3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp
- Nhằm đảm bảo tính ổn định, cân đối, tính hệ thống và tính hướng đích của các HĐ, nhất là các HĐ với qui mô toàn trường. Xây dựng kế hoạch HĐQDNGLL vào trong kế hoạch HĐ chung của nhà trường và quản lí HĐGDNGLL cũng phải bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch.
- Việc xây dựng kế hoạch HĐ cả năm giúp cho Hiệu trưởng có cái nhìn bao quát về HĐGDNGLL diễn ra trong một năm và có sự phân phối các nguồn lực cho HĐ này một cách hợp lí, các bộ phận và cá nhân chủ động trong việc chuẩn bị cho các HĐ đã dự kiến ngay từ đầu năm học.
- Chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các kế hoạch về HĐGDNGLL theo trình tự thời gian phù hợp, đầy đủ nhằm giúp mọi người có cơ sở, động lực thực hiện hiệu quả các HDGDNGLL.
3.2.1.2. Những yêu cầu khi xây dựng kế hoạch
+ Công tác chuẩn bị
- Khảo sát đánh kết quả đạt được trong năm học qua: HT phải tổ chức điều tra cơ bản về điều kiện trường, các lực giá lượng giáo dục, điều kiện CSVC, tài chính, đội ngũ GV, về quy định nội dung, chương trình và các văn bản chỉ đạo của Bộ GD, Sở giáo dục và Phòng giáo dục.
- Dự kiến nội dung HĐGDNGLL của trường.:
- Có thể cho HS, CMHS đăng kí tham gia các nội dung mà các em có thể tham gia trong các nội dung HĐGDNGLL theo qui định.
- Tìm hiểu về các điều kiện cần có để tổ chức HĐGDNGLL như: Con người, CSVC, kinh phí, …
+ Xác định mục tiêu cần đạt của HĐGDNGLL của nhà trường trong năm học, nằm trong tổng thể mục tiêu chung của nhà trường
Xây dựng các chủ điểm của năm học: Căn cứ vào chủ đề năm học, nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, xây dựng các chủ điểm phù hợp với đặc điểm của trường.
+ Xây dựng các loại hình hoạt động cho từng chủ điểm: Chọn lựa các loại hình hoạt động phù hợp để thực hiện chủ đề một cách tốt nhất. Trong từng loại hình hoạt động chọn lựa nội dung cho phù hợp với chủ đề, cho phù hợp với nguyện vọng, năng lực của HS và điều kiện của nhà trường, nên có một số HĐ dành riêng cho HS học hòa nhập và khuyến khích các tổ chuyên môn tổ chức các HĐ riêng của tổ.
3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện
+ Thành lập ban chỉ đạo HĐGDNGLL
Quản lí HĐGDNGLL được thực hiện chủ yếu ở cấp trường. Ban chỉ đạo HĐGDNGLL gồm: HT, Phó HT, CTCĐ, BTĐ, TPT, TTCM…. được thành lập nhằm quản lí HĐGDNGLL. Nhiệm vụ của ban chỉ đạo là điều hành hoạt động, phối hợp, chuẩn bị các điều kiện (nhân lực, vật lực, tài lực, tin lực) cho hoạt động được tiến hành thuận lợi, cũng như cùng nhau bàn bạc, xử lí linh hoạt các vấn đề phát sinh.
+Xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL
- Cần định rõ mức độ, yêu cầu của từng việc, phù hợp với từng loại đối tượng, có phân công, phân cấp cụ thể. Kế hoạch hoá HĐGDNGLL cần phải gửi cho các thành viên có liên quan trong Hội đồng sư phạm nhà trường.
- Do HĐGDNGLL rất đa dạng, phong phú và phức tạp, nên Hiệu trưởng nhà trường cần đưa kế hoạch này vào kế hoạch năm học, được Hội đồng giáo dục bàn bạc và thông qua trong hội nghị cán bộ công chức đầu năm.
- Căn cứ thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp QL; kế hoạch HĐ của Đoàn, Đội, các bộ phận và những nhiệm vụ chính trị của địa phương để đề ra kế hoạch tổng thể của nhà trường.
- Hiệu trưởng cần định hướng hoạt động nhà trường trong cả năm học.
- Trên cơ sở kế hoạch chung, tuỳ theo yêu cầu của công tác GD và mục tiêu cụ thể của từng tổ chức mà triển khai, xây dựng kế hoạch cho các HĐGDNGLL phù hợp với nhiệm vụ của tổ chức mình.
- Kế hoạch phải được xây dựng với từng điều kiện của từng nhà trường, đáp ứng nhiệm vụ của từng năm học và nhiệm vụ chính trị của từng địa phương.
- Phải có kế hoạch, lịch HĐ cho toàn trường, từng khối lớp, cho từng thời kì, cân đối từ đầu năm đến cuối năm và trong hè. Kế hoạch HĐGDNGLL phải được xây dựng trên cơ sở kế hoạch nhà trường, trong mối quan hệ với các HĐ khác của nhà trường như: kế hoạch dạy - học, kế hoạch xây dựng CSVC,..
- Có lịch HĐ hàng ngày, tuần, tháng, học kì. Có kế hoạch hoạt động đều đặn, cân đối từ đầu năm đến cuối năm và trong hè. Có qui định cho từng khối lớp trong hoạt động chung của nhà trường. Có ý thức nhạy bén phục vụ kịp thời những nhiệm vụ đột xuất.
Cần vận dụng và khéo léo sắp xếp thời gian như chào cờ đầu tuần, có thể kết hợp với việc thông báo tình hình thời sự, sinh hoạt thơ ca… khéo kết hợp các hình thức và nội dung sinh hoạt với nhau để công việc không bị chồng chéo, mất thì giờ, nhàm chán.
- Học kì: Sơ kết thi đua, khen thưởng.
Việc xây dựng lịch HĐ thành nề nếp theo thời gian thực chất là việc đưa kế hoạch năm học vào cuộc sống nhà trường, tạo ra sự ổn định tương đối của HĐGDNGLL.
Vấn đề đặt ra là phải tìm những hình thức HĐ mới, hấp dẫn để thực hiện những ND khá quen thuộc thì mới thu hút được đông đảo HS tham gia một cách tự giác, tích cực, khi đó HĐGDNGLL mới đạt hiệu quả giáo dục cao. HT tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác lập kế hoạch hoạt động, chọn lựa hình thức phù hợp với nội dung giáo dục, tổ chức triển khai thực hiện HĐ phù hợp với tình hình cụ thể lớp mình phụ trách trên cơ sở kế hoạch chung của trường.
+ Chỉ đạo, điều hành thực hiện
Nội dung, chương trình HĐGDNGLL là yếu tố trọng tâm của quá trình giáo dục. Qua việc thực hiện nội dung, chương trình học sinh được hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, từ đó hình thành năng lực, phẩm chất, phát triển trí tuệ, tình cảm, thể lực, ý chí, lí luận và khả năng HĐ thực tiễn. Việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội dung, chương trình HĐGDNGLL là yếu tố cơ bản để thực hiện mục tiêu giáo dục. Vì vậy, nhà trường phải xem đây là vấn đề cỏ tính pháp lệnh và cần có sự chỉ đạo thực hiện một cách thống nhất.
- HT phải phân công rõ ràng từng nội dung công việc đến từng người thực hiện. Sự phân công phải cụ thể: Nội dung công việc, thời gian hoàn thành, chất lượng sản phẩm. Việc phân công tổ chức HĐGDNGLL được thực hiện qua sự phân cấp QL. Hiệu trưởng phân công TPT xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL của trường trong năm học theo Chương trình HĐGDNGLL của phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện chỉ đạo, hướng dẫn. GVCN các lớp sẽ xây dựng kế hoạch bộ phận và thực hiện nội dung chương trình HĐGDNGLL với sự theo dõi, kiểm tra và đánh giá của Ban chỉ đạo. Việc triển khai HĐGDNGLL của các lớp sẽ được thống nhất về nội dung và các tổ chức tiến hành thông qua các cuộc họp Hội đồng sư phạm tùy theo quy mô tổ chức trong trường. Các HĐGDNGLL được tổ chức theo qui mô khác nhau: theo lớp, cụm lớp, cụm khối và cụm trường.
- Giám sát thực hiện tiến độ và điều chỉnh kịp thời những bất hợp lí, tháo gỡ khó khăn và những trở ngại trong quá trình thực hiện kế hoạch, uốn nắn kịp thời những lệch lạc theo đúng quĩ đạo của chương trình. Sau mỗi hoạt động đều phải tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm cụ thể trong chỉ đạo QL và tổ chức thực hiện.
- Vận động, khơi gợi, tạo điều kiện cho Ban đại diện CMHS cùng xây dựng kế hoạch HĐGDNGLL chung của toàn trường.
Tóm lại, khi xây dựng kế hoạch phải bám sát kế hoạch chỉ đạo chung của cấp trên, phải phù hợp với tình hình kinh tế địa phương và đặc biệt là phải phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của trường. Kế hoạch phải cụ thể rõ ràng, về thời gian, mục tiêu, nội dung, phương pháp tổ chức thực hiện và phải được quán triệt đến tất cả giáo viên, cán bộ, nhân viên và học sinh trong trường. Tất cả các HĐ giáo dục theo chủ
điểm đều phải được xác định rõ thời gian triển khai, mục tiêu giáo dục; xây dựng kế hoạch cho một hoạt động, phải chọn lựa hình thức hoạt động thật cụ thể, mang tính khả thi. Chương trình HĐGDNGLL do phòng giáo dục và đào tạo quận chỉ đạo, hướng dẫn nên có tính chất khái quát, gợi mở. Nhà trường cần phải có sự thống nhất cao từ Ban giám hiệu đến từng CBGV trong nhà trường, Hiệu trưởng phải duyệt kế hoạch đầy đủ, cụ thể theo qui trình từ GV, tổ chuyên môn, các đoàn thể.