1.4.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Hệ thống an sinh xã hội Nhật Bản bắt đầu hình thành từ việc ban hành quy định cứu trợ nghèo đói vào năm 1847, hiện tại nó bao gồm các chế độ: cứu trợ xã
hội, phúc lợi xã hội, y tế công và BHXH. Các chế độ BHXH bao gồm hai phần: A) BHXH (bảo hiểm hƣu trí, BHYT) do cơ quan BHXH quản lý và tổ chức thực hiện. B) Bảo hiểm lao động (bảo hiểm việc làm do cơ quan Bảo đảm việc làm của Chính phủ thực hiện; Bảo hiểm bồi thƣờng tai nạn cho ngƣời lao động do cơ quan Thanh tra lao động thực hiện). Hệ thống cơ quan BHXH bao gồm cơ quan Trung ƣơng, 47 cơ quan BHXH địa phƣơng với 312 văn phòng chi nhánh BHXH.
- Chế độ hƣu trí chia ra hai loại hình chính là: 1) Chế độ bảo hiểm hƣu trí quốc gia áp dụng đối với công dân Nhật Bản tuổi từ 20 đến dƣới 60 tuổi và thực hiện tự nguyện cho ngƣời dân Nhật Bản ở trong nƣớc từ 60 đến dƣới 65 tuổi; ở nƣớc ngoài từ 20 đến dƣới 65 tuổi; 2) Chế độ hƣu trí thực hiện cho ngƣời lao động dƣới 65 tuổi làm việc tại các tổ chức, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phƣơng, các công ty, tập đoàn, trƣờng học tƣ.
- Đối tƣợng tham gia đóng BHXH: Chia làm 3 nhóm:
+ Nhóm 1: Lao động cá thể, nông dân, ngƣời không có việc làm, sinh viên... tham gia chế độ hƣu trí quốc gia. Mức đóng là 13.300 yên/ tháng, từ 4/2005 tăng mỗi năm 280 yên để đạt mức 16.900 yên/tháng vào năm 2017.
+ Nhóm 2: Lao động trong khu vực tƣ nhân và Nhà nƣớc. Mức đóng là 13,934%, từ 10/2004 tăng mỗi năm 0,354% và sẽ đạt 18,30% vào năm 2017; số tiền đóng góp đƣợc chia đều, chủ sử dụng lao động đóng 50%, ngƣời lao động đóng 50%.
+ Nhóm 3: Ngƣời ăn theo là vợ /chồng sống dựa vào thu nhập của ngƣời lao động thuộc nhóm 2, tham gia chế độ hƣu trí quốc gia.
1.4.1.2. Kinh nghiệm của Singapore
Quỹ phòng xa Trung ƣơng Singapore (CPF) đƣợc thành lập từ năm 1955, mô hình này đƣợc xây dựng theo hệ thống xác định mức đóng nhằm trở thành phƣơng tiện duy nhất đảm bảo chế độ hƣu trí, y tế và vận hành ở cả hai nhóm ngƣời lao động có thu nhập cao và ngƣời lao động có thu nhập thấp. Chính phủ có nhiều giải pháp nhằm khuyến khích ngƣời lao động tham gia đóng góp vào quỹ, nhƣ quy định giảm mức tiền lƣơng tối thiểu đã áp dụng đối với mức đóng vào CPF từ ngày
01/01/2006, thực tế là giảm mức đóng góp đối với ngƣời có thu nhập cao và từ ngày 01/01/2012 các chủ sử dụng lao động sẽ phải cung cấp các lựa chọn công việc hợp lý cho ngƣời lao động những ngƣời ở độ tuổi 62 thêm 3 năm làm việc nữa để họ có thể tiếp tục làm việc đến 65 tuổi, thực tế là tăng thêm thời gian đóng góp vào quỹ. Đồng thời thực hiện chính sách tăng mức đóng của chủ sử dụng lao động thêm 1,5% từ ngày 01/01/2007.
Bảng 1.1: Mức đóng trƣớc và sau ngày 01/01/2007 cho các độ tuổi Tuổi ngƣời lao động Sau ngày 1/7/2007 Trƣớc ngày 1/7/2007
Dƣới 35 35-45 45-50 50-55 55-60 60-65 Trên 65 14,5% 14,5% 14,5% 10,5% 7,5% 5% 5% 13% 13% 13% 9% 6% 3,5% 3,5%
Đây là sự phân phối lại thu nhập thông qua chế độ hƣởng theo xu hƣớng có lợi cho những ngƣời lao động có mức lƣơng thấp hơn. Chính phủ còn cho phép các công ty đƣợc tự do định đoạt mức chi phí và chỉ tiêu về chế độ hƣởng cho ngƣời lao động. Do vậy mô hình của Singapore có thời kỳ đƣợc đánh giá là linh hoạt nhất và là một mô hình độc nhất vô nhị trong các nền kinh tế hiện đại.
1.4.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Các gia đình Trung Quốc tiết kiệm tới 30% thu nhập của họ, trong khi tỷ lệ này ở Mỹ, Nhật Bản chƣa tới 10%. Một trong những lý do chính là họ lo cuộc sống lúc về già. "Ô" bảo hiểm tuổi già (lƣơng hƣu), phần quan trọng nhất của hệ thống BHXH Trung Quốc, mới "che" đƣợc khoảng 1/3 số ngƣời về hƣu và 1/4 lực lƣợng lao động. Đó là do Quỹ chịu "gánh nặng lịch sử để lại" là lƣơng hƣu trả cho ngƣời lao động thời bao cấp.
không phải đóng BHXH và hàng triệu ngƣời lao động "về hƣu non" (có ngƣời mới 40 tuổi). Thu BHXH bằng 28% quỹ lƣơng, trong đó chủ sử dụng lao động
20%, ngƣời lao động 8%; mức đóng cao, nhƣng vẫn không đủ chi trả lƣơng hƣu. Hiện mới có gần 50% lao động thành phố tham gia BHXH bắt buộc; nhiều chủ lao động "trốn" vì họ cho rằng mức đóng quá cao và không có trách nhiệm đỡ "gánh nặng lịch sử". Một hạn chế khác là quỹ đầu tƣ sinh lời thấp và chậm. Tiền quỹ chủ yếu gửi Ngân hàng nhà nƣớc và mua Công trái lấy lãi suất tiết kiệm 2-3%/ năm trong khi lƣơng thực tế đang tăng khoảng 10%/năm. Công thức đóng hƣởng chƣa hợp lý, theo quy định đóng đủ 15 năm đƣợc về hƣu,
Quỹ do từng địa phƣơng quản lý, thiếu thống nhất, thiếu tập trung, thiếu chặt chẽ, hạn chế sự di chuyển lao động, kìm hãm năng lực đầu tƣ của Quỹ, tạo nhiều sơ hở dẫn tới thất thoát, tham nhũng. Vì vậy, chƣa làm hấp dẫn và chƣa làm cho ngƣời lao động an tâm tham gia BHXH. Trung Quốc thực hiện cải cách mạng lƣới phúc lợi xã hội từ đầu năm 2007: Nhà nuớc trả lƣơng hƣu cho ngƣời về hƣu trƣớc năm 1997, thực hiện giảm mức đóng xuống còn 20% nhằm khuyến khích doanh nghiệp thuê lao động và tăng số ngƣời tham gia BHXH; cho phép quỹ BHXH đầu tƣ vào thị trƣờng chứng khoán và thị trƣờng tài chính nƣớc ngoài; tăng tuổi nghỉ hƣu (năm 2000, tuổi hƣu trung bình là 51,2 (quy định nam 60, nữ 55; nữ công nhân 50 tuổi), thấp hơn các nƣớc khác 10 năm, chính sách này tạm thời giảm căng thẳng về chỗ làm, nhƣng về lâu dài lại tăng sức ép với hệ thống BHXH và nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu tăng tuổi về hƣu quá nhanh sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp. Tuổi thọ trung bình của nữ là 74, nam là 71 tuổi (tuổi về hƣu của nữ đang theo hƣớng tăng lên 60 bằng nam); Trung Quốc đang chuyển quản lý BHXH từ phân tán từng địa phƣơng sang các tổ chức độc lập.