGDNGLL GV, CMHS và HS về vai trò, ý nghĩa, nhiệm vụ của HĐGDNGLL

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

- Nhằm truyền thông làm cho CBQL, GV, công nhân viên, HS, CMHS và các cấp chính quyền, cộng đồng xã hội, thống nhất tư tưởng, nhận thức đúng đắn mục tiêu, vai trò, vị trí, nhiệm vụ, sự cần thiết phải thực hiện chương trình HĐGDNGLL có hiệu quả tại các nhà trường là yêu cầu cốt lõi của đổi mới giáo dục phổ thông, là điều kiện trực tiếp để nâng cao chất lượng giáo dụcc toàn diện. Từ đó ý thức được trách nhiệm của mình, tạo sự đồng thuận và nhiệt tình ủng hộ, tham gia tổ chức HĐ quan trọng này. Nhận thức đủ và đúng là điều kiện cần để có hành động đúng.

- Nâng cao hiệu quả các HĐ tuyên truyền giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, giáo dục môi trường, giáo dục Đạo đức Mĩ thuật…. cho mọi người; coi đây là biện pháp quan trọng hàng đầu để thay đổi thái độ, hành vi ứng xử của CBQL, GV, CMHS, và HS đối với công tác tổ chức và quản lí HĐGDNGLL.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện

+ Nội dung tuyên truyền, bồi dưỡng về nhận thức

- Mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu giáo dục của trường Tiểu học.

- Cách kiểm tra đánh giá, cách giáo dục con em trong tình hình mới, thực hiện cam kết giáo dục giữa nhà trường và gia đình HS.

- Tầm quan trọng, về vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của HĐGDNGLL trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và sự hình thành phát triển nhân cách của học sinh.

- Cơ sở lí luận cần thiết của HĐGDNGLL cho CBGVCN và CMHS.

- Bồi dưỡng giáo dục để HS có nhận thức đúng và tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa. Học sinh phải hiểu được tham gia HĐGDNGLL chính là quyền lợi và cũng trách nhiệm của mỗi học sinh. Từ đó các em tuyên truyền, vận động cha mẹ, các bạn trong lớp, trong trường tích cực tham gia tốt HĐ này.

+ Cách thực hiện cụ thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Triển khai trong tập thể sư phạm các văn bản về thực hiện nhiệm vụ năm học. Quán triệt trong GV về mục đích ý nghĩa và tầm quan trọng của HĐGDNGLL trong các cuộc họp Hội đồng nhà trường, Đại hội CMHS, Đại hội Liên Đội, Chi Đoàn, …

- Tổ chức hoặc kết hợp với các buổi sinh hoạt chính trị, nghe thời sự, học Nghị quyết, họp hội đồng giáo dục với việc tổ chức các cuộc hội thảo, dự giờ thao giảng mẫu, viết sáng kiến kinh nghiệm về HĐGDNGLL trong đội ngũ CBQL và GV, các hội thảo trao đổi kinh nghiệm QL, tổ chức các HĐ ngoại khoá, các chuyên đề về văn hoá giáo dục, đạo đức, pháp luật,

- Tổ chức các tiết sinh hoạt đầu tuần có nội dung bám sát các nội dung theo chủ điểm từng tháng, sơ kết thi đua, tuyên dương tập thể và cá nhân học sinh điển hình.

- Tổ chức cho HS tham gia các cuộc thi tìm hiểu lịch sử địa phương, đất nước, kiến thức pháp luật qua các hình thức như vẽ tranh, đố vui, thuyết trình, bài viết, trắc nghiệm…; Các phong trào quyên góp từ thiện nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, khơi dậy tính nhân văn, tình người tiềm ẩn trong mỗi con người.

- Cung cấp tài liệu, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng lí luận, nghiệp vụ, khuyến khích GV tự nghiên cứu, học tập các môdule, các nội dung theo chương trình học tập bồi dưỡng thường xuyên do ngành giáo dục chỉ đạo để nắm vững hơn về HĐGDNGLL.

- Thành lập tổ tư vấn học đường hiệu quả, hỗ trợ công tác tiếp dân, tư vấn cho HS tại trường không chỉ là những vấn đề cá nhân mà còn là những việc liên quan đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức người HS.

- Phối hợp với các tổ chức chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội tuyên truyền vận động mọi lực lượng tham gia các HĐGDNGLL. Từ đó, tác động đến tâm lí, nhận thức của CBGVCNV, HS, CMHS và các lực lượng xã hội khác về vai trò, nhiệm vụ, chức năng của HĐGDNGLL trong việc giáo dục toàn diện nhân cách người HS.

- Tích cực lồng ghép, tuyên truyền giáo dục, nêu gương sáng trước HS qua bài giảng trên lớp, tiết học HĐGDNGLL, giờ SHCN, tiết chào cờ và các hoạt động giáo dục tập thể khác…để HS thực hiện tốt năm nhiệm vụ của người HS và năm điều Bác Hồ dạy.

- Thực hiện các khẩu hiệu, biểu ngữ, vẽ tranh trên các vách tường, cầu thang theo chủ đề, phát thanh Măng non…

- Nhân rộng gương điển hình trong tập thể về tổ chức tốt, hiệu quả các HĐGDNGLL trong HS về gương người tốt việc tốt, tham gia tích cực và đạt kết quả cao trong các phong trào..

Tóm lại, tuyên truyền đến toàn thể CBGVCNV, HS và CMHS về chủ trương và tiêu chí nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường nói riêng và của ngành giáo dục nói chung trong giai đoạn hiện nay nhằm tranh thủ sự đồng thuận của các lực lượng giáo dục. Chỉ khi nào có sự tham gia tích cực của tập thể sư phạm nhà trường, sự nhiệt tình đón nhận của HS và sự đồng thuận của cộng đồng xã hội thì HĐGDNGLL mới đạt được chất lượng và hiệu quả mong muốn.

3.2.2. Nhóm giải pháp xây dựng kế hoạch, chỉ đạo điều hành HĐGDNGLL

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

- Nhằm đảm bảo tính ổn định, cân đối, tính hệ thống và tính hướng đích của các HĐ, nhất là các HĐ với qui mô toàn trường. Xây dựng kế hoạch HĐQDNGLL vào trong kế hoạch HĐ chung của nhà trường và quản lí HĐGDNGLL cũng phải bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch.

- Việc xây dựng kế hoạch HĐ cả năm giúp cho Hiệu trưởng có cái nhìn bao quát về HĐGDNGLL diễn ra trong một năm và có sự phân phối các nguồn lực cho HĐ này một cách hợp lí, các bộ phận và cá nhân chủ động trong việc chuẩn bị cho các HĐ đã dự kiến ngay từ đầu năm học.

- Chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các kế hoạch về HĐGDNGLL theo trình tự thời gian phù hợp, đầy đủ nhằm giúp mọi người có cơ sở, động lực thực hiện hiệu quả các HDGDNGLL.

3.2.1.2. Những yêu cầu khi xây dựng kế hoạch

+ Công tác chuẩn bị

- Khảo sát đánh kết quả đạt được trong năm học qua: HT phải tổ chức điều tra cơ bản về điều kiện trường, các lực giá lượng giáo dục, điều kiện CSVC, tài chính, đội ngũ GV, về quy định nội dung, chương trình và các văn bản chỉ đạo của Bộ GD, Sở giáo dục và Phòng giáo dục.

- Dự kiến nội dung HĐGDNGLL của trường.:

- Có thể cho HS, CMHS đăng kí tham gia các nội dung mà các em có thể tham gia trong các nội dung HĐGDNGLL theo qui định.

- Tìm hiểu về các điều kiện cần có để tổ chức HĐGDNGLL như: Con người, CSVC, kinh phí, …

+ Xác định mục tiêu cần đạt của HĐGDNGLL của nhà trường trong năm học, nằm trong tổng thể mục tiêu chung của nhà trường

Xây dựng các chủ điểm của năm học: Căn cứ vào chủ đề năm học, nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, xây dựng các chủ điểm phù hợp với đặc điểm của trường.

+ Xây dựng các loại hình hoạt động cho từng chủ điểm: Chọn lựa các loại hình hoạt động phù hợp để thực hiện chủ đề một cách tốt nhất. Trong từng loại hình hoạt động chọn lựa nội dung cho phù hợp với chủ đề, cho phù hợp với nguyện vọng, năng lực của HS và điều kiện của nhà trường, nên có một số HĐ dành riêng cho HS học hòa nhập và khuyến khích các tổ chuyên môn tổ chức các HĐ riêng của tổ.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện

+ Thành lập ban chỉ đạo HĐGDNGLL

Quản lí HĐGDNGLL được thực hiện chủ yếu ở cấp trường. Ban chỉ đạo HĐGDNGLL gồm: HT, Phó HT, CTCĐ, BTĐ, TPT, TTCM…. được thành lập nhằm quản lí HĐGDNGLL. Nhiệm vụ của ban chỉ đạo là điều hành hoạt động, phối hợp, chuẩn bị các điều kiện (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực) cho hoạt động được tiến hành thuận lợi, cũng như cùng nhau bàn bạc, xử lí linh hoạt các vấn đề phát sinh.

+Xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL

- Cần định rõ mức độ, yêu cầu của từng việc, phù hợp với từng loại đối tượng, có phân công, phân cấp cụ thể. Kế hoạch hoá HĐGDNGLL cần phải gửi cho các thành viên có liên quan trong Hội đồng sư phạm nhà trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Do HĐGDNGLL rất đa dạng, phong phú và phức tạp, nên Hiệu trưởng nhà trường cần đưa kế hoạch này vào kế hoạch năm học, được Hội đồng giáo dục bàn bạc và thông qua trong hội nghị cán bộ công chức đầu năm.

- Căn cứ thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp QL; kế hoạch HĐ của Đoàn, Đội, các bộ phận và những nhiệm vụ chính trị của địa phương để đề ra kế hoạch tổng thể của nhà trường.

- Hiệu trưởng cần định hướng hoạt động nhà trường trong cả năm học.

- Trên cơ sở kế hoạch chung, tuỳ theo yêu cầu của công tác GD và mục tiêu cụ thể của từng tổ chức mà triển khai, xây dựng kế hoạch cho các HĐGDNGLL phù hợp với nhiệm vụ của tổ chức mình.

- Kế hoạch phải được xây dựng với từng điều kiện của từng nhà trường, đáp ứng nhiệm vụ của từng năm học và nhiệm vụ chính trị của từng địa phương.

- Phải có kế hoạch, lịch HĐ cho toàn trường, từng khối lớp, cho từng thời kì, cân đối từ đầu năm đến cuối năm và trong hè. Kế hoạch HĐGDNGLL phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch nhà trường, trong mối quan hệ với các HĐ khác của nhà trường như: kế hoạch dạy - học, kế hoạch xây dựng CSVC,..

- Có lịch HĐ hàng ngày, tuần, tháng, học kì. Có kế hoạch hoạt động đều đặn, cân đối từ đầu năm đến cuối năm và trong hè. Có qui định cho từng khối lớp trong hoạt động chung của nhà trường. Có ý thức nhạy bén phục vụ kịp thời những nhiệm vụ đột xuất.

Cần vận dụng và khéo léo sắp xếp thời gian như chào cờ đầu tuần, có thể kết hợp với việc thông báo tình hình thời sự, sinh hoạt thơ ca… khéo kết hợp các hình thức và nội dung sinh hoạt với nhau để công việc không bị chồng chéo, mất thì giờ, nhàm chán.

- Học kì: Sơ kết thi đua, khen thưởng.

Việc xây dựng lịch HĐ thành nề nếp theo thời gian thực chất là việc đưa kế hoạch năm học vào cuộc sống nhà trường, tạo ra sự ổn định tương đối của HĐGDNGLL.

Vấn đề đặt ra là phải tìm những hình thức HĐ mới, hấp dẫn để thực hiện những ND khá quen thuộc thì mới thu hút được đông đảo HS tham gia một cách tự giác, tích cực, khi đó HĐGDNGLL mới đạt hiệu quả giáo dục cao. HT tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác lập kế hoạch hoạt động, chọn lựa hình thức phù hợp với nội dung giáo dục, tổ chức triển khai thực hiện HĐ phù hợp với tình hình cụ thể lớp mình phụ trách trên cơ sở kế hoạch chung của trường.

+ Chỉ đạo, điều hành thực hiện

Nội dung, chương trình HĐGDNGLL là yếu tố trọng tâm của quá trình giáo dục.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học tại quận thủ đức, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2012 2014 (Trang 87)