Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, trong những năm qua hoạt động quản lý thu BHXH trên địa bàn thị xã Phúc Yên luôn hƣớng vào mục tiêu: tăng nhanh đối tƣợng tham gia BHXH ở mọi thành phần kinh tế phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng; thực hiện thu đúng, đủ, kịp thời và quản lý tốt nguồn thu; hạn chế nợ đọng BHXH; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản lý và thực hiện cải cách hành chính, nâng cao chất lƣợng phục vụ đối tƣợng tham gia BHXH, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của ngƣời lao động.
Bám sát vào mục tiêu trên, BHXH Phúc Yên có nhiều biện pháp tổ chức thực hiện nhằm tăng nhanh số ngƣời tham gia BHXH. Đây là một trong những mục tiêu hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc trong nội dung đổi mới chính sách
BHXH. Nhƣng việc thực hiện gặp nhiều khó khăn, do trong gần 50 năm hoạt động BHXH ở nƣớc ta thực hiện theo cơ chế bao cấp, ngƣời lao động đƣợc hƣởng lƣơng hƣu và trợ cấp BHXH mà chƣa phải thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH; thông lệ này đã đi vào tiềm thức của từng ngƣời, nếu là cán bộ, công chức nhà nƣớc thì đƣơng nhiên đƣợc hƣởng tiền lƣơng và các chế độ phúc lợi khác. Do đó khi chính sách đổi mới thực hiện quan hệ hữu cơ giữa nghĩa vụ đóng góp với quyền lợi hƣởng thụ thì gặp nhiều khó khăn cả về nhận thức và tổ chức thực hiện.
- Trong những năm qua, BHXH thị xã Phúc Yên đã tập trung thực hiện có hiệu quả nhiều biện pháp, nhƣ: chủ động phối hợp với các ban, ngành chức năng kịp thời xử lý các vƣớng mắc ở cơ sở, tạo điều kiện để các đơn vị sử dụng lao động tham gia thực hiện tốt chế độ, chính sách BHXH cho ngƣời lao động. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chế độ, chính sách BHXH theo cơ chế mới. Kết hợp chặt chẽ đăng ký thu, nộp BHXH với việc cấp sổ BHXH và thực hiện các chế độ BHXH. Năm 2011 có , khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh có chuyển biến khá, nếu năm đầu tiên thực hiện mở rộng đối tƣợng theo Nghị định 01/2003/NĐ-CP mới có 86 doanh nghiệp với 19796 lao động tham gia BHXH, thì đến 2014 có 92 doanh nghiệp với 21916 lao động tham gia BHXH.
- Quản lý đối tƣợng tham gia BHXH là một trong những vấn đề mấu chốt của nghiệp vụ thu BHXH, là nội dung cơ bản của quản lý thu, trong đó mở rộng, phát triển đối tƣợng tham gia BHXH đƣợc đặc biệt quan tâm.
Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, số lƣợng đơn vị tham gia đóng BHXH và số lao động tham gia BHXH cũng tăng dần, đặc biệt tăng đột biến từ năm 2012 trở lại đây, và cơ cấu trong các lĩnh vực cũng thay đổi, thể hiện Bảng biểu 3.3 sau:
Bảng 3.3: Số doanh nghiệp và số lao động tham gia BHXH thị xã Phúc Yên Đơn vị: người Năm Loại hình Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số lƣợng doanh nghiệp tham gia BHXH
- Hành chính sự nghiệp 32 32 35 35
- Doanh nghiệp nhà nƣớc 21 22 22 22 - Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 86 89 92 98
- Hộ SXKD 26 29 33 35
Tổng số DN 165 172 182 190 Số lƣợng ngƣời lao động tham gia BHH
- Hành chính sự nghiệp 3.496 3.856 3.965 4.330
- Doanh nghiệp nhà nƣớc 5.467 6.161 6.932 8.371
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 19.796 20.321 21.430 21.916
- Hộ SXKD 1.244 1.443 1.558 1.695
Tổng số lao động 30.003 31.781 33.886 36.311
(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Thị xã Phúc Yên)
Biểu đồ 3.3: Số lƣợng lao động tham gia BHH
Qua số liệu ở biểu 3.3 cho thấy:
- Tổng số doanh nghiệp tham gia đóng bảo hiểm đều tăng qua các. Cụ thể năm 2011 số doanh nghiệp tham gia bảo hiểm là 165 đơn vị, năm 2013 là 172 đơn vị, tăng 7 đơn vị so với năm 2011. Năm 2014 là 190 doanh nghiệp tăng 08 đơn vị. Nguyên nhân tăng là do số lƣợng các đơn vị thuộc loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ kinh doanh tăng - do kinh tế nƣớc ta mở cửa các doanh nghiệp thành mới nhiều, do chính sách bắt buộc phải tham gia bảo hiểm của nhà nƣớc thay đổi bất bộc đối với tất cả ngƣời sử dụng lao động phải có nghĩa vũ đóng bảo hiểm cho ngƣời lao động. Khối các đơn vị hành chính sự nghiệp không thay đổi nhiều. Năm 2011 và năm 2012 là 32 đơn vị, Năm 2013 và năm 2014 là 35 đơn vị, tăng thêm 03 đơn vị là do chính sách tách lại địa bàn quản lý nên số lƣợng loại hình này tăng. Khối doanh nghiệp Nhà nƣớc năm 2011 là 21, năm 2012 đến năm 2014 tăng lên 01 đơn vị là do doanh nghiệp này bị di chuyển địa điểm sản xuất trong nội bộ tỉnh.
Chính vì vậy, ngƣời sử dụng lao động khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã từng bƣớc có ý thức hơn trong việc chấp hành, thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH; coi đây là yếu tố gắn kết ngƣời lao động với đơn vị. Ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động đã từng bƣớc nâng cao nhận thức về nghĩa vụ, trách nhiệm
và quyền lợi của mình trong việc thực hiện BHXH. Việc tham gia BHXH khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã góp phần tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế theo chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.
- Về số lƣợng ngƣời lao động tham gia đóng BHXH năm 2011 là 30.003 ngƣời, năm 2012 là 31.781 ngƣời, tăng lên 1.778 ngƣời so với năm 2012. Năm 2013 số lao động tham gia đóng BHXH là 33.885 ngƣời, tăng 2.104 ngƣời so với năm 2012. Nguyên nhân tăng là do số lao động trong các doanh nghiệp tăng và do các đơn vị tham gia bảo hiểm tăng. Năm 2014 số lƣợng ngƣời lao động tham gia đóng BHXH là 36.312 ngƣời, tăng 2.427 ngƣời so với năm 2013. Số tăng năm này vẫn rơi vào nhóm doanh nhiệp ngoài quốc doanh và nhóm hộ kinh doanh. Và do ý thức về tham gia bảo hiểm của khối này đã thay đổi nhiều.
Nhìn chung bộ phận lao động làm việc trong khu vực nhà nƣớc đã ổn định đƣợc đời sống, một phần là do các chính sách BHXH đem lại, tạo đƣợc động lực cho ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động tham gia BHXH. Kết quả đó góp phần không nhỏ vào việc hoạch định và hoàn thiện cơ chế chính sách về BHXH của Nhà nƣớc. Đồng thời nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc thực hiện chính sách BHXH đối với ngƣời lao động nói chung, khu vực ngoài nhà nƣớc nói riêng.
Tóm lại, nhận thức về BHXH của ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động chƣa đƣợc nâng cao, thậm chí còn hiểu sai lệch, không thấy đƣợc chính việc đảm bảo quyền lợi về BHXH cho ngƣời lao động là động lực, chất keo dính giữa doanh nghiệp và ngƣời lao động. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc chƣa thấy hết đƣợc vai trò, vị trí, tầm quan trọng của chính sách BHXH trong khu vực kinh tế ngoài nhà nƣớc, chƣa coi đây là công cụ, biện pháp quản lý của nhà nƣớc đối với khu vực này trong cơ chế thị trƣờng. Tình trạng trốn, nợ BHXH diễn ra nghiêm trọng chủ yếu là do một số nguyên nhân sau đây:
- Về phía doanh nghiệp: Có những doanh nghiệp không hiểu biết hoặc chƣa quan tâm đúng mức đến các quan hệ lao động, trong đó có BHXH hoặc có doanh nghiệp hiểu nghĩa vụ, trách nhiệm tham gia BHXH cho ngƣời lao động, nhƣng do nhiều khó khăn, họ không có khả năng tham gia hoặc tham gia BHXH không đầy đủ. Chẳng hạn, việc điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu cho ngƣời lao động khiến mức
lƣơng đóng BHXH tăng lên khá nhiều, doanh nghiệp không xoay xở kịp. Phần lớn doanh nghiệp chƣa thích ứng kịp cơ chế thị trƣờng, tính cạnh tranh các mặt hàng kém (giá thành cao, tiêu thụ sản phẩm chậm), làm ăn kém hiệu quả, thu nhập của ngƣời lao động thấp, doanh nghiệp không có khả năng thực hiện nghĩa vụ BHXH. Số doanh nghiệp còn lại, dù đã nắm vững luật nhƣng vẫn cố tình vi phạm nhằm giảm chi phí cho công đoạn sản xuất, kinh doanh hoặc chiếm dụng vốn. Nhiều chủ doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, lợi dụng kẽ hở của luật pháp nhằm lách luật để hƣởng lợi từ việc không phải mất 15% tổng quỹ lƣơng của đơn vị để đóng BHXH cho ngƣời lao động hay cố tình trây ỳ để chiếm dụng vốn.
- Về phía ngƣời lao động: Có nhiều ngƣời lao động thiếu kiến thức pháp luật cần thiết để tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình, ngay khi ký hợp đồng lao động vô hình dung họ đã tiếp tay cho chủ sử dụng lao động vi phạm pháp luật, nhiều ngƣời lao động nghĩ rằng đóng BHXH là một quá trình tích luỹ, nhƣng khi có nhu cầu về BHXH thì lại đƣợc hƣởng số tiền ít hơn nhiều so với số tiền mà họ đã đóng trƣớc đó, nên không mặn mà với BHXH. Mặt khác, do sức ép việc làm và đời sống, cho dù biết quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình bị xâm phạm, nhƣng ngƣời lao động không dám đấu tranh.
- Vai trò của công đoàn - tổ chức đại diện bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp cho ngƣời lao động, nhƣng ở các doanh nghiệp trốn, nợ BHXH, đặc biệt trong khu vực ngoài quốc doanh, tổ chức công đoàn vừa thiếu lại yếu, thậm chí có nơi chƣa thành lập tổ chức công đoàn; tiếng nói của cán bộ công đoàn kiêm nhiệm chƣa đủ sức mạnh buộc doanh nghiệp thực hiện đúng luật, chƣa kể công đoàn cơ sở hoạt động lơ là, tắc trách, mặc kệ doanh nghiệp làm trái luật.