hướng đầu tư vào những doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao, hạn chế hoặc không đầu tư vào những DNNVV có tỷ suất lợi nhuận thấp. Qua đó tín dụng NH làm thay đổi quan hệ về cung - cầu hàng hoá và thay đổi cơ cấu ngành nghề kinh tế.
1.2.3.2. Tín dụng NH góp phần tăng nguồn vốn, nâng cao khả năng cạnh tranhcủa các DNNVV. của các DNNVV.
Một trong những quy luật khách quan của cơ chế thị trường là cạnh tranh và quy luật này ngày càng quan trọng, quyết định rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Tuy nhiên do những đặc điểm, tính chất của mình, DNNVV gặp không ít những khó khăn trong việc phát triển tạo
thị phần, tạo niềm tin, tạo hình ảnh trong khi vị thế của các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đã ổn định và có chỗ đứng trên thị trường, vì vậy xu hướng hiện nay của các DNNVV là tìm cách liên doanh, liên kết nhằm bổ sung và hoàn thiện những hạn chế của mình, đặc biệt là hạn chế về vốn.
Mặc dù vậy, để đầu tư phát triển lớn, liên doanh, liên kết thôi chưa đủ vì vốn tự có thường hạn hẹp, khả năng tích tụ thấp cần mất nhiều năm mới có thể có được đủ vốn nhưng khi đó cơ hội làm ăn có thể không còn nữa. Do đó các DNNVV thường xuyên tìm cách huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế, trong đó chủ yếu là nguồn tín dụng NH. Khi vốn được giải ngân, sức mạnh tài chính của DNNVV tăng lên thì các DNNVV cũng có cơ hội thực hiện được mục đích của mình, mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh, chiếm lĩnh thị trường, tạo thế cạnh tranh.