Khuyến nghị đối với NHNN, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KHU VỰC TPHCM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 100)

chức khác

- Hoàn thiện qui chế về thành lập và hoạt động quỹ bão lãnh tín dụng linh hoạt, hợp lý và hiệu quả hơn.

Nhà nước đã có chính sách về thành lập, hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng để hỗ trợ cho các DNNVV từ năm 2001, tuy nhiên, hiện nay v iệc thành lập các quỹ bảo lãnh này vẫn chưa được triển khai tốt, các doanh nghiệp hầu như cũng không biết về các quỹ bảo lãnh này. Về tỉ lệ đóng góp vào Quỹ BLTD nên bắt buộc các tổ chức tín dụng phải thực hiện. Quỹ BLTD nên thường xuyên tổ chức giới thiệu cho các doanh nghiệp biết và đặc biệt là nên xây dựng website nêu rõ các chính sách, điều kiện để được bảo lãnh, hỗ trợ và có liên kết đến các tỉnh thành đã thành lập quỹ.

Nên có quy định cho phép DNNVV đăng ký vay vốn trước đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng; căn cứ vào đơn xin phép, tình hình hoạt động cũng như tài sản thế chấp, cầm

cố, Quỹ bảo lãnh tín dụng phối hợp với NH để cấp cho doanh nghiệp một hạn mức tín dụng. Khi doanh nghiệp có nhu cầu thì sẽ tiến hành thủ tục cho vay, điều này sẽ làm giảm thời gian xin vay của doanh nghiệp, đáp ứng được nhu cầu vốn nhanh và kip thời cho doanh nghiệp.

- Nâng cao vai trò đích thực của hiệp hội doanh nghiệp trong tư cách của một tổ chức nghề nghiệp.

Việc có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các hiệp hội doanh nghiệp phát triển có vai trò rất lớn đối với doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Hiệp hội doanh nghiệp có thể hỗ trợ cho các DNNVV trong việc vay vốn, tìm đối tác kinh doanh. Đặc biệt, hiệp hội là người hỗ trợ DNNVV nâng cao kiến thức và kinh nghiệm quản lý, tạo điều kiện để các DNNVV có thể đáp ứng yêu cầu của NH xem xét cho vay.

Việc thành lập các hiệp hội doanh nghiệp cần chú trọng cả hai hình thức đa dạng hóa và chuyên môn hóa. Đa dạng hóa là có nhiều doanh nghiệp hoạt độ ng ở nhiều ngành nghề khác nhau, chuyên môn hóa là hiệp hội có nhiều doanh nghiệp hoạt động cùng ngành nghề không phân biệt doanh nghiệp nhỏ, vừa hay lớn.

- Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế thực hiện các hoạt động cho vay và bảo lãnh tín dụng cho DNNVVở Việt Nam.

Các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế như Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), Quỹ Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF) của Cộng đồng Châu Âu, Quỹ Phát triển Nông thôn (RDF) của NH Thế giới và Quỹ Đầu tư Phát triển ( JBIC) của NH Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ - USAID (United States Agency For Internation Development) … thường có những nguồn vốn tín dụng ủy thác cho các nước kém và đang phát triển với lãi suất thấp để hỗ trợ cho các DNNVV.

Chính vì vậy, NH Nhà nước cần tăng cường hợp tác với các tổ chức này để tranh thủ nguồn vốn tín dụng ủy thác đó. Khi có được nguồn vốn tín dụng, NH Nhà nước có thể ủy thác cho các NH tiến hành cho vay hỗ trợ các DNNVV ở Việt Nam nói chung và ở TP.HCM nói riêng với lãi suất ưu đãi.

- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực nói chung và nhân lực cho các DNNVV ở Việt Nam chúng ta là hết sức cần thi ết, bởi vì hiện nay nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao ở Việt Nam vừa thiếu và vừa yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu công việc của các DNNVV chứ chưa nói đến các doanh nghiệp lớn. Vì vậy chiến lược phát triển nguồn nhân lực c ho các DNNVV cần chú trọng chất lượng hơn là số lượng, đào tạo phải gắn liền với thực tiễn, có sự liên kết chặc chẽ giữa doanh nghiệp với đơn vị đào tạo.

Các tổ chức đào tạo cần xây dựng chiến lược đào tạo theo hướng: đào tạo theo nhu cầu xã hội, đào tạo t heo địa chỉ sử dụng nhằm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ phù hợp yêu cầu chuyên môn của các DNNVV, bao gồm cả đội ngũ các nhà quản lý và chuyên môn kỹ thuật. Khi nguồn nhân lực có chuyên môn cao sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNVV, nâng cao khả năng lập dự án cũng như tính rõ ràng, minh bạch của các báo cáo từ đó giúp các NH thuận lợi hơn trong việc thẩm định cho vay vốn đối với DNNVV.

- Tiếp tục hoàn thiện các chính sách hỗ trợ nhằm phát huy vai trò của các DNNVV.

Tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình trợ giúp của Nhà nước đối với DNNVV: Chương trình trợ giúp được bố trí trong kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm do Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Chương trình trợ giúp gồm có mục tiêu, lĩnh vực, đối tượng, nội dung, biện pháp, tuy nhiên tổ chức thực hiện vẫn chưa đi vào thực tế, chưa mang lại hiệu quả vì người dân và DNNVV chưa nắm rõ được chương trình này, ngoài ra việc triển khai còn chậm thậm chí hỗ trợ chưa đúng đối tượng, sai mục đích và vẫn còn cơ chế xin cho, thiếu tính rõ ràng minh bạch. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền, thông tin cho các doanh nghiệp và người dân là hết sức cần thiết.

Nhà nước khuyến khích đầu tư thông qua các biện pháp tài chính, hỗ trợ tín dụng cho các DNNVV hoạt động trong các ngành nghề truyền thống đặc trưng cho các địa phương, chú trọng hỗ trợ DNNVV, các hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động ở nông thôn. Chính sách tài chính cần chú trọng vào chính sách thuế, phí, lệ phí, đầu tư cơ sở hạ tầng; chính sách tín dụng nên tập trung vào các NH chính sách địa phương với lãi suất ưu đãi.

Về mặt bằng sản xuất kinh doanh: Ở TP.HCM, đất đai thuộc quyền sử dụng của nhà nước còn bỏ hoang rất lãng phí, việc qui hoạch xây dựng mặt bằng cho thuê giá rẻ đối với các DNNVV là hết sức cần thiết. Việc này sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm địa điểm sản xuất kinh doanh ổn định, chi phí thuê thấp, vị trí thuận lợi …, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Đối với Nhà nước sẽ có thêm nguồn thu không chỉ từ phí cho thuê mà còn là phần thuế tăng thêm do hoạt động hiệu quả của DN.

Về xúc tiến xuất khẩu: Nhà nước cần quan tâm hơn nữa về trợ giúp các DNNVV liên kết hợp tác với nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ bằng cách hỗ trợ một phần kinh phí cho DNNVV tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm, khảo sát, tìm hiểu thị trường nước ngoài. Để thực hiện việc này nhà nước cần trích một phần từ thuế xuất nhập khẩu để thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu cho các DNNVV.

Cung cấp thông tin và tư vấn cho DNNVV: Các cơ quan ban ngành cần cung cấp thông tin cần thiết phù hợp cho các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các ấn phẩm và mạng internet cho các DNNVV; trợ giúp một phần kinh phí tư vấn và đào tạo nhân lực cho DNNVV đặc biệt là các DNNVV, các hộ kinh doanh cá thể, cá nhân kinh doanh ở nông thôn, thị trấn, thị xã. Hiện nay, các cơ quan có phát hành các ấn phẩm, có chương trình đào tạo nhưng tất cả đều thu tiền, thậm chí còn thu tiền rất đắt.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãn h tín dụng DNNVV

Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV để bảo lãnh cho các DNNVV khi vay vốn của các tổ chức tín dụng nhưng không đủ tài sản thế chấp, cầm cố. Tuy nhiên, hiện nay Quỹ

bảo lãnh tín dụng (Quỹ BLTD) chưa được các doanh nghiệp nhỏ và vừa biết đến nhiều, hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng chưa hiệu quả. Ngoài ra, việc phối hợp giữa doanh nghiệp, NH và quỹ bảo lãnh tín dụng vẫn chưa được thông suốt. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng, luận văn đề xuất một số giải pháp sau:

Một là, tạo môi trường về pháp luật và các cơ chế, chính sách thuận lợi cho hoạt động của Quỹ BLTD:

- Hoàn thiện quy định về thành lập và tổ chức hoạt động của Quỹ BLTD, tạo thuận lợi cho Quỹ BLTD đủ năng lực tài chính, có nguồn tài chính phù hợp với từng nhu cầu phát triển của các DNNVV tại mỗi địa phương, cũng như tương xứng với mức cấp tín dụng, bảo lãnh tín dụng (BLTD) được phối hợp giữa Quỹ BLTD với các tổ chức tín dụng (TCTD), đặc biệt là phối hợp giữa Quỹ BLTD với các NH TMCP.

- Quy định chi tiết về cơ chế p hối hợp cấp tín dụng và BLTD, cũng như quan hệ giữa Quỹ BLTD và các TCTD trong hoạt động phối hợp.

Hai là, tăng cường hợp tác giữa Quỹ BLTD với các TCTD để cấp tín dụng và BLTD cho các DNNVV với hoạt động trợ giúp phát triểnDNNVV:

Để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp, Quỹ BLTD cần duy trì mối quan hệ hợp tác với các TCTD đã có mối quan hệ trong hoạt động phối hợp cấp tín dụng và BLTD cho các DNNVV qua nhiều năm, đồng thời mở rộng và phát triển thêm các quan hệ hợp tác với các TCTD mới để tăng thêm quy mô hoạt động phối hợp, trên cơ sở đó hoạt động phối hợp ngày càng gia tăng và hiệu quả.

Ba là, Quỹ BLTD cần có chiến lược phát triển lâu dài và kế hoạch thực hiện hoạt động phối hợp với các TCTD để cấp tín dụng và BLTD cho các DNNVV:

Hiện nay, hầu hết các Quỹ BLTD đều chưa xây dựng chiến lược phát triển hoạt động lâu dài để tạo nền tảng phát triển hoạt động phối hợp với các TCTD một cách căn cơ và lâu dài. Do vậy, việc chưa xây dựng chiến lược phát triển hoạt động lâu dài là một trong những giải pháp cần quan tâm để tạo điều kiện cho hoạt động phối hợp trong quá trình cấp tín dụng và BLTD cho các DNNVV.

Bốn là, NHNhà nước có cơ chế nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động phối hợp giữa

các TCTD với Quỹ BLTD:

Hiện tại có nhiều TCTD, đặc biệt là các NHT M có bộ phận riêng biệt để cấp tín dụng cho các DNNVV, một số TCTD chưa có bộ phận riêng biệt, nhưng vẫn tham gia cấp tín dụng cho các DNNVV ngày càng tăng. Tuy nhiên, vẫn chưa có cơ chế phối hợp cùng Quỹ BLTD để cấp tín dụng và BLTD cho các DNNVV. Do vậy, NHNN cần tạo cơ chế chung cho hoạt động phối hợp, cũng như xác định tỷ lệ dự phòng rủi ro là 0% đối với các khoản cấp tín dụng có BLTD của Quỹ BLTD, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc phát huy hiệu quả hoạt động phối hợp cấp tín dụng và BLTD. Tại mỗi đ ịa phương, Chi nhánh NHNN sẽ thực hiện thúc đẩy để cơ chế phối hợp giữa Quỹ BLTD và các TCTD để cấp tín dụng và BLTD cho các DNNVV đi vào thực tế và phát huy hiệu quả thực sự của hoạt động phối hợp.

Năm là, đa dạng hoá hoạt động phối hợp để trợ giúp cho các DNNVV:

Phần lớn các hoạt động của các Quỹ BLTD hiện nay là tập trung vào phối hợp trợ giúp cho các DNNVV về lập phương án sản xuất kinh doanh, lập các dự án đầu tư, hướng dẫn, phổ biến thông tin pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước. Như vậy vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và chức năng của Quỹ BLTD, do đó cần phát triển các hoạt động phối hợp đa dạng hơn. Cụ thể thực hiện mở rộng thêm các hoạt động phối hợp đa dạng như:

- Hỗ trợ đầu tư bằng cách phối hợp cùng các ngành, các khu công nghiệp. Hư ớng dẫn, tạo điều kiện về mặt bằng đầu tư, các thủ tục đầu tư, thủ tục vay vốn tín dụng để đầu tư, bảo lãnh tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư của các DNNVV.

- Tạo điều kiện nâng cao năng lực quản lý cho các DNNVV thông qua thực hiện các chương trình huấn luyện kỹ năng quản lý, các hội thảo, diễn đàn,...

- Hỗ trợ phát triển thị trường và tăng cường khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện để DNNVV tiếp cận các thông tin về thị trường, giá cả hàng hóa, trợ giúp mở rộng thị

trường, tiêu thụ sản phẩm. Tạo điều k iện thuận lợi cho các DNNVV liên kết hợp tác với nước ngoài, mở rộng thì trường xuất khẩu hàng hóa dịch vụ.

- Xây dựng quỹ hỗ trợ lãi suất cho các DNNVV

Trong thời gian gần đây, tình hình kinh tế - tài chính trong nước và trên thế giới biến động không thuận lợi, ảnh hướng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV. Các DNNVV vốn đã khó khăn về tài chính, nay tình hình kinh tế - tài chính bất lợi lại càng thêm khó khăn. Chính Phủ cũng đã có nhiều giải pháp hỗ trợ như hỗ trợ lãi suất, giãn nộp thuế, giảm thuế .… Tuy nhiên, theo tác giả việc hỗ trợ của Chính phủ cũng chỉ mang tính cấp bách chưa mang tính dài hạn. Chính vì vậy luận văn xin đề xuất kiến nghị với cơ quan Chính phủ (thuộc Bộ tài chính) nên thành lập quỹ hỗ trợ lãi suất cho các DNNVV được tổ chức từ trung ương xuống địa phương. Hàng năm, nguồn hình thành Quỹ hỗ trợ lãi suất nên trích ra một tỷ lệ phần trăm từ tiền nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của các DNNVV.

Nếu quỹ hỗ trợ lãi suất được thành lập sẽ làm giảm chi ph í sử dụng vốn của các DNNVV, từ đó kích thích các Doanh nghiệp tăng cường vay vốn NH để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở tình hình thực tế hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các DNNVV của MHB khu vực TP.HCM ở chương 2, đồng thời căn cứ vào định hướng hoạt động tín dụng DNNVV của MHB, chương này đã đưa ra các giải pháp về phía NH MHB, cũng như các đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, NHNN, các cơ quan chức năng, các hiệp hôi, các DNNVV nhằm làm tăng năng lực cạnh tranh, mở r ộng khả năng tiếp cận vốn vay của các DNNVV, nâng cao hiệu quả họat động tín dụng của NH MHB khu vực TPHCM.

xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược ph át triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Các DNNVV có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa, cung ứng dịch vụ và là các vệ tinh gắn kết, hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp lớn. Việc phát triển các DNNVV sẽ góp phần đa dạng hóa các thành phần kinh tế, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của đất nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm và ổn định đời sống xã hội cho người lao động.

Một thực trạng là đa phần các DNNVV có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ và luôn trong tình trạng thiếu vốn, “khát vốn” cho mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư cải tiến máy móc, trang thiết bị mới. Tuy nhiên, việc tiếp cận vốn tín dụng NH của các DNNVV còn gặp nhiều khó khăn, do một số hạn chế nhất định từ phía NH cũng như các DNNVV.

Trên cơ sở lý luận chung về DNNVV, vai trò của DNNVV trong nền kinh tế cùng với việc xác định các nhân tố ảnh hưởng và phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng DNNVV của NH MHB khu vực TPHCM; từ đó đánh giá những k ết quả đạt được, những khó khăn còn tồn tại nhằm đưa ra các giải pháp giúp cho qu an hệ tín dụng giữa MHB và DNNVV có hiệu quả.

động cho vay khách hàng cá nhân tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn–chi nhánh Biên Hoà. Đại học Lạc Hồng.

2. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KHU VỰC TPHCM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)