Kiến nghị với cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 121)

BHXH tỉnh Vĩnh Phúc cần tập trung thực hiện tốt hơn nữa các vấn đề, tham mƣu cho tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND

các huyện, thị xã và các đơn vị sử dụng lao động, đặc biệt các đơn vị khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thực hiện tốt pháp luật về BHXH.

Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã tăng cƣờng công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn. BHXH tỉnh và Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh cần xây dựng, triển khai các quy định phối hợp về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực BHXH.

Căn cứ vào thực tiễn số lƣợng cán bộ làm công tác chuyên môn tại BHXH thị xã Phúc Yên bổ sung đội ngũ cán bộ công chức có năng lực, trình độ phù hợp và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công việc, nhằm thúc đẩy sự phát triển của BHXH thị xã Phúc Yên nói riêng và BHXH các huyện thị xã khác nói chung.

Đối với các đơn vị sử dụng lao động cố tình vi phạm pháp luật về BHXH nhiều lần BHXH tỉnh có thể cùng với BHXH địa phƣơng xử lý triệt để các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, có biện pháp cứng rắn hơn với tình trạng né tránh trách nhiệm của chủ sử dụng lao động nhƣ khởi kiện các đơn vị tham gia trốn đóng, nợ đọng BHXH trong thời gian dài ra toà, khuyến nghị với BHXH Việt Nam tăng cƣờng chế tài xử phạt…

Xét tình hình phát triển đối tƣợng tham gia ngày càng mạnh mẽ ở BHXH thị xã Phúc Yên cùng với cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế của BHXH huyện, BHXH tỉnh Vĩnh Phúc có thể bổ sung kinh phí hoạt động cho cơ quan để BHXH thị xã Phúc Yên trang bị thêm hệ thống máy móc (máy tính, máy photocopy, máy in) phục vụ công tác quản lý thu. Đồng thời xây dựng một khoản kinh phí riêng để khen thƣởng cho các cá nhân, tập thể BHXH trong tỉnh thực hiện tốt công tác chuyên môn nhằm khích lệ tinh thần làm việc của các đơn vị. Bên cạnh đó là những hình thức xử phạt đối với những hành vi sai trái trong công việc, chƣa nhận thức đƣợc vai trò, trách nhiệm của mình.

Khi tiếp nhận các nghị định, thông tƣ về thực hiện BHXH từ BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh nên gửi các thông báo hƣớng dẫn thực hiện cụ thể kèm theo các nghị định, thông tƣ đó để BHXH thị xã có thể thực hiện nghiệp vụ, chuyên môn một cách dễ dàng hơn, nắm bắt kịp thời những thay đổi đó.

4.3.4. Kiến nghị với chính quyền thị xã Phúc Yên và BHXH Thị xã Phúc Yên

Vai trò của UBND thị xã, các ban ngành liên quan là rất quan trọng đối với công tác quản lý thu BHXH bắt buộc ở BHXH thị xã Phúc Yên hiện nay. Do đó, UBND thị xã cần phải tăng cƣờng công tác chỉ đạo với cơ quan BHXH trong việc quản lý đối tƣợng tham gia, đƣa BHXH vào cuộc sống ngƣời lao động. Đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan đài, báo tổ chức thông tin tuyên truyền chính sách BHXH, đƣa nội dung chính sách BHXH vào nội dung bản tin phát thanh thƣờng xuyên của thị xã.

Ngoài ra UBND thị xã có thể tạo mọi điều kiện cho việc triển khai các nghiệp vụ BHXH đƣợc dễ dàng nhƣ: xây dƣng hành lang thông thoáng để các chủ vốn đầu tƣ vào địa bàn thị xã hoạt động sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho ngƣời lao động; đƣa ra một số tiêu chí, chỉ tiêu thi đua hàng năm của các ngành, các đơn vị về công tác thực hiện BHXH. Đồng thời cùng với BHXH huyện, phòng Lao động thị xã tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách BHXH của các đơn vị trên địa bàn; phòng Lao động thị xã có thể cung cấp những thông tin về số lao động tại các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn thị xã để BHXH thị xã Phúc Yên nắm đƣợc từ đó có hƣớng triển khai phù hợp.

BHXH thị xã Phúc Yên thƣờng xuyên theo dõi sự thay đổi của các văn bản hƣớng dẫn thực hiện chế độ, chính sách BHXH để nắm bắt đƣợc những sửa đổi, bổ sung mới nhằm thực hiện tốt nhất chính sách BHXH trên địa bàn thị xã quản lý; đồng thời, tuyên truyền hƣớng dẫn các chế độ BHXH cho các đối tƣợng tham gia. Các ban ngành liên quan cùng với BHXH thị xã Phúc Yên tổ chức các buổi giao lƣu tìm hiểu về BHXH tại cơ sở; UBND thị xã giúp đỡ cơ quan BHXH xây dựng những pano, appic ở những vị trí có thể thu hút nhiều ngƣời quan tâm… nhằm nâng cao nhận thức của ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động.

Cử cán bộ BHXH đến nói chuyện, giao lƣu trực tiếp và giải đáp các thắc mắc của ngƣời lao động ngay tại các doanh nghiệp để có tác động tích cực đến tƣ tƣởng, nhận thức của các cấp, ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và ngƣời lao động nhằm góp phần mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH.

KẾT LUẬN

Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của mỗi quốc gia, giữ vị trí quan trọng trong hệ thống An sinh xã hội của mỗi nƣớc. Ở nƣớc ta, tuy hệ thống BHXH đi vào hoạt động chƣa lâu, nhƣng đã góp phần ổn định cuộc sống của nhiều ngƣời lao động khi có rủi ro đến với thu nhập của họ.

Qua bài viết chúng ta có cái nhìn bao quát hơn về hoạt động quản lý thu BHXH thị xã Phúc Yên trong giai đoạn 2010 – 2014. Trong giai đoạn này, công tác quản lý thu của tỉnh bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc vẫn còn rất nhiều những hạn chế còn tồn tại, kết quả vẫn chƣa đạt đƣợc nhƣ mong muốn. Những bất cập còn tồn tại trong công tác quản lý thu cần đƣợc giải quyết để hệ thống BHXH của tỉnh hoạt động hiệu quả hơn, đặc biệt là tình trạng trốn nợ của các đối tƣợng trong diện tham gia BHXH BB. Tuy nhiên để giải quyết đƣợc các vấn đề bất cập đó không phải là đơn giản. Nhƣng với sự nỗ lực của BHXH thị xã Phúc Yên, với sự chỉ đạo quan tâm sát sao của cơ quan BHXH cấp trên, việc tạo điều kiện của các cơ quan ban ngành trong toàn tỉnh, sự trợ giúp đắc lực của công nghệ thông tin, hi vọng rằng trong thời gian tới công tác quản lý thu BHXH BB của thị xã Phúc Yên sẽ đạt đƣợc kết quả tốt hơn, không những góp phần đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động mà còn đóng góp cho sự phát triển KT – XH của thị xã Phúc Yên.

Do điều kiện về công việc và thời gian có hạn luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của quý thầy, cô và các bạn để luận văn của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo. Đặc biệt là ngƣời hƣớng dẫn trực tiếp cô giáo PGS.TS Lê Thị Anh Vân đã tận tình hƣớng dẫn em hoàn thành luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo hiểm xã hô ̣i Thị xã Phúc Yên Tỉnh Vĩnh Phúc , 2014. Báo cáo tổng kết tình

hình thu Bảo hiểm xã hội. Vĩnh Phúc.

2. Bảo hiểm xã hội Th ị xã Phúc Yên Tỉnh Vĩnh Phúc, 2014. Báo cáo tổng hợp thu

Bảo hiểm xã hội. Vĩnh Phúc.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2003. Quyết định 722/QD-BHXH ngày 26/05/2003

ban hành quy định về quản lý thu BHXH, HBYT bắt buộc. Hà Nội.

4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2008. Tài liệu tham khảo kinh nghiệm thực hiện

BHXH của các nước trong khu vực và một số nước trên thế giới. Hà Nội.

5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2008. Quyết định số 1333/QĐ-BHXH, ngày 21/2/2008, sửa đổi, bổ sung một số điểm tại Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày

26/6/2007 quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc. Hà Nội.

6. Chính phủ, 2003. Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 về việc sửa đổi một số điều của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số

12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ. Hà Nội.

7. Chính phủ, 2003. Nghị định số 121/2003/ NĐ-CP ngày 21/10/2003 về chế độ

chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn. Hà Nội.

8. Chính phủ, 2006. Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 hướng dẫn

một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Hà Nội.

9. Chính phủ, 2007. Nghị định số 135/2007/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Hà Nội.

10. Chính phủ, 2007. Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của chính phủ quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm Xã

hội Việt Nam. Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Định, 2005. Giáo trình Bảo hiểm. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 12. Tô Minh, 2007. "Kinh nghiệm BHXH ở Trung Quốc". Báo Nhân dân.

13. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2007. Luật BHXH và các quy định về cơ chế quản lý tài chính, chế độ BHXH, BHYT, NXB Lao động – xã

14. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2007. Luật BHXH và các

văn bản hướng dẫn thi hành. Hà Nội: NXB Tài chính.

15. Cao Văn Sang, 2008. "Giải pháp quản lý thu BHXH tại thành phố Hồ Chí Minh". Tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 3, tr.4.

16. Đỗ Văn Sinh, 2005. Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

17. Đỗ Văn Sinh, 2007. "Bảo hiểm xã hội Việt Nam phát triển và hội nhập". Tạp

chí Bảo hiểm xã hội. số 4.

18. Lê Thị Hoài Thu, 2007. "Nghiên cứu pháp luật ASXH một số nước trên thế

giới". Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

19. Mạc Văn Tiến, 2007. "An sinh xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập".

Tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 2.

20. Nguyễn Tiệp, 2008. Giáo trình bảo hiểm xã hội. Hà Nội: Nhà xuất bản lao động xã hội.

21. Nguyễn Chí Tỏa, 2007. "Chu kỳ tính toán BHXH: Khái niệm và sự cần thiết".

Tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 4.

22. Nguyễn Việt Vƣơng, 2006. Giáo trình Kinh tế Bảo hiểm. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.

Một phần của tài liệu Quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)