Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 57)

2.1.1. Phương pháp phân tích tổng hợp

Phƣơng pháp phân tích tổng hợp đƣợc sử dụng trong suốt quá trình phân tích. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp đƣợc sử dụng để thẩm định, giải quyết những vấn đề còn tranh cãi, chƣa có sự thống nhất giữa các nhà khoa học. Phân tích tổng hợp giúp chúng ta tìm ra lỗ hổng của các nghiên cứu trƣớc, những lĩnh vực nào cần phải nghiên cứu và chứng minh thêm.

Thông thƣờng, phân tích tổng hợp là hai quá trình của một vấn đề, chúng không thể tách rời nhau mà hợp lại bổ trợ cho nhau. Phân tích là giai đoạn cần thiết của bất kỳ một nghiên cứu nào. Tổng hợp là việc xác định những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cũng nhƣ những yếu tố tác động qua lại lẫn nhau.

Áp dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp trong luận văn để xem xét xem có các nghiên cứu nào trong công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội chƣa, các nghiên cứu đƣợc thực hiện nhƣ thế nào, kết quả nghiên cứu là gì? Phân tích tổng hợp để phát hiện các khoảng trống trong các nghiên cứu trƣớc, làm cơ sở cho việc thực hiện các nội dung của đề tài.

Trên cơ sở phân tích tổng hợp, đánh giá toàn diện các nội dung, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài về thực trạng hoạt động quản lý thu Bảo hiểm xã hội trên địa

bàn thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc, thực trạng các quy định pháp lý về hoạt động công tác quản lý thu BHXH…Thông qua đó phát hiện ra những mặt hạn chế trong công tác thu BHXH, từ đó tìm ra nguyên nhân của hạn chế và đề xuất những giải pháp khắc phục.

Phương pháp phân tích tổng hợp được thực hiện qua các bước sau:

2.1.1.1. Tìm kiếm nguồn tài liệu: Tổng hợp số liệu tài liệu thứ cấp

Luận văn đƣợc hoàn thành trên cơ sở sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống, phân tích và tổng hợp các số liệu thứ cấp theo cách tiếp cận hệ thống. Các số liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu thống kê, báo cáo đã đƣợc công bố của BHXH thị xã Phúc Yên Tỉnh Vĩnh Phúc và Hồ sơ quản lý nhân sự tại Phòng Tổ chức hành chính, phòng Kế toán tài vụ trong đơn vị; Nghiên cứu giáo trình, tài liệu tham khảo; các tạp chí chuyên ngành để tìm hiểu về định hƣớng, chính sách của Nhà nƣớc, tìm hiểu về lĩnh vực quản lý thu BHXH chuyên sâu về chính sách và phƣơng thức tạo động lực.

Tìm hiểu thông tin về các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm và cụ thể về công tác quản lý thu BHXH khác để hiểu về điểm mạnh, điểm yếu cũng nhƣ định hƣớng của họ từ đó có thể đƣa ra đƣợc các giải pháp phù hợp hơn với cơ quan BHXH Thị xã Phúc Yên Tỉnh Vĩnh Phúc.

Đối với các số liệu thứ cấp, luận văn sử dụng các nguồn số liệu đƣợc lấy từ: Bảo hiểm xã hội Thị xã Phúc Yên, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc, Tạp chí Bảo hiểm xã hội Việt Nam, số liệu từ các buổi hội thảo khoa học và số liệu từ Website.

Hệ thống thƣ viện: Thƣ viện quốc gia, thƣ viện các trƣờng đại học để tìm kiếm các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các đề tài nghiên cứu, các bài báo trong và ngoài nƣớc

Tìm kiếm nguồn tài liệu

Thu thập và xử lý dữ liệu

Thực hiện phân tích tổng

Tài liệu từ các bộ ngành: Bộ Lao Động Thƣơng Binh và Xã Hội, Cơ quan Bảo hiểm Xã Hội Việt Nam, Cơ quan Bảo hiểm Xã Hội tỉnh Vĩnh Phúc, ,Báo cáo tổng kết tình hình thu hàng năm của Bảo hiểm Thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc, Tạp chí BHXH Việt Nam, Các văn bản Quy phạm pháp luật về luật BHXH Việt Nam. Ngoải ra tài liệu còn thu thập từ các buổi hội thảo khoa học liên quan đến các hoạt động thu của Bảo hiểm Xã hội.

Sau khi phân loại tài liệu tác giả đã xác định các vấn đề liên quan cần đọc. Khi nghiên cứu tài liệu, tác giả đánh đánh dấu toàn bộ các thông tin cần thiết phục vụ cho việc tra cứu sau này. Một số thông tin tôi đã trích dẫn trực tiếp, một phần tác giả tổng hợp hoặc khái quát ý để diễn đạt lại trong luận văn.

2.1.1.2. Thu thập và xử lý số liệu

Từ các nguồn số liệu trên tác giả xử lý qua phần mềm excel. Kết quả của quá trình xử lý là các số liệu, bảng biểu phân tích và các biểu đồ đƣợc sử dụng trong đề tài nghiên cứu.

2.1.1.3. Thực hiện phân tích và tổng hợp

Từ các số liệu, bảng biểu và biểu đồ đã đƣợc xử lý, đề tài tập trung phân thích thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm Xã hội trên địa bàn Thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ ra các hạn chế còn tồn tại, nguyên nhân của hạn chế. Trên cơ sở tổng hợp các kết quả phân tích, kết luận của các cuộc hội thảo của các chuyên gia để đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm Xã hội trên địa bàn Thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm thực hiện

Bảo Hiểm Xã Hội Thị xã Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc.

2.2.2. Thời gian và không gian nghiên cứu:

- Thời gian : Các tài liệu phục vụ đánh giá thực trạng đƣợc thu thập trong khoảng thời gian từ Nghiên cứu các vấn đề về thu , nộp BHXH bắt buộc của NLĐ, ngƣời SDLĐ và cơ quan BHXH Thị xã Phúc Yên giai đoạn 2011 – 2014.

- Không gian: Vùng nghiên cứu là địa bàn Thị xã Phúc Yên . Ngoài ra, do hạn chế về thời gian nên khi điều tra , phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiê ̣p khu vƣ̣c KTTN để đánh giá những nhân tố tác đô ̣ng đến tham gia BHXH bắt buô ̣c . Chúng tôi chỉ điều tra, phỏng vấn chủ sƣ̉ du ̣ng lao đô ̣ng của 80 doanh nghiê ̣p đã tham gia và chƣa tham gia BHXH bắt buô ̣c theo tỷ lệ 1:1 tại địa bàn Thị xã Phúc Yên là nơi có số lƣợng doanh nghiệp khu vực KTTN chiếm tỷ trọng lớn nhất của tỉnh .

2.2.3. Các công cụ sử dụng, phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích tổng hợp

Phân tích kết quả góp phần nâng cao tính xác thực của kết quả nghiên cứu. Các đề xuất đƣợc đƣa ra dựa vào hai nguồn kết quả khách quan từ nguồn dữ liệu sơ cấp là kết quả hội thảo nhóm, từ nguồn dữ liệu thứ cấp nhƣ nghiên cứu, phân tích tổng hợp tài liệu và từ quan sát và đánh giá của bản thân tôi trong quá trình làm việc tại cơ quan BHXH Thị xã Phúc Yên Tỉnh Vĩnh Phúc, cũng chính là đối tƣợng nghiên cứu của đề tài, kết quả nghiên cứu của đề tài hoàn toàn mang tính khách quan và có độ tin cậy cao.

CHƢƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC

3.1. Giới thiệu về bảo hiểm xã hội thị xã Phúc Yên

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Địa phận thị xã Phúc Yên nằm cạnh Quốc lộ 2, có đƣờng sắt Hà Nội – Lào Cai chạy qua; cách sân bay quốc tế Nội Bài 8 km, cách thành phố Hà Nội 30 km.

Thị xã Phúc Yên có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống cung cấp dịch vụ tƣơng đối hoàn chỉnh. Trên địa bàn thị xã có trên 500 cơ quan, doanh nghiệp, các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề của trung ƣơng, của tỉnh, của Hà Nội, là điều kiện thuận lợi để Phúc Yên khai thác các thế mạnh, phát triển kinh tế xã hội.Cơ cấu kinh tế của thị xã Phúc Yên đƣợc xác định là: công nghiệp - dịch vụ, du lịch – nông, lâm nghiệp.

Bảo hiểm xã hội thị xã Phúc Yên đƣợc thành lập theo Quyết định số 13B/QĐ – TCCB ngày 15/06/1995, là cơ quan nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam trực thuộc BHXH tỉnh Vĩnh Phúc, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chính sách chế độ và quản lý tài chính BHXH trên địa bàn thị xã Phúc Yên. Bảo hiểm xã hội thị xã Phúc Yên chịu sự quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ của Ủy ban nhân dân.

Bảo hiểm xã hội thị xã Phúc Yên có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng, có trụ sở đặt tại thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đến nay BHXH thị xã Phúc Yên đã có thời gian hoạt động đƣợc nhiều năm, đƣa chính sách BHXH đến với nhiều ngƣời lao động, góp phần to lớn ổn định ASXH trong toàn thị xã.

3.1.2. Chức năng, nhiê ̣m vụ

Bảo hiểm xã hội thị xã Phúc Yên là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Vĩnh Phúc. Do vậy, phải thực hiện nhiệm vụ do BHXH cấp trên giao cho:

- Hƣớng dẫn cơ quan, đơn vị sử dụng lao động lập danh sách lao động và các đối tƣợng đóng BHXH, BHYT, BHTN (nay gọi chung là Bảo hiểm xã hội) của đơn

vị, đồng thời đôn đốc, theo dõi biến động về lao động, tiền lƣơng và mức thu nộp của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện theo quy định của BHXH Việt Nam.

- Tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức thực hiện chi trả trực tiếp hoặc thông qua mạng lƣới đại lý chi trả cho các đối tƣợng hƣởng chế độ BHXH do BHXH tỉnh chuyển đến.

- Thực hiện chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ dƣỡng sức, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, lƣơng hƣu, tiền tuất cho từng đối tƣợng đƣợc hƣởng chế độ BHXH trên địa bàn thị xã Phúc Yên.

- Hoàn thiện danh sách chứng từ tiếp nhận để tiến hành cấp sổ, thẻ BHXH, ghi sổ thu BHXH cho ngƣời lao động và các đối tƣợng ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc phạm vi đƣợc giao.

- Tiếp nhận đơn thƣ tố cáo, khiếu nại về thực hiện chế độ chính sách BHXH của nhân dân, của các đối tƣợng theo quy định của Luật khiếu nại tố cáo và Luật BHXH.

- Có kế hoạch kiểm tra định kỳ, đột xuất về việc thực hiện các chế độ BHXH của các đơn vị, các đối tƣợng đƣợc giao quản lý.

- Tổ chức ký kết hợp đồng trách nhiệm và quản lý mạng lƣới chi trả, mạng lƣới thu BHYT tự nguyện các xã thị trấn.

- Thực hiện các chế độ kế toán thống kê, báo cáo định kỳ theo quy định.

3.2. Thực trạng thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn thị xã Phúc Yên

Kết quả đạt đƣợc về quản lý sự nghiệp BHXH nói chung và quản lý thu BHXH nói riêng trên địa bàn thị xã Phúc Yên còn có nguyên nhân chủ quan cần khẳng định, đó là cán bộ, công chức, viên chức ngành BHXH có tƣ duy đúng đắn trong việc mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH khu vực ngoài nhà nƣớc, ngoài việc tăng trƣởng nguồn thu cho quỹ BHXH, nhƣng điều quan trọng hơn là mỗi năm có thêm hàng ngàn lao động đƣợc bảo vệ quyền lợi thông qua các chế độ BHXH. Khi đối tƣợng đƣợc mở rộng, số thu vào quỹ càng tăng, không những đảm bảo chi trả cho đối tƣợng mà còn có tích luỹ và khi quỹ BHXH tăng thì Ngân sách nhà nƣớc sẽ giảm dần chi cho trợ cấp BHXH, đây là điều hết sức có ý nghĩa, vì trƣớc đây khi

nói đến BHXH ngƣời ta thƣờng hiểu là những khoản trợ cấp do Nhà nƣớc chi, nhƣng hiện nay khi nói đến BHXH là ngƣời ta nói đến quỹ BHXH góp phần đầu tƣ tăng trƣởng, phát triển đất nƣớc. Chỉ bằng những kết quả cụ thể về thực hiện chính sách BHXH của ngành đã góp phần làm thay đổi nhận thức cho xã hội về ý nghĩa nhân văn của BHXH.

Mặt khác, công tác quản lý của ngành BHXH đã từng bƣớc đổi mới đáp ứng yêu cầu phát triển; thực hiện quản lý cơ sở dữ liệu đến từng đối tƣợng theo hệ thống dữ liệu; thực hiện cấp sổ BHXH cho ngƣời lao động, làm cơ sở thực hiện chính xác, kịp thời chế độ BHXH, không để lạm dụng, thất thoát quỹ. Những kết quả tuy chƣa nhiều, nhƣng đây là bƣớc đi quan trọng, hiệu quả trong tiến trình cải cách chính sách BHXH, đặt nền móng, động lực đảm bảo từng bƣớc thực hiện an sinh xã hội. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từng bƣớc lớn mạnh, không những đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn khẳng định thái độ, ý thức làm việc, ý thức phục vụ đối tƣợng ngày càng tốt hơn.

Bảng 3.1: Kết quả thu BHXH thị xã Phúc Yên giai đoạn (2010-2014) Đơn vị: người Các năm Loại hình Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số lƣợng DN tham gia BHXH 156 165 172 182 190 Sô lƣợng DN đã nộp BHXH 151 157 165 171 181 Số lƣợng DN nợ BHXH 5 8 7 11 9 Tỷ lệ đạt (%) 96,10 95,30 96,15 94,12 95,24

Số lƣợng lao động tham gia BHXH 27.694 30.003 31.781 33.886 36.311

Sô lƣợng lao động đã nộp BHXH 26.606 28.809 30.843 32.503 34.546 Số lƣợng LĐ nợ BHXH 1.088 1.194 938 1.383 1.765 Tỷ lệ đạt (%) 96,07 96,02 97,05 95,92 95,14 Kế hoạch thu BHXH 387.604.361 535.507.861 1.031.549.654 1.141.525.360 1.498.314.574 Thực hiện thu BHXH 371.596.301 515.801.1 71 1.001.118.940 1.096.092.651 1.440.479.631 Tỷ lệ đạt (%) 95,87 96,32 97,05 96,02 96,14 Số tiền DN đang nợ BHXH 16.008.060 19.706.689 30.430.745 45.432.709 57.834.943 Ti lệ nợ quá hạn năm 2010-2014 (%) 4,13 3,68 2,95 3,98 3,86

Tổng số đơn vị tham gia bảo hiểm tăng qua các năm. Năm 2010 tổng số đơn vị đạt 156 đơn vị, tới năm 2014 lên tới 190 doanh nghiệp. Qua bảng trên ta thấy số lƣợng đơn vị đã nộp bảo hiểm xã hội tăng qua các năm. Năm 2010 đạt 151 đơn vị, tới năm 2011 lên tới 157 đơn vị, năm 2012 đạt 165 đơn vị, năm 2013 là 171 đơn vị và tới năm 2014 lên tới 181 đơn vị.

Số đơn vị nợ bảo hiểm xã hội năm 2012 có 7 đơn vị, Năm 2013 có 11 đơn vị, năm 2014 có 9 đơn vị. Qua thống kê số liệu cho ta thấy tỷ lệ đơn vị tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội.

Số lƣợng lao động đã nộp bảo hiểm xã hội luôn chiếm tỷ lệ trên 94% trong tổng lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Số lao động nợ bảo hiểm xã hội tăng nhẹ qua các năm. Năm 2010 số lao động nợ bảo hiểm xã hội là 1.088 ngƣời, năm 2011 là 1.194 ngƣời, năm 2012 là 938 ngƣời, số lƣợn lao động nợ thấp nhất do BHXH thị xã tăng cƣờng công tác vận động nộp BHXH, năm 2013 tăng 1.383 ngƣời, năm 2014 lên tới 1.765 ngƣời là do tỉ lệ trích BHXH tăng cộng với chính sách ngƣời lao động kí hợp đồng ngắn hạn bắt buộc phải tham gia BHXH.

Số tiền thực thu BHXH Năm 2011 là 515.801.940 nghìn đồng. Năm 2012 là 1.001.1183940 nghìn đồng. Năm 2013 đạt 1.141.525.360 nghìn đồng. tăng 94.973.711 nghìn đồng so với năm 2012, nhƣng tỉ lệ tăng lại thấp hơn so với năm kế trƣớc là -1,03%. Năm 2014 đạt 1.498.314.574 nghìn đồng, tăng 344.386.980 nghìn tỉ đồng. Tỉ lệ tăng 0,12 % so với năm 2013. Nhìn chung tỷ lệ thực hiện thu bảo hiểm xã hội luôn đạt trên 95% so với kế hoạch qua các năm. Đây là một kết quả khá khả quan trọng công tác thu bảo hiểm xã hội.

Số tiền doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội tăng qua các năm. Năm 2012 số tiền doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội là 30.430.715 nghìn đồng. Năm 2013 là 45.432.709 nghìn đồng. Năm 2014 là 57.834.943 nghìn đồng. Chênh lệch tăng 12.402.233 nghìn đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn tăng qua các năm 2014 lên tới 3,86%. Tỉ lệ nợ quá hạn BHXH thị xã Phúc Yên rơi vào nhóm doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhiều vì khối doanh nghiệp này quỹ lƣơng phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của

DN mà máy năm nay kinh tế khó khăn nên việc nợ lƣơng và bảo hiểm rơi vào nhóm này nhiều.

3.3. Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hôi trên địa bàn Thị xã Phúc Yên

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)