Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 47)

1.3.6.1. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô

Pháp luật, chính sách, qui định của nhà nước

- Theo Quyết định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam số 722/2006/QĐ-BHXH- BT ngày 26 tháng 05 năm 2003 về việc ban hành quy định quản lý thu biểu hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc.

+ Chính sách tiền lƣơng: Giữa chính sách tiền lƣơng và chính sách BHXH nói chung và công tác thu BHXH nói riêng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.

+ Chính sách tiền lƣơng là tiền đề và cơ sở cho việc thực hiện chính sách BHXH, bởi vì cơ sở để tính toán mức đóng và hƣởng BHXH của chúng ta hiện nay là phụ thuộc vào tiền lƣơng tối thiểu do Nhà nƣớc quy định. Nhƣ vậy khi Nhà nƣớc nâng lƣơng tối thiểu, điều đó đồng nghĩa với việc tăng mức đóng BHXH và đƣơng nhiên số thu BHXH cũng tăng lên.

- Thêm vào đó đối với các lao động đóng BHXH theo thang bảng lƣơng Nhà nƣớc quy định, mức đóng còn phụ thuộc vào hệ số lƣơng, vì thế khi Nhà nƣớc điều chỉnh lại thang bảng lƣơng thì mức đóng BHXH cũng tăng lên. Nguồn lực lao động Ngƣời lao động là đối tƣợng tham gia BHXH, đang trong độ tuổi lao động, trực tiếp tạo ra của cải cho xã hội.

- Chính sách về BHXH: Việc quy định tăng mức đóng làm cho mức đóng tăng lên cơ quan bảo hiểm xã hội phải điều chỉnh mức đóng hiện tại của ngƣời lao động.

- Các chính sách pháp luật khác.

Yếu tố kinh tế

- Điều kiện kinh tế - xã hội cũng là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến công tác quản lý thu BHXH. Theo tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu đƣợc bảo hiểm của con ngƣời chỉ đƣợc nghĩ đến khi những nhu cầu cần thiết về ăn, mặc, ở đã đƣợc đảm bảo. Vì vây, chỉ khi nào kinh tế xã hội phát triển, đời sống vật chất của mọi ngƣời dân trong xã hội đƣợc cải thiện thì chính sách BHXH mới phát huy đƣợc vai trò to lớn của mình.

- Khi kinh tế phát triển, số lƣợng NLĐ có việc làm sẽ tăng lên do có sự mở rộng về quy mô sản xuất xã hội. Từ đó làm cho đối tƣợng thuộc diện tham gia BHXH không ngừng đƣợc tăng lên. NLĐ và ngƣời SDLĐ không vì lợi ích kinh tế trƣớc mắt mà tìm mọi cách né tránh chính sách xã hội thiết thực này.

Yếu tố văn hóa, xã hội

- Tuổi thọ bình quân giúp các nhà hoạch định xác định đƣợc mức đóng và thời gian đóng phù hợp để đảm bảo chi trả cho thời gian hƣởng.

Cơ cấu dân số giúp nhà quản lý có thể xác định đƣợc số lao động trong độ tuổi tham gia để xác định số ngƣời tham gia hiện tại đã đầy đủ hay chƣa

Trình độ dân trí

Có thể nói, một địa phƣơng có trình độ dân trí cao, văn hóa xã hội phát triển, khả năng có thể tiếp cận với thông tin, khoa học - kỹ thuật của ngƣời dân dễ dàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chính sách xã hội phát triển, đi sâu vào đời sống ngƣời dân hơn so với một địa phƣơng có trình độ dân trí kém phát triển.

Đối với chính sách BHXH, trong điều kiện trình độ nhận thức của ngƣời dân tiến bộ thì việc đƣa chính sách vào thực tiễn cuộc sống cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Ngƣời dân nhanh chóng nắm bắt đƣợc ý nghĩa to lớn của chính sách, chế độ BHXH thông qua công tác thông tin tuyên truyền của tổ chức BHXH. Khi nhận thức của đại bộ phận ngƣời dân, đặc biệt là NLĐ và ngƣời SDLĐ đƣợc nâng lên rõ rệt sẽ tác động tích cực đến công tác quản lý thu BHXH, giảm bớt tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH đã và đang gây khó khăn cho công tác quản lý thu BHXH.

Hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại nhiều cơ hội và thách thức với nền kinh tế nói chung và hệ thống bảo hiểm xã hội nói riêng.Mô hình quản lý BHXH, việc thiết kế các chế độ, chính sách BHXH và khối lƣợng công việc quản lý, năng lực của hệ thống quản lý, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và kết quả của hoạt động đầu tƣ, tăng trƣởng Quỹ BHXH là những yếu tố tácđộng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội. Tốc độ phát triển của mỗi quốc gia khác nhau và không đồng đều ảnh hƣởng rất lớn đến hệ thống bảo hiểm xã hội tại mỗi quốc gia. Vì vậy, hội nhập kinh tế quốc tế đem lại thách thức không nhỏ cho công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội.

1.3.6.2. Nhóm yếu tố thuộc về cơ quan bảo hiểm xã hội

Trình độ đội ngũ cán bộ bảo hiểm xã hội.

Các cán bộ bảo hiểm xã hội cần phải có những hiểu biết về các chính sách bảo hiểm xã hội để thu đúng thu đủ. Cần cập nhập các chính sách bảo hiểm xã hội, và các chính sách liên quan để kịp thời điều chỉnh mức đóng cho ngƣời lao động.

Công tác thông tin tuyên truyền về chế độ, chính sách pháp luật

Thông tin tuyền truyền là nội dung quan trọng trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào. Với BHXH, là chính sách tác động đến một lƣợng ngƣời tham gia rộng khắp, công tác thông tin tuyên truyền chính là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của công tác quản lý đối tƣợng tham gia. Cụ thể, công tác thông tin tuyên truyền giúp cho đối tƣợng tham gia hiểu rõ về chế độ, chính sách BHXH theo quy định của luật pháp, làm thay đổi thái độ đối với công tác BHXH theo hƣớng tích cực, phù hợp với pháp luật.

Ngoài ra, tuyên truyền BHXH còn có tác dụng cổ vũ động viên ngƣời lao động cùng các đơn vị C tự giác, tích cực thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHXH theo đúng quy định của pháp luật, đấu tranh loại bỏ những hành vi gian lận, trái pháp luật nhằm mục đích trục lợi Bảo hiểm. Ý thức tham gia của các đối tƣợng kém xuất phát từ sự ít hiểu biết về lợi ích của chính sách BHXH. Bởi vậy, tuyên truyền giúp cho các đối tƣợng hiểu đƣợc lợi ích từ chính sách này sẽ khuyến khích các đối tƣợng tham gia nhiều hơn, chấp hành đúng các thủ tục hơn trong quy trình tham gia, giúp việc quản lý đối tƣợng tham gia đƣợc thực hiện tốt hơn.

Công tác tổ chức thực hiện Bảo hiểm xã hội

Do quản lý đối tƣợng tham gia BHXH là phải quản lý một lƣợng lớn giấy tờ sổ sách, có sự tham gia của nhiều phòng ban nên cơ cấu tổ chức có sự phân công, phân cấp hợp lý, hoạt động nhịp nhàng thống nhất sẽ tác động trực tiếp đến quá trình quản lý đối tƣợng tham gia BHXH. Thông thƣờng, việc quản lý đối tƣợng tham gia ở cấp huyện thƣờng do bộ phận tiếp nhận quản lý hồ sơ, bộ phận thu và bộ phận cấp sổ thẻ đảm nhiệm.

1.2.6.3. Nhóm yếu tố thuộc đối tượng thu bảo hiểm xã hội

Nhận thức của người tham gia

Nhận thức của ngƣời tham gia tốt là nhân tố thiết yếu để công tác quản lý đối tƣợng tham gia BHXH đạt kết quả cao. Chính sách ra đời chỉ là sự hƣớng dẫn

chung nhất, nhƣng để chính sách đi vào thực tế, nhất định phải có sự chấp hành tốt chính sách đó. Ý thức tham gia BHXH của các đối tƣợng thuộc diện tham gia, bao gồm ngƣời lao động và chủ sử dụng lao động từ lâu đã trở thành mối quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý đối tƣợng tham gia BHXH.

Các chủ sử dụng lao động thƣờng vì lợi nhuận mà không muốn tham gia BHXH cho ngƣời lao động của mình. Phần lớn họ đều mới chỉ nhận thấy lợi ích trƣớc mắt mà chƣa nghĩ đến hậu quả lâu dài khi rủi ro không may xảy đến với ngƣời lao động của họ. Còn với ngƣời lao động, do hiểu biết kém, thu nhập không cho phép, hoặc lo sợ bị mất việc làm khiến họ không dám lên tiếng đòi quyền lợi. Khi ý thức của các đối tƣợng tham gia thấp, tức là không có sự hợp tác từ phía các đối tƣợng tham gia, chắc chắn công tác quản lý đối tƣợng tham gia BHXH sẽ gặp nhiều khó khăn. Ở những nƣớc dân trí phát triển, công tác quản lý đối tƣợng tham gia BHXH gặp ít trở ngại hơn bởi ngƣời dân rất tự giác chấp hành tốt chính sách.

Khả năng tài chính của đối tượng tham gia

Khả năng tài chính của đối tƣợng tham gia là yếu tố tác động không nhỏ đến công tác quản lý thu bảo hiểm. Thu nhập của ngƣời lao động chính là khả năng tái chính của họ, đây chính là yếu tố quyết định ngƣời lao đọng có tham gia bảo hiểm xã hội không, yếu tố này chỉ đứng sau yếu tố nhận thức khi tham gia bảo hiểm xã hội. Nếu thu nhập của ngƣời lao động không đƣợc bảo đảm thì họ không thể tham

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)