Nhóm chỉ tiêu về quy mô và tăng trưởng tín dụng:

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KHU VỰC TPHCM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 60)

Bảng 2.8: Chỉ tiêu về quy mô và tăng trưởng tín dụng

Đơn vị tính: %, doanh nghiệp

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng

đối với DNVVN +39,66% -30,57%

Số lượng DNVVN mới có quan hệ tín

dụng với NH +34 -26

Tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với DNNVV

so với tổng dư nợ khu vực TP.HCM 30% 35% 23%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kiểm soát nội bộ các chi nhánh và tính toán của

tác giả

Qua bảng số liệu 2.13 cho thấy dư nợ và quy mô cho vay đối với DNNVV khu vực TP.HCM có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2011 dư nợ tăng 39,66% so với năm 2010 tương ứng với số d oanh nghiệp tăng thêm 34 DN, năm 2012 dư nợ giảm 30,57% so với năm 2011 tương ứng giảm 26 doanh nghiệp.Về tỷ lệ dư nợ DNNVV thì năm 2012 tỷ trọng này là 23%, thấp hơn so với năm 2010, 2011. Sự sụt giảm khách hàng và dư nợ trong năm 2012 cho thấy việc đầu tư tín dụng vào đối tượng DNNVV

còn yếu, các sản phẩm cũng như thương hiệu MHB chưa đủ sức để giữ chân khách hàng. 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về mức độ an toàn vốn tín dụng 2.3.2.1. Tỷ lệ nợ quá hạn: Bảng 2.9: Phân tích nợ quá hạn DNNVV Đơn vị tính: triệu đồng,% Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng dư nợ khu vực TP.HCM 3.130.783 3.737.571 3.919.497 Dư nợ DNNVV 939.235 1.311.779 910.778 Nợ quá hạn 34.480 85.020 290.432 Nợ quá hạn DNNVV 13.600 13.141 36.432 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 1,1% 2,27% 7,41% Tỷ lệ nợ quá hạnDNNVV/Tổng dư nợ 0,43% 0,35% 0.93% Tỷ lệ nợ quá hạnDNNVV/Dư nợ DNNVV 1,45% 1% 4%

Nguồn: Báo cáo phân loại nợ các chi nhánh qua các năm 2010 - 2012

Nợ quá hạn trong thời gian qua của MHB khu vực TP.HCM có những dấu hiệu không tốt. Số dư nợ quá hạn tăn g đều qua các năm. Đặc biệt trong năm 2012 nợ quá hạn tăng lên vượt trội cả về số tuyệt đối và tỷ lệ. Trong dư nợ quá hạn thì dư nợ quá hạn DNNVV chiếm 12,5%. Xét về tỷ lệ nợ quá hạn DNNVV trong dư nợ DNNVV có sự gia tăng qua các năm dù năm 2011 tỷ lệ này có giảm so với 2010 nhưng đến năm 2012 thì lại tăng lên gấp 4 lần. Tỷ lệ này tuy nằm trong mức cho phép của NHNN song việc tăng nhanh như vậy sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của NH và đòi hỏi các chi nhánh MHB khu vực TP.HCM cần có những nỗ lực trong việc cải thiện tình hình nợ quá hạn của chi nhánh. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn có nhiều yếu tố khác nhau song có thể

nói yếu tố từ môi trường kinh tế vĩ mô trong thời gian qua có nhiều khó khăn đã ảnh hưởng trưc tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

2.3.2.2. Tỷlệnợ xấu(nợphân vào nhóm 3, 4, 5)

Bảng 2.10: Phân tích nợ xấu DNNVV Đơn vị tính: triệu đồng, % Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng dư nợ khu vực TP.HCM 3.130.783 3.737.571 3.919.497 Dư nợ DNNVV 939.235 1.311.779 910.778 Nợ xấu 22.750 29.824 35.881 Nợ xấu DNNVV 9.720 10.320 7.641 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 0,73% 0,8% 0,92% Tỷ lệ nợ xấu DNNVV/Tổng dư nợ 0,3% 0,28% 0,19% Tỷ lệ nợ xấu DNNVV/Dư nợ DNNVV 1,03% 0,97% 0,84%

Nguồn: Báo cáo phân loại nợ các chi nhánh qua các năm 2010 - 2012

Chỉ tiêu nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả tín dụng của NH. Nếu tỷ lệ nợ xấu càng cao thì hiệu quả tín dụng càng thấp.

Tồng nợ xấu của các chi nhánh tăng qua các năm. Cụ thể năm 2010 là 22.750 triệu đồng thì đến năm 2012 là 35 .881 triệu đồng. Trong tổng nợ xấu thì nợ xấu đối với các DNNVV chiếm tỷ lệ thấp trong khi nợ quá hạn thì cao cho thấy các khoản vay tập trung ở nhóm 2 là chính, chưa đến mức độ xấu song NH cần thận trọng giám sát chặt chẽ khoản vay để hạn chế rủi ro.

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu về thu nhập và mức sinh lời:

Bảng 2.11: Phân tích thu nhập và mức sinh lời từ hoạt động tín dụng DNNVV

Đơn vị tính: triệu đồng, %

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tổng thu nhập khu vực TP.HCM 959.631 1.290.969 1.274.306

Thu nhập từ cho vay DNNVV 172.734 322.742 293.090

Tỷ lệ thu nhập từ cho vay DNNVV 18% 25% 23%

MSLVTD 28,68% 26,37%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thu nhập – chi phí các chi nhánhqua các năm

2010–2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một khoản tín dụng sẽ không thể coi là có hiệu quả nếu không mang lại thu nhập cho NH. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy khoản vay của NH sinh lời, hiệu quả tín dụng tốt và ngược lại.

Qua bảng số liệu cho thấy t ỷ lệ thu nhập từ cho vay DNNVV tương đối thấp, tuy có đóng góp vào lợi nhuận cho NH song chưa đạt được mục tiêu chiến lược củ a MHB trong việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng DNNVV.

Mức sinh lời vốn tín dụng DNNVV tương đối ổn định mặc dù có giảm trong năm 2012 nhưng không nhiều. Chỉ tiêu này cho thấy trung bình một đồng vốn bỏ ra thì thu được lợi nhuận là bao nhiêu. Qua bảng số liệu thì mức sinh lợi còn thấp, chưa khai thác được hết ưu thế trong việc cho vay DNNVV bởi đối với cho vay khách hàng DN việc bán chéo sản phẩm là rất thuận lợi, có thể gia tăng nguồn thu dịch vụ.

2.3.4. Nhóm chỉ tiêu về tỷ lệ giữa dư nợ tín dụng so với tổng vốn huy động:

Bảng 2.12: Nhóm chỉ tiêu về tỷ lệ giữa dư nợ tín dụng so với tổng vốn huy động

Đơn vị tính: triệu đồng, %

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tổng nguồn vốn huy

Tổng dư nợ tại TP.HCM 3.130.783 3.737.571 3.919.497

Hiệu suất sử dụng vốn 53,89% 86,28% 79,54%

Nguồn: Bảng cân đối kế toán các chi nhánh qua các năm 2010 - 2012

Hiệu suất sử dụng vốn nhằm đánh giá chính xác khả năng của các chi nhánh trong việc chủ động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế tại TP.HCM. Qua bảng số liệu cho thấy rằng, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn có xu hướng giảm qua các năm do tình hình huy động vốn găp nhiều khó khăn: lãi suất cạnh tranh, sản phẩm thiếu đa dạng, công tác tiếp thị chưa được quan tâm…trong khi đó dư nợ ngày càng tăng song tỷ lệ giữa dư nợ tín dụng so với nguồn vốn huy động vẫn đảm bảo.

2.4. Mô hình hồi quy bội đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tíndụng đối với các DNNVV tại NH MHB khu vực TPHCM dụng đối với các DNNVV tại NH MHB khu vực TPHCM

2.4.1. Đặt vấn đề:

TP.HCM là trung tâm kinh tế tài chính của cả nước, là nơi tập trung đông đảo các DNNVV. Các doanh nghiệp này đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của thành phố. Nhận thấy được tiềm năng này, trong những năm qua các tổ chức tín dụng nói riêng đã có những động thái tích cực nhằm hỗ trợ các DNNVV vượt qua khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp tục vươn lên và MHB khu vực TP.HCM cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Bên cạnh những cố gắng, nỗ lực trong việc đẩy mạnh tín dụng đối với khách hàng là DNNVV thì còn không ít những tồn tại cần giải quyết và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của công tác này bởi thông qua tương quan so sánh thì tỷ lệ DNNVV có quan hệ với MHB còn rất thấp cả về lượng và chất. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã tiến hành nghiên cứu t ìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng đối với các DNNVV.

“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh Biên Hoà” của tác giả Đoàn Thị Hồng Dung. Trong phần nghiên cứu của mình, tác giả Đoàn Thị Hồng Dung đã nghiên cứu và chứng minh có một số nhân tố ảnh hưởng khá rõ ràng tới hoạt động cho vay khách hàng cá nhân như: chính sách tín dụng và trình độ của cán bộ tín dụng, quy trình xét duyệt cho vay và công tác thu hồi nợ , sản phẩm tín dụng. Ba nhân tố này có ảnh hưởng cùng chiều đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.

“Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của NH thương mại cổ phần Ngoại thương Chi nhánh TP. Cần Thơ” của PGS . TS Trương Đông Lộc và ThS Nguyễn Thị Tuyết.

“Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng NH tại Việt Nam năm 2011: Bằng chứng định lượng” của ThS Nguyễn Thuỳ Dương và Trần Hải Yến.

2.4.2. Mô hình nghiên cứu đề nghị:

Căn cứ vào các nghiên cứu liên quan đến hoạt động tín dụng và thông qua kết quả phân tích định tính, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu đề nghị cho đề tài gồm 3 nhân tố độc lập và 1 nhân tố phụ thuộc có dạng:

Y = β0+ β1X1 + β2X2+ β3X3 + ε Y: Hiệu quả tín dụng (HQTD)

X1: Yếu tố từ phía khách hàng vay vốn (KH) X2: Yếu tố từ phía Ngân hàng cho vay (NH) X3: Yếu tố khách quan (KQ)

β0, β1, β2, β3: các hệ số hồi quy Trong đó:

Y (HQTD) được đo lường bởi 3 biến quan sát: Dư nợ từ cho vay DNNVV tăng qua các năm (HQTD1), Lợi nhuận mang lại từ cho vay DNNVV tăng qua các năm

X1(KH) được đo lường bởi 6 biến quan sát: Khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích (KH1), Khách hàng kinh doanh hiệu quả, năng lực kinh doanh tốt (KH2), Ngành nghề kinh doanh phù hợp với định hướng phát triển của địa phương và được sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngảnh, đoàn thể (KH3), Phương án vay vốn khả thi, hiệu quả (KH4), Khách hàng nắm được kiến thức cơ bản về thủ tục vay v ốn của ngân hàng (KH5), Khách hàng có chỉ số tài chính tốt (KH6).

X2 (NH) được đo lường bởi 6 biến quan sát: NH có chính sách ưu tiên phát triển tín dụng đối với DNNVV (NH1), NH ban hành qui trình tín dụng dành riêng cho đối tượng DNNVV (NH2), NVKD có năng lực thẩm định và tuân thủ quy trình cấp tín dụng của ngân hàng (NH3), NH có thông tin tín dụng đầy đủ về DN khi quyết định cho vay (NH4), NH có bộ sản phẩm đa dạng dành riêng cho DNNVV (NH5), Thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát sau cho vay (NH6).

X3 (KQ) được đo lường bởi 5 biến quan sát: Môi trường kinh tế ổn định (KQ1), NHNN định hướng NHTM tăng cường cho cay các DNNVV (KQ2), Thông tin CIC của NHNN đầy đủ, chính xác, cập nhật (KQ3), Quy định về xử lý tài sản thế chấp chặt chẽ, nhanh chóng (KQ4), Các cơ quan ban ngành có chính sách hỗ trợ, khuyến khích hoạt động của các DNNVV (KQ5).

2.4.3. Phương pháp nghiên cứu:

2.4.3.1. Mục tiêu khảo sát nghiên cứu:

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng đối với DNNVV tại MHB khu vực TP.HCM. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.3.2. Đối tượng khảo sát nghiên cứu:

Tác giả tiến hành khảo sát những cá nhân đang công tác tại MHB khu vực TP.HCM bao gồm: cấp quản lý và cấp nhân viên làm việc ở các bộ phận có liên quan đến hoạt động tín dụng.

2.4.3.3. Phạm vi khảo sát nghiên cứu:

Cuộc khảo sát được thực hiện trong phạm vi hội sở chính và các chi nhánh MHB khu vực TP.HCM.

2.4.3.4. Thời gian khảo sát nghiên cứu:

Bảng câu hỏi được phát đi từ ngày 15/06/2013 và thu về ngày 30/07/2013.

2.4.3.5. Thiết kế nghiên cứu:

- Cách thức thiết kế bảng câu hỏi như sau (xem Phụ lục 1)

Bước 1: Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây để tạo bảng câu hỏi.

Bước 2: Tham khảo ý kiến thông qua khảo sát thử một số đối tượng khảo sát là cấp quản lý tại các chi nhánh để điều chỉnh lại cho phù hợp, loại bỏ một số biến không quan trọng.

Bước 3: hoàn chỉnh bảng câu hỏi và gửi đi khảo sát rộng rãi cho toàn bộ mẫu. - Kích thước mẫu:

+ Kích thước mẫu phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu càng nhiều thì độ chí nh xác càng cao. Nhưng do đối tượng nghiên cứu chỉ giới hạn là cấp quản lý, nhân viên đang làm công tác tín dụng tại MHB khu vực TP.HCM và thời gian nghiên cứu có hạn nên cỡ mẫu dự kiến là 250.

+ Việc xác định kích thước mẫu bao nhiêu là phù hợp vẫn chưa c ó thông tin chính thức. Một số nhà nghiên cứu không đưa ra con số cụ thể mà đưa ra tỷ lệ giữa số mẫu cần thiết và biến cần khảo sát. Gorsuch (1983, được trích bởi MacClallum, 1999) cho rằng số lượng mẫu cần gấp 5 lần số lượng biến. Tác giả Hoàng Trọng & Ch u Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng tỷ lệ đó là 4 hay 5. Trong đề tài nghiên cứu này có tất cả 20 biến, tác giả chọn 250 là chấp nhận được.

- Phương pháp phân tích dữ liệu: các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch, xử lý và phân tích dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0.

2.4.4. Kết quả nghiên cứu:

2.4.4.1. Thống kê việc sắp xếp thang đo và loại biến

- Phần 1 của Bảng câu hỏi yêu cầu sắp xếp theo mức độ quan trọng giảm dần của nhân tố tác động đến hiệu quả tín dụng đối với DNNVV. Thống kê 10 kết quả trả lời của cấp quản lý tại NH, cho thấy:

Có 8 người sắp xếp câu thứ 13 ở vị trí số 17 Có 6 người sắp xếp câu thứ 19 ở vị trí số 19

- Sau khi xem xét, tác giả quyết định loại câu số 13 “NVKD thường xuyên nắm bắt thông tin thị trường, cập nhật xu hướng phát tr iển của ngành nghề để phục vụ công tác cho vay” và câu số 19 “Sự hợp tác giữa các NH chặt chẽ, sẵn sàng chia sẻ thông tin về KH vay vốn” ra khỏi thang đo. Nguyên nhân là do nội dung câu 13 dường như là chi tiết của câu số 9 bởi NVKD có năng lực thẩm định tức là phải thường xuyên có sự cập nhật thông tin về xu hướng ngành nghề để đánh giá doanh nghiệp, từ đó mới đưa ra quyết định có cho vay hay không; còn trường hợp câu số 19 thì thực tế cho thấy rất khó để các NH có sự chia sẻ thông tin lẫn nhau trong việc cấp tín dụng hoặc nếu có thì những thông tin đó đã thể hiện trên CIC của NHNN, hơn nữa đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong ngành, các NH phải bảo mật thông tin để tạo niềm tin và giữ chân khách hàng cuả mình.

2.4.4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo

Đánh giá sơ bộ thang đo thông qua hai công cụ chính: hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA.

Hệ số Cronbach Alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp trước. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ b ị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy từ 0,6 trở lên (tốt nhất là từ 0, 6 đến 0,95). Tiếp theo là dùng phương pháp EFA các biến có trọng số nhỏ hơn 0,5 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại. Phương pháp trích hệ số sữ dụng là Principal components với phép quay Varimax và

điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue = 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% và trọng số yếu tố từ 0,5 trở lên

2.4.4.3. Kết quả xử lý Cronbach’s Alpha và EFA

Số lượng câu hỏi phát đi là 250, thu về được 203.

Cronbach Alpha

- Cronbach Alpha yếu tố từ phía khách hàng vay (xem Phụ lục 2)

Hệ số α = 0,598 < 0,6 là quá thấp. Tương quan biến tổng của KH6 = - 0,79 < 0,3 Nếu bỏ KH6 thì a tăng lên 0,78 > 0,6. Do đó, ta loại biến KH6 " Khách hàng có chỉ số tài chính tốt" ra khỏi thang đo.

- Cronbach Alpha yếu tố từ phía NH (xem Phụ lục 3)

Hệ số α = 0, 855 > 0,6. Tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 và nếu loại bất cứ biến nào thì α cũng nhỏ hơn 0,855. Kết quả trên cho thấy yếu tố từ phía NH là thang đo đạt yêu cầu và được đo lường bởi các biến quan sát: NH1, NH2, NH3, NH4, NH5, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KHU VỰC TPHCM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 60)