Hoạtđộng ngoài giờ lên lớp:

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học tại quận thủ đức, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2012 2014 (Trang 53)

- Các trường đã thực hiện các tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL) theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM và theo hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thủ Đức.

- Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể theo chủ điểm hàng tháng gắn kết các HĐ ngoại khóa với phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực". Thông qua các tiết HĐGDNGLL, GV đã lồng ghép những nội dung giáo dục kĩ năng sống, giáo dục ý thức pháp luật, ý thức bảo vệ môi trường…Tủ sách pháp luật được phát huy hiệu quả thông qua những HĐ hội thi, qua việc tuyên truyền, giới thiệu sách cho CB-GV-CNV và HS hàng quí hoặc khi có đầu sách mới.

- Công tác giáo dục truyền thống, đạo đức lối sống cho HS được nhiều đơn vị quan tâm và đẩy mạnh như tổ chức các hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương, tìm hiểu về truyền thống địa phương, tổ chức các ngày Chủ Nhật Xanh …

- Thực hiện giảng dạy và giáo dục an toàn giao thông và môi trường thường xuyên, hiệu quả.

2.2.4. Tình hình CSVC - Thiết bị dạy học, ngân sách Tiểu học

Bảng 2.3. Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học Tiểu học

TT Chỉ tiêu Theo từng năm học

2011 - 2012 2012 – 2013 2013 - 2014 I Phòng học và diện tích đất Tổng số phòng học 1232 1237 1315 Phòng học kiên cố 1196 1196 1274 Phòng học cấp 4 36 41 41 Phòng học tạm Tỉ số lớp/ số phòng học 100/72 100/75 100/78

Diện tích khuôn viên trường m2/bình

quân cho 100 hs 510 530 550

II Thiết bị dạy học và sách giáo khoa

Tỉ lệ trường có phòng TN 100 100 100

Tỉ lệ trường có Thư viện 100 100 100

Tỉ lệ trường có phòng bộ môn 100 100 100

Tỉ lệ học sinh / máy tính 2% 2.5% 3%

Tỉ lệ HS có từ 90-100% SGK theo yêu

cầu 100 100 100

Bảng 2.4. Ngân sách giáo dục Quận Thủ Đức chi cho giáo dục TH.

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Chỉ tiêu Theo từng năm hành chính

2011 2012 2013 2014

1 Chi ngân sách nhà nước Quận cho sự

nghiệp giáo dục. 198 245 272 299

2

Chi ngân sách nhà nước phân theo:

- Chi thường xuyên 198 245 272 299

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản 14 15 16 17

3 Tỉ lệ chi cho giáo dục trong tổng chi

ngân sách địa phương 30 30 30 30

2.2.5. Đặc điểm tình hình và HĐGDNGLL ở một số trường tiểu học ở Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

2.2.5.1. Trường TH Đặng Văn Bất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Địa chỉ trường: 30/6, Đường 35, Khu phố 2, Phường Linh Đông, Quận Thủ Đức, TPHCM. Trường có tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên: 43 người, trong đó Ban giám hiệu 3 người, 28 giáo viên chủ nhiệm, 3 giáo viên Tiếng Anh và 9 công nhân viên. Tổng số học sinh là 1132 HS phổ thông và 18 HS học hòa nhập. Trường có 28 phòng học và các phòng chức năng.

- Trong quá trình QL, nhà trường có một số thuận lợi như: Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo dục - Đào tạo, UBND Quận Thủ Đức cũng như sự hỗ trợ nhiệt tình của Ban đại diện cha mẹ học sinh, tập thể rất đoàn kết, đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm, đa số đạt chuẩn và trên chuẩn, có tinh thần trách nhiêm cao, sân trường có rất nhiều cây xanh, thoáng mát, bố trí đẹp, khoảng sân rộng thích hợp cho việc tổ chức các HĐGDNGLL. Tuy nhiên, nhà trường cũng gặp một số khó khăn như: CMHS là nông dân, ít quan tâm đến việc học của HS, một số CMHS có hoàn cảnh khó khăn nên khoán trắng con em cho nhà trường, một số GV còn chú trọng việc dạy học trên lớp, chưa quan tâm nhiều việc giáo dục ngoài giờ lên lớp.

2.2.5.2. Trường TH Đào Sơn Tây

- Địa chỉ trường: 65 Quốc lộ 13 cũ, khu phố 6, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức. Trường có tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên: 44 .người, trong đó Ban giám hiệu 2 người, 29 giáo viên chủ nhiệm, 5 giáo viên Tiếng Anh và 8 công nhân viên. Tổng số học sinh là 1239 học sinh PT và 11 HS học hòa nhập. Trường có 28 phòng học và các phòng chức năng.

Trường thành lập từ năm 2010 chỉ có khối Một, sau đó số GV và HS mỗi năm tăng lên theo số lớp học. Đến nay, trường đã có đủ 5 khối từ khối Một đến khối Năm. CBQL cũng mới được bổ nhiệm cùng năm thành lập trường, giáo viên đa số mới ra trường nên đều chưa có nhiều kinh nghiệm trong QL, số lượng GV và HS không ổn định, HS có hoàn cảnh khó khăn nhiều, trường chưa có nhiều cây xanh có bóng mát, sân trường chật hẹp, thường ngập nước khi mưa lớn hay triều cường nên cũng gây khó khăn cho việc tổ chức các HĐGDNGLL trong toàn trường cũng như các hoạt động

TDTT một cách quy mô và đầy đủ. Ngoài ra, giáo viên cũng thường dành thời gian của hoạt động ngoài giờ lên lớp để ôn kiến thức, kĩ năng, giải quyết các phần việc về lĩnh vực dạy học.

2.2.5.3. Trường TH Trần Văn Vân

- Địa chỉ trường: 15, Đường 11, Khu phố 4, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức. - Trường có tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên: 47 người, trong đó Ban giám hiệu 3 người, 33 giáo viên chủ nhiệm và 3 giáo viên Tiếng Anh, 8 công nhân viên. Tổng số học sinh là 1162 HS phổ thông và 2 HS học hòa nhập. Trường có 28 phòng học và các phòng chức năng.

Trong quá trình QL nhà trường, quản lí HĐGDNGLL, Ban giám hiệu có một số thuận lợi như: Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo dục - Đào tạo, UBND Quận Thủ Đức cũng như sự hỗ trợ nhiệt tình của Ban đại diện CMHS, tập thể sư phạm có tinh thần trách nhiệm cao, luôn thống nhất, đoàn kết trong nhà trường. Bên cạnh đó, nhà trường cũng gặp một số khó khăn như: Sĩ số học sinh mỗi lớp khá đông, trình độ HS không đồng đều, cơ sở vật chất còn hạn chế, diện tích sân trường nhỏ so với số lượng học sinh của trường, trường hiện có 17/36 lớp học 1 buổi/ ngày, vì vậy

còn khó khăn khi tổ chức các HĐGDNGLL cho học sinh trong cùng khối.

2.2.5.4. Trường TH Đặng Thị Rành

Địa chỉ trường: 137 Quốc lộ 13 cũ, khu phố 2, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức. Trường có tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên: 43 .người, trong đó Ban giám hiệu 2 người, 29 giáo viên chủ nhiệm, 3 giáo viên Tiếng Anh và 9 công nhân viên. Tổng số học sinh là 1292 học sinh PT và 9 HS học hòa nhập. Trường có 28 phòng học và các phòng chức năng.

Trong quá trình QL, nhà trường có một số thuận lợi như sau: Công tác tiếp quản trên nền tảng đã có, chất lượng chuyên môn của nhà trường đã không ngừng được nâng cao, ngày càng đi vào chiều sâu. Tuy nhiên, nhà trường cũng gặp khó khăn trong công tác QL vì trường có hai điểm: Trường chính có 24 lớp, phân hiệu có 4 lớp, một số giáo viên lớn tuổi chưa tích cực trong các phong trào. Hơn thế nữa, sân trường cũng hay bị ngập nước khi mưa lớn hay triều cường.

Tóm lại, khó khăn chung của cả bốn trường là việc giáo viên chưa quan tâm nhiều việc giáo dục ngoài giờ lên lớp, chỉ chú trọng việc dạy học trên lớp; giáo viên chưa có kĩ năng tổ chức HĐ, thường dành thời gian của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để ôn kiến thức. Một số CMHS có hoàn cảnh khó khăn nên khoán trắng con em cho nhà trường; Sân trường nhỏ, CSVC cũng chưa đáp ứng được cho HĐGDNGLL; đặc biệt, ở cả bốn trường, Tổng phụ trách đều là GVCN kiêm nhiệm.

2.3. Thể thức nghiên cứu

2.3.1. Xây dựng bộ công cụ khảo sát

Sử dụng bộ phiếu khảo sát, dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, để khảo sát về mức độ nhận thức và thực trạng tổ chức và quản lí HĐGDNGLL cho CBQL, Tổng phụ trách, CMHS, GV và HS ở các trường Tiểu học tại Quận Thủ Đức, TPHCM bằng cách xây dựng 3 phiếu khảo sát với những nội dung phù hợp, để tiến hành thực hiện cho 3 đối tượng: CBQL, GV và HS.

2.3.2. Mô tả phiếu khảo sát

Mỗi phiếu khảo sát gồm hai phần: phần 1 là thông tin về trình độ, chức vụ, thâm niên; phần 2 là các câu hỏi và câu trắc nghiệm về sự cần thiết, tầm quan trọng và việc tổ chức các HĐGDNGLL; về sự phối hợp tổ chức và quản lí, những thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân và hiệu quả đạt được, cũng như khảo sát tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất ở 4 trường khảo sát.

2.3.3. Cách xử lí số liệu

Để xử lí số liệu điều tra, tác giả dùng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục như: tính tỉ lệ %, giá trị trung bình, ước lượng, kiểm định..., trên tổng số các đối tượng được khảo sát. Số liệu được nhập vào và xử lí thông qua phần mềm excel, SPSS phiên bản 16.0

Trong các phiếu trưng cầu ý kiến và khảo sát, mỗi nội dung hỏi, qui định mức thang điểm đánh giá (mã hóa). (Bảng 2.5)

Trong phiếu khảo sát học sinh, câu 1 tính theo tỉ lệ phần trăm. 2.3.4. Cách khảo sát

Tác giả liên hệ trường khảo sát, trực tiếp hướng dẫn CBGV và HS thực hiện phiếu khảo sát.

Bảng 2.5. Bảng tính điểm xếp loại trung bình

TT Mức điểm 5 Mức điểm 3 Mức điểm 2

Mã hóa/

Điểm Mức độ thực hiện Mã hóa/ Điểm Mức độ thực hiện Mã hóa/ Điểm thực hiện Mức độ

01 5 4.5-5 Tốt Rất cần thiết Rất thuận lợi Rất khó khăn 3 2.5-3 Thường xuyên Rất nghiêm trọng Rất cần thiết Rất khả thi Đáp ứng tốt 1.5-2 Nguyên nhân ưu điểm 02 4 3.5- 4.4 Khá Cần thiết Thuận lợi Khó khăn 2 1.5-2.4 Thỉnh thoảng Nghiêm trọng Cần thiết Khả thi Đáp ứng ở mức độ bình thường 1-1.4 Nguyên nhân hạn chế 03 3 2.5-3.4 Trung bình Có cũng được, không cũng được Bình thường Bình thường 1 1-1.4 Không có Bình thường Không cần thiết Không khả thi Hoàn toàn chưa đáp ứng

04 2 1.5- 2.4 Yếu Không cần thiết Khó khăn Không khó khăn 05 1 1-1.4 Kém Không có ý kiến Rất khó khăn Không có ý kiến 2.4. Kết quả khảo sát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.1. Tình hình đội ngũ giáo viên và học sinh, cơ sở vật chất, thiết bị của 4 trường khảo sát trường khảo sát

- Cơ cấu tổ chức

Tổng số bảng khảo sát thu về hợp lệ là 378, trong đó đối tượng quản lí là 10 người (chiếm 2.65%), giáo viên là 133 (chiếm 35.19%) và học sinh là 235 (chiếm 62.17%). Số liệu được nhập vào và xử lí thông qua phần mềm excel, SPSS phiên bản 16.0.

- Trình độ học vấn

Bảng 2.6. Thống kê trình độ học vấn

Đối tượng CBQL Giáo viên

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Trình độ học vấn Đại học 10 100% 108 81.20% Cao đẳng 21 15.79% Trung học 4 3.01%

Về học vấn, 10 CBQL đều có trình độ là đại học (chiếm 100%). Giáo viên có trình độ đại học chiếm đa số là 108 người (chiếm 81.20%), trình độ cao đẳng là 21 người (chiếm 15.79%) và trình độ trung học là 4 người (chiếm 3.01%). Như vậy GV trên chuẩn chiếm tỉ lệ 97%, đạt chuẩn tỉ lệ là 3.01% là một điều kiện vô cùng thuận lợi cho công tác quản lí HĐGDNGLL.

- Chất lượng giáo dục Bảng 2.7. Chất lượng học lực học sinh Năm học Số lớp Số học sinh GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU SL TL SL TL SL TL SL TL 2012-2013 109 4691 3407 72.6 967 20.6 277 5.9 40 0.9 2013-2014 119 5275 4044 76.7 932 17.7 274 5.2 25 0.4

Theo kết quả trên, ở năm học 2013 - 2014, số HS đạt học lực giỏi chiếm tỷ lệ 76.7%, tăng 4.1% so với năm học 2012 - 2013, tỉ lệ HS yếu giảm từ 0.9% xuống còn 0.4%, giảm 0,5 %. Như vậy, chất lượng giáo dục bậc Tiểu họcc ở Quận Thủ Đức đã có tiến bộ.

Bảng 2.8. Chất lượng hạnh kiểm học sinh

Năm học Số lớp Ssinh ố học THĐĐ CHƯA THĐĐ

SL TL SL TL

2012-2013 109 4691 4691 100% 00 00

Qua bảng thống kê 2.8, HS đạt hạnh kiểm thực hiện đủ đầy đủ là 100%. Điều đó chứng tỏ rằng HS trên địa bàn quận Thủ Đức đa phần là HS ngoan, có đạo đức tốt, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và 5 nhiệm vụ của người HS.

- Tình hình cơ sở vật chất: Bảng 2.9. Tình hình cơ sở vật chất Phòng chức năng Phòng học Phòng bộ môn Phòng thiết bị

Thư viện Cộng Kiên cố Bán kiên cố Tạm Cộng 4 (Tiếng Anh) 3 4 ( trong đó đạt xuất sắc:2, tiên tiến: 1 và chuẩn:1) 11 109 00 00 109

Như vậy, các trường đều có phòng bộ môn Tiếng Anh, phòng thiết bị có 3 trường có, thư viện đạt chuẩn 100%, các phòng học kiên cố là điều kiện hỗ trợ đắc lực cho HĐGDNGLL. Tuy nhiên, phòng bộ môn chỉ là phòng dùng chung với phòng học của HS nên cũng không thuận tiện cho việc sử dụng.

Bảng 2.10. Tình hình thiết bị

Bàn Laptop Projector Casset Cộng

26 (mới: 14 Cũ: 12 ) 16 (mới: 7 Cũ: 9 ) 29 (mới: 10 Cũ: 19 ) 49 (mới: 15 Cũ: 34 ) 120 (mới: 46 Cũ: 74 )

Qua bảng thống kê 2.10, hiện nay trang thiết bị ở các trường còn thiếu nhiều, đa phần đã cũ, GV phải tự trang bị thêm; các phần mềm sử dụng chưa cập nhật kịp thời, chỉ có một trường đã sử dụng bảng tương tác nhưng chỉ mới dùng cho việc giảng dạy Tiếng Anh còn các môn khác thì chưa thực hiện được do GV không biết sử dụng; các dụng cụ phục vụ cho các phong trào như sách tham khảo và tài liệu hướng dẫn GV, tranh ảnh, băng đĩa còn thiếu, hệ thống âm thanh chưa tốt, hội trường, phòng, sân bãi, các phương tiện để tổ chức các trò chơi, để luyện tập và thi đấu TD - TT chưa đáp ứng nhu cầu cho HĐ. Để có đủ CSVC, trang thiết bị cho việc QL và giáo dục một cách hiệu quả các hoạt động giáo dục nói chung và HĐGDNGLL nói riêng thì cần có sự quan tâm đầu tư về kinh phí từ nhiều nguồn khác nhau của các lực lượng trong XH.

2.4.2. Thực trạng tổ chức HĐGDNGLL ở các trường Tiểu học tại Quận Thủ Đức giai đoạn 2012 - 2014 Đức giai đoạn 2012 - 2014

Bảng 2.11. Ý kiến về mức độ cần thiết của HĐGDNGLL

TT Nội dung Đối tượng Mẫu Trung

bình 01 Mức độ cần thiết của HĐGDNGLL CBQL 10 4.80 GV 133 4.60 HS 235 4.30

Kết quả điều tra về việc đánh giá mức độ cần thiết của HĐGDNGLL đối với CBQL, GV và HS là rất đồng đều. Hầu hết CBQL, GV và HS đều đánh giá HĐGDNGLL là rất cần thiết. Điều này chứng tỏ từ lãnh đạo nhà trường đến GV và HS đều có nhận thức đúng đắn về vai trò của HĐGDNGLL trong việc giáo dục toàn diện HS. Tuy nhiên mức trung bình của HS thấp hơn so với CBQL và GV là do còn có HS cho rằng HĐGDNGLL là không cần thiết vì tốn thời gian, gây mệt mỏi làm ảnh hưởng đến việc học trên lớp. Đây là lí do để các CBQL, GVCN và các đoàn thể trong nhà trường cần chú ý để có giải pháp nâng cao hơn nữa nhận thức của HS về sự cần thiết của HĐGDNGLL trong nhà trường TH.

2.4.2.2. Nhận thức về tầm quan trọng của HĐGDNGLL

Bảng 2.12. Ý kiến về tầm quan trọng của HĐGDNGLL

TT Nội dung tượng Đối Mẫu Trung bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

01 Củng cố, mở rộng, nâng cao kiến thức các môn học. CBQL 10 4.80

Một phần của tài liệu thực trạng quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học tại quận thủ đức, thành phố hồ chí minh giai đoạn 2012 2014 (Trang 53)