Trọng tâm cải cách hành chính trong hoạt động BHXH là cải cách thủ tục tham gia và thụ hƣởng các chính sách, chế độ BHXH, từ đó tạo ra nhiều thuận lợi cho ngƣời lao động tham gia đóng BHXH, đây là lĩnh vực đƣợc BHXH thị xã Phúc Yên thƣờng xuyên quan tâm. Là một thị xã có nhiều đối tƣợng, với một khối lƣợng lớn hồ sơ hƣởng các chế độ BHXH, bên cạnh việc xử lý, tính toán bằng phƣơng pháp thủ công, BHXH tỉnh đã ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào quy trình xét duyệt hồ sơ hƣởng BHXH theo hƣớng cải cách hành chính, giảm thiểu các giấy tờ, thủ tục không cần thiết cho ngƣời lao động và đơn vị. Thực hiện cơ chế “một cửa” trong công tác giải quyết chế độ, chính sách BHXH bƣớc đầu có tác dụng tốt, đƣợc đơn vị sử dụng lao động và ngƣời lao động đánh giá cao.
Để quản lý tốt nguồn thu BHXH, bên cạnh thực hiện cập nhật ghi chép số liệu theo các mẫu biểu (16 mẫu), BHXH thị xã Phúc Yên triển khai chƣơng trình phần mền ứng dụng "Hệ thống thông tin quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc". Với việc ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý thu BHXH đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan BHXH và ngƣời sử dụng lao động trong công tác thu BHXH. Việc ứng
dụng phần mền tin học vào quản lý thu BHXH bắt buộc cho phép BHXH tỉnh quản lý đƣợc chặt chẽ, nhanh, thuận tiện, giảm thiểu đáng kể số lao động thủ công. Với chƣơng trình này, cơ quan BHXH từ tỉnh đến BHXH các huyện, thị xã, thành phố thực hiện quản lý bằng cơ sở dữ liệu đối tƣợng tham gia BHXH từ quá trình công tác, chức danh ngành nghề, lịch sử tiền lƣơng, thân nhân của đối tƣợng... cho phép chuyển dữ liệu để xét duyệt thanh toán các chế độ BHXH khi phát sinh, phục vụ đắc lực cho cải cách hành chính theo mô hình "một cửa".
Trong những năm qua, công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện BHXH trên địa bàn thị xã Phúc Yên đã từng bƣớc đi vào nề nếp. Từ năm 2010 đến 2014, đã thực hiện 188 cuộc kiểm tra, bao gồm kiểm tra của cơ quan BHXH và kiểm tra liên ngành, trong đó kiểm tra 183 đơn vị sử dụng lao động. Thông qua công tác kiểm tra đã phát hiện và xử lý nhiều trƣờng hợp vi phạm BHXH, chủ yếu là việc kê khai không đầy đủ số lao động thuộc diện tham gia BHXH, kê khai mức lƣơng đóng BHXH thấp hơn mức lƣơng thực tế, ký hợp đồng lao động nhiều lần dƣới 3 tháng để né tránh việc đóng BHXH cho ngƣời lao động, khai man tuổi đời và thời gian công tác tính hƣởng BHXH...
Kết quả sai phạm chính sách, chế độ BHXH tại BHXH thị xã Vĩnh Phúc nhƣ sau:
Bảng 3.8: Kết quả xử lý sai phạm BHXH thị xã Phúc Yên năm 2010-2014 Các năm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số lƣợng DN nợ BHXH 5 8 7 11 9 Số lƣợng lao động nợ BHXH 1.088 1.194 938 1.383 1.765 Mức lãi phạt (%) 9% 14,20% 14,50% 15% 18% Số tiền phạt thu đƣợc 446.625 839.505 1.376.686 1.608.318 2.987.753 Trong dó
Số tiền truy thu (nghìn
đồng) 267.975 545.678 839.778 932.824 1.374.366 Số tiền nộp chậm (nghìn đồng) 178.650 293.827 536.907 675.494 1.613.387
Nhận xét: Các vi phạm về BHXH thị xã Vĩnh Yên thƣờng rơi vào nhóm các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do làm ăn khó khăn việc trích lập quỹ BHXH thƣờng khó khăn. Trong năm 2010 có 05 đơn vị vi phạm BHXH thị xã Vĩnh Yên đã xử lý và thu hồi đƣợc 446.625 nghìn đồng tiền phạt. Năm 2011, thu đƣợc 839.505 nghìn đồng tiền phạt. Năm 2012 thu đƣợc 1.376.686 nghìn đồng, năm 2013 thu đƣợc 1.608.318 nghìn đồng. Năm 2014 thu đƣợc 2.987.753 nghìn đồng. Chênh lệc tăng so với năm 2013 là 1.413.606 nghìn đồng, tăng gấp hơn hai lần so với năm 2013. Nguyên nhân tăng là do công tác thanh tra kiểm tra BHXH thị xã Vĩnh Yên đƣợc thực hiện triệt để và quyết liệt.
- Bên cạnh đó công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân chủ yếu
tập trung vào việc thụ lý, giải quyết đơn thƣ khiếu nại dừng hƣởng chế độ mất sức lao động và giải quyết đơn thƣ tố cáo khai man tuổi đời, thời gian tính hƣởng BHXH.
Điều đáng cần lƣu ý là đơn tố cáo hƣởng sai chế độ hƣu trí, mất sức lao động, tuy ít nhƣng rất phức tạp và tính chất, mức độ sai phạm lại nghiêm trọng, cho thấy việc quản lý chế độ chính sách BHXH trƣớc đây còn nhiều sơ hở, lợi dụng. Mặt khác, việc thụ lý và giải quyết các đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của cấp có thẩm quyền còn nhiều hạn chế, có biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm, gây phiền hà cho công dân.
Thanh tra, kiểm tra còn nhiều hạn chế, vƣớng mắc. Tại Phúc Yên, năm nào liên ngành cũng tổ chức những cuộc thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động- BHXH, đƣợc tổ chức rất quy mô, có cả thanh tra Bộ Lao động Thƣơng binh & Xã hội vào cuộc. Nhƣng thực chất việc thanh tra chuyên ngành về BHXH rất ít, mỗi năm đƣợc gần chục doanh nghiệp, trong khi số lƣợng doanh nghiệp cần phải thanh tra rất nhiều. Trên thực tế, lực lƣợng làm công tác thanh tra quá mỏng, Phòng Thanh tra thuộc sở Lao động Thƣơng binh & Xã hội tỉnh chỉ có biên chế trên dƣới 10 ngƣời, trong khi đó lực lƣợng này phải căng trên tất cả các lĩnh vực khác nhƣ an toàn lao động, phòng chống TNXH... Việc tổ chức thanh tra, kiểm tra đã khó, việc xử lý sau đó đối với các trƣờng hợp vi phạm cũng rất hạn chế. Từ năm 2011 đến nay, BHXH Phúc Yên phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra 21 doanh nghiệp, thì doanh nghiệp nào cũng vi phạm về đăng ký không đủ số lao động tham gia BHXH, thƣờng xuyên nợ BHXH từ 6 tháng đến 18 tháng đóng BHXH. Sau kiểm
tra, có biên bản xử lý hẳn hoi, song doanh nghiệp không thực hiện, cơ quan chức năng không kiên quyết xử lý, thành ra kiểm tra rồi để đó, mất hiệu lực, doanh nghiệp cứ thế “đƣợc nƣớc” tiếp tục vi phạm; tình trạng xử lý vi phạm nhƣ trên vừa thiếu nghiêm túc, lại không có tác dụng răn đe. Tuy nhiên, cũng phải thấy một thực tế là doanh nghiệp khó khăn, có những doanh nghiệp nhƣ đang đứng bờ phá sản, thiếu việc làm, công nhân không có thu nhập, lo trƣớc mắt chƣa đủ thì khó có thể nghĩ lợi ích sau này, cũng là cái khó bó cái khôn. Về mặt chủ quan, cơ quan BHXH chƣa có các biện pháp hữu hiệu nhằm mở rộng, phát triển đối tƣợng ở khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc.