Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 31)

Mỗi quốc gia trên thế giới có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, do đó việc ban hành chính sách, chế độ BHXH của mỗi nƣớc cũng mang những nét đặc thù riêng. Tuy nhiên, cấu trúc của chính sách BHXH thƣờng giống nhau vì vậy nội dung của công tác quản lý thu BHXH đều gắn chặt với các vấn đề cơ bản, đó là: Xác định đối tƣợng thu BHXH; Lập kế hoạch thu BHXH; Tổ chức thực hiện thu BHXH; Kiểm tra đánh giá hoạt động thu BHXH.

1.3.5.1. Xác định đối tượng thu BHXH

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

* Người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam bao gồm:

1. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

2. Ngƣời lao động làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ), hợp đồng làm việc (HĐLV) có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên hoặc HĐLĐ, HĐLV không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động kể cả ngƣời lao động, xã viên, cán bộ quản lý làm việc và hƣởng tiền công theo HĐLĐ từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.

3. Ngƣời quản lý doanh nghiệp hƣởng tiền lƣơng, tiền công thuộc các chức danh quy định tại khoản 13, Điều 4, Luật Doanh nghiệp hƣởng tiền lƣơng, tiền công từ đủ 3 tháng trở lên.

4. Ngƣời đang hƣởng lƣơng hƣu hằng tháng có giao kết HĐLĐ với ngƣời sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động thì không thuộc đối tƣợng tham gia BHXH, BHYT.

5. Phu nhân (phu quân) trong thời gian hƣởng chế độ phu nhân (phu quân) tại các cơ quan Việt Nam ở nƣớc ngoài mà trƣớc đó đã tham gia BHXH bắt buộc.

6. NLĐ đã tham gia BHXH bắt buộc mà chƣa nhận trợ cấp BHXH một lần trƣớc khi đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài, bao gồm các loại hợp đồng sau:

7. Hợp đồng cá nhân, hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, doanh nghiệp đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài dƣới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanh nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài có đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài;

8. Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nƣớc ngoài.

9. Hợp đồng cá nhân.

* Người sử dụng lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mƣớn, sử dụng và trả công cho ngƣời lao động.

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

1. Ngƣời lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm: 1.1. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ, công chức cấp xã.

1.2. Ngƣời lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động; ngƣời lao động, xã viên, cán bộ quản lý làm việc và hƣởng tiền lƣơng, tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

1.3. Ngƣời quản lý doanh nghiệp hƣởng tiền lƣơng, tiền công thuộc các chức danh quy định tại Khoản 13, Điều 4 Luật Doanh nghiệp, gồm: chủ sở hữu, giám đốc doanh nghiệp tƣ nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch Hội đồng

thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và các chức danh quản lý khác do Điều lệ công ty quy định.

1.4. Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lƣợng vũ trang.

1.5. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật thuộc Công an nhân dân; ngƣời làm công tác Cơ yếu hƣởng lƣơng nhƣ đối với quân nhân, Công an nhân dân.

1.6. Hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân; học sinh Cơ yếu hƣởng phụ cấp đƣợc đào tạo về kỹ thuật, nghiệp vụ mật mã do Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý.

1.7. Ngƣời lao động đã tham gia BHXH bắt buộc mà chƣa nhận trợ cấp BHXH một lần trƣớc khi đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nƣớc ngoài.

1.8. Phu nhân, phu quân trong thời gian hƣởng chế độ phu nhân, phu quân tại các cơ quan Việt Nam ở nƣớc ngoài mà trƣớc đó đã tham gia BHXH bắt buộc.

1.9. Ngƣời lao động đã tham gia BHXH bắt buộc mà chƣa nhận trợ cấp BHXH một lần trƣớc khi đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài theo các loại hợp đồng:

a) Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, doanh nghiệp đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài dƣới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanh nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài có đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài;

b) Hợp đồng cá nhân.

1.10. Cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Khoản 3, Điều 5 Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế đƣợc đơn vị đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu để đƣợc hƣởng chế độ hƣu trí.

1.11. Ngƣời lao động đƣợc tự đóng BHXH bắt buộc, gồm:

a) Ngƣời lao động đã đủ tuổi đời để hƣởng chế độ hƣu trí nhƣng còn thiếu thời gian đóng BHXH không quá 6 tháng quy định tại Khoản 9, Điều 58 Nghị định

số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006; Khoản 7, Điều 50 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ đƣợc tự đóng tiếp một lần thông qua đơn vị cho số tháng còn thiếu để đƣợc hƣởng chế độ hƣu trí;

b) Ngƣời lao động có thời gian đóng BHXH chƣa đủ 15 năm, còn thiếu tối đa không quá 6 tháng (kể cả ngƣời lao động đang bảo lƣu thời gian đóng BHXH) mà bị chết, nếu có thân nhân đủ điều kiện hƣởng chế độ tuất hằng tháng thì thân nhân đƣợc đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu thông qua đơn vị nơi ngƣời lao động làm việc trƣớc khi chết hoặc đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cƣ trú.

1.12. Cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nƣớc, tổ chức chính trị - xã hội, còn dƣới 02 năm (24 tháng) công tác mới đủ tuổi nghỉ hƣu theo quy định, đƣợc cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hƣu quy định tại Điều 4 Nghị định số 67/2010/NĐ-CP ngày 15/6/2010 của Chính phủ, đƣợc đóng tiếp BHXH bắt buộc, BHYT thông qua đơn vị đến khi đủ tuổi nghỉ hƣu.

1.13. Ngƣời lao động dôi dƣ theo quy định tại Khoản 3, Điều 3 Thông tƣ số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24/12/2010 của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20/8/2010 của Chính phủ quy định chính sách đối với ngƣời lao động dôi dƣ khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu, đƣợc Nhà nƣớc đóng một lần đối với số tháng còn thiếu thay cho ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động vào quỹ hƣu trí, tử tuất để giải quyết chế độ hƣu trí theo quy định.

2. Đơn vị tham gia BHXH bắt buộc cho ngƣời lao động bao gồm:

2.1. Cơ quan của Đảng, Nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp của Nhà nƣớc ở Trung ƣơng, cấp tỉnh, huyện đến cấp xã và đơn vị thuộc lực lƣợng vũ trang.

2.2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác.

2.3. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp thuộc lực lƣợng vũ trang) và Luật Đầu tƣ.

2.4. Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

2.5. Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mƣớn, sử dụng và trả công cho ngƣời lao động.

2.6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là ngƣời Việt Nam, trừ trƣờng hợp Điều ƣớc Quốc tế mà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

2.7. Các tổ chức khác có sử dụng lao động đƣợc thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

1.3.5.2. Lập kế hoạch thu BHXH

Để thực hiện việc tổ chức thu BHXH, BHXH các cấp cần phải thực hiện một số công việc sau:

* Phân cấp thu một cách hợp lý

Phân cấp thu BHXH hợp lý là một điều kiện quan trọng trong việc tạo nên hiệu quả của công tác thu cũng nhƣ công tác quản lý thu. Nó giúp cho bộ máy hoạt động của tổ chức BHXH đƣợc thống nhất, không bị chồng chéo. Cụ thể công tác thu BHXH sẽ đƣợc phân cấp quản lý nhƣ sau:

- BHXH cấp tỉnh tổ chức thu BHXH của các đơn vị SDLĐ đóng trên địa bàn thị xã bao gồm các đơn vị:

+ Do thị xã trực tiếp quản lý; + DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; + Đơn vị, tổ chức quốc tế;

+ DN ngoài quốc doanh có sử dụng lao động lớn;

+ Cơ quan, tổ chức, DN đƣa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài;

+ Đơn vị mà BHXH huyện không đủ điều kiện thu.

- BHXH cấp huyện thu BHXH của các đơn vị có trụ sở và tài khoản tại địa bàn huyện bao gồm:

+ Đơn vị do huyện trực tiếp quản lý;

+ Đơn vị ngoài quốc doanh có SDLĐ từ 10 lao động trở lên; + Xã, phƣờng, thị trấn;

+ Đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ thu.

Căn cứ vào sự phân cấp trên BHXH các cấp sẽ tiến hành xác định những đối tƣợng nào hiện đang hoạt động trên địa bàn thuộc phạm vi mình quản lý. Từ đó xác định số lao động ở từng đơn vị SDLĐ để có kế hoạch tổ chức thu cụ thể. Sau đó phân chia công việc quản lý thu cho từng cán bộ trong đơn vị, mỗi cán bộ quản lý một khu vực khác nhau để công việc không bị chồng chéo lên nhau.

* Lập và xét duyệt kế hoạch thu BHXH hàng năm

Đối với đơn vị SDLĐ, hằng năm đơn vị SDLĐ có trách nhiệm đối chiếu số lao động quỹ tiền lƣơng và mức nộp BHXH thực tế cho cơ quan BHXH trực tiếp quản lý trƣớc ngày 10/10 hàng năm.

Đối với cơ quan BHXH huyện, hàng năm BHXH cấp huyện căn cứ tình hình thực hiện năm trƣớc và khả năng mở rộng NLĐ tham gia BHXH trên địa bàn, lập hai bản “Kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc” năm sau (theo mẫu số 13 - TBH), gửi BHXH tỉnh một bản trƣớc ngày 05/11 hàng năm.

Đối với BHXH tỉnh: Hàng năm lập hai bản dự toán thu BHXH, BHYT

đối với NLĐ do tỉnh quản lý, đồng thời tổng hợp toàn tỉnh, lập hai bản “Kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc” năm sau (theo mẫu số 13 – TBH), gửi BHXH Việt Nam một bản trƣớc ngày 15/11 hàng năm. Đồng thời, bên cạnh đó, căn cứ vào dự toán thu BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ dự toán thu cho các đơn vị trực thuộc tỉnh, huyện trƣớc ngày 20/1 hàng năm.

Riêng đối với BHXH thuộc Bộ quốc phòng, Bộ công an, Ban cơ yếu Chính phủ lập kế hoạch thu BHXH gửi trực tiếp lên BHXH Việt Nam trƣớc ngày 15/11 hàng năm.

Đối với BHXH Việt Nam: BHXH Việt Nam sẽ căn cứ vào tình hình thực hiện kế hoạch năm trƣớc và khả năng phát triển lao động năm sau của các địa phƣơng,

tổng hợp, lập và giao dự toán thu BHXH, BHYT cho BHXH tỉnh, BHXH thuộc Bộ quốc phòng, Bộ công an và Ban cơ yếu Chính phủ trƣớc ngày 10/01 hàng năm.

Thông qua việc lập và xét kế hoạch thu BHXH, BHXH các cấp sẽ định lƣợng đƣợc khối lƣợng công việc phải làm trong thời gian tới. Cán bộ quản lý thu sẽ quản lý xem khoảng thời gian lập kế hoạch của đơn vị mình đã đúng với thời gian quy định chƣa. Đồng thời dựa vào kế hoạch thu BHXH hàng năm tiến hành công tác quản lý các nguồn thu, triển khai công tác nghiệp vụ chuyên môn.

* Mức đóng và phương thức đóng BHXH

- Mức đóng và phƣơng thức đóng BHXH của ngƣời lao động

Ngƣời lao động theo quy định tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức; ngƣời lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên, nếu dƣới 3 tháng nhƣng sau đó tiếp tục làm việc tại đơn vị cũ.

Mức đóng và phƣơng thức đóng BHXH đƣợc quy định: hằng tháng, ngƣời lao động đóng bằng 5% mức tiền lƣơng, tiền công vào quỹ hƣu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%. Riêng ngƣời lao động hƣởng tiền lƣơng, tiền công theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, diêm nghiệp đƣợc đóng BHXH hằng tháng, hằng quý hoặc 6 tháng một lần.

- Mức đóng và phương thức đóng BHXH của người sử dụng lao động:

+ Ngƣời sử dụng lao động đóng BHXH trên quỹ tiền lƣơng, tiền công hàng tháng. Ngƣời lao động đóng mức 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1% vào quỹ TNLĐ-BNN; 11% vào quỹ hƣu trí và tử tuất, từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.

+ Hàng tháng, chậm nhất vào ngày cuối tháng, ngƣời sử dụng lao động đóng BHXH trên quỹ tiền lƣơng, tiền công của những ngƣời lao động tham gia BHXH; đồng thời trích từ tiền lƣơng, tiền công tháng của từng ngƣời lao động để đóng cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nƣớc.

+ Ngƣời sử dụng lao động là các doanh nghiệp sản xuất (nuôi, cấy, trồng trọt) thuộc ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp, diêm nghiệp thực hiện trả tiền lƣơng, tiền công cho ngƣời lao động theo mùa vụ hoặc theo chu kỳ có thể đóng BHXH theo quý hoặc 6 tháng một lần nhƣng phải xuất trình phƣơng án sản xuất và phƣơng thức trả lƣơng cho ngƣời lao động để cơ quan BHXH có căn cứ thu nộp.

+ Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, cá nhân có thuê mƣớn, trả công cho ngƣời lao động, sử dụng dƣới 10 lao động có thể đóng BHXH theo quý nhƣng phải đăng ký và đƣợc sự chấp thuận của cơ quan BHXH.

+ Ngƣời lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài (trừ trƣờng hợp ngƣời lao động làm trong các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu hoặc đầu tƣ ra nƣớc ngoài) đóng theo quý, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc có thể đóng trƣớc một lần theo thời hạn hợp đồng; ngƣời sử dụng lao động thu, nộp BHXH cho ngƣời lao động và đăng ký phƣơng thức đóng với cơ quan BHXH hoặc ngƣời lao động đóng thông qua ngƣời sử dụng lao động mà ngƣời lao động tham gia BHXH trƣớc đó hoặc đóng trực tiếp tại cơ quan BHXH nơi ngƣời lao động cƣ trú trƣớc khi

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)