Bảng 2.4: Tình hình hoạt động tín dụng đối vớiDNNVV tại MHB khu vực TP.HCM Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng dư nợ khu vực TP.HCM 3.130.783 3.737.571 3.919.497 Dư nợ DNNVV khu vực TP.HCM 939.235 1.311.779 910.778 Dư nợ DN lớn khu vực TP.HCM 1.252.313 1.382.901 1.763.774 Dư nợ DNNVV ngắn hạn 523.194 788.304 530.171
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kiểm soát nội bộ các chi nhánh và diễn biến dư
nợ qua các năm 2010 –2012
Dư nợ cho vay DNNVV của MHB khu vực TPHCM có sự tăng giảm qua các năm, không tuân theo xu hướng gia tăng của dư nợ. Cụ thể trong năm 2010 dư nợ DNNVV là 939.235 triệu đồng, chiếm 30% dư nợ khu vực TP.HCM với 397 khách hàng. Xác định DNNVV là đối tượng khách hàng mục tiêu đầy tiềm năng nên trong năm này, MHB đã áp dụng chính sách cho vay ưu đãi theo hướng giảm lãi suất cho một số đối tượng doanh nghiệp, cung cấp trọn gói các sản phẩm dịch vụ của NH nhằm đáp ứng tối đa các nhu cầu tài chính của doanh nghiệp, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp quản lý nguồn vốn của mình một cách tập trung hơn, hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất và khắc phục khó khăn. Ngoài ra, MHB còn thực hiện nhiều chương trình ưu đãi với thời gian dài như chuyển tiền miễn phí, miễn phí chi hộ lương qua thẻ… Việc thực hiện chương trình miễn phí 100% phí chuyển tiền cho các doanh nghiệp đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía các khách hàng và tiếp tục đặt mối quan hệ lâu dài cùng MHB. Tất cả những chương trình khuyến mãi, ưu đãi của MHB trong thời gian qua đã khẳng định cam kết của MHB: “không chỉ là cam kết đồng hành mà còn là lời hứa chung vai” cùng khách hàng thực hiện những kế hoạch kinh doanh, những kế hoạch tài chính một cách hiệu quả nhất.
Năm 2011, đa phần các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất kinh doanh để tránh phụ thuộc vào n guồn tín dụng từ các NH nên các NH phải rất khó khăn mới tìm được một
Dư nợ DNNVV trung dài hạn 416.041 523.475 380.607
Số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng 397 431 405
Doanh số cho vayDNNVV 1.221.053 1.967.668 1.083.825
khách hàng doanh nghiệp có tình hình tài chính ổn định và phương án kinh doanh khả thi. Tuy nhiên, MHB khu vực TP.HCM không những duy trì được lượng khách hàng doanh nghiệp truyền thống đã và đang giao dịch với NH mà còn khai thác thêm nhiều khách hàng mới. Cụ thể, dư nợ DNNVV có sự gia tăng thể hiện số lượng tăng lên 431 doanh nghiệp, dư nợ đạt 1.311.779 triệu đồng, tăng gần 40% so với năm 2010. Sự gia tăng như vậy là do trong năm 2011, ngoài việc tiếp tục áp dụng chính sách ưu đãi về lãi suất thì MHB còn ưu đãi về các loại phí thanh toán, tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo và dành riêng một phần vốn chuyên để phục vụ cho khách hàng này, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, thu mua chế biến nông sản… Đối với các doanh nghiệp có mạng lưới phân phối rộng như các công ty phân bón thì MHB đã tổ chức nhiều đội nhóm đi tiếp cận các đại lý tại địa bàn hoạt động để thực hiện được chính sách tiếp cận và phục vụ toàn bộ các “vệ tin h” của các doanh nghiệp đang quan hệ với MHB. Hơn nữa, chủ trương của NHNN trong năm này là giảm tỷ trọng cho vay bất động sản và tiêu dùng, khuyến khích cho vay sản xuất kinh doanh nên MHB đã tích cực tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp, cung cấp các gói tín dụng phù hợp nhằm giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn.
Năm 2012, dư nợ DNNVV giảm còn 910.778 triệu đồng mặc dù dư nợ khu vực TP.HCM tăng so với năm 2011. Sự sụt giảm dư nợ như vậy là xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân khách quan phải kể đến là nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tiếp tục tăng trong khi thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước bị thu hẹp. Mặc dù lãi suất vay vốn sản xuất của NH đã giảm nhưng vẫn còn khá cao so với chi phí sản xuất; m ặt khác do khó tiêu thụ được sản phẩm nên doanh nghiệp cũng chưa mạnh dạn đầu tư.
Trong phân bố dư nợ DNNVV thì dư nợ ngắn hạn ngày càng được chú trọng và chiếm tỷ trọng tăng so với dư nợ trung dài hạn. Cụ thể năm 2010 tỷ lệ dư nợ ngắn hạn DNNVV chiếm 56% thì đến năm 2011 tỷ lệ này đạt 60%, tăng 4% so với năm 2010. Năm 2012, tỷ trọng này có giảm do dư nợ giảm song không nhiều. Điều này cho thấy
sự chuyển dịch trong cơ cấu đầu tư tín dụng của các chi nhánh trong việc tăng cường cho vay ngắn hạn để đảm bảo khả năng luân chuyển vốn tín dụng, mang lại hiệu quả và hạn chế rủi ro hơn.
Bảng2.5: Dư nợDNNVV theo loại hình doanh nghiệp
Đơn vị tính: triệu đồng, %
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng
Công ty CP 350.300 37% 428.843 32% 364.311 40%
Công ty TNHH 581.748 62% 864.025 66% 533.716 59%
Doanh nghiệp
tư nhân 7.187 1% 18.025 2% 12.751 1%
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kiểm soát nội bộ các chi nhánh và diễn biến dư nợ qua các năm 2010 - 2012
Công ty cổ phần và công ty TNHH là 2 đối tượng khách hàng được NH quan tâm tài trợ nhiều nhất. Doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm mức dư nợ rất nhỏ. Năm 2010 dư nợ công ty cổ phần chiếm 37%, công ty TNHH 62%, doanh nghiệp tư nhân 1% đến năm 2012 dư nợ công ty cổ phần chiếm tỷ lệ 40% (dư nợ tăng 14.011 triệu đồng tương đương tăng 3% so với năm 2010), công ty TNHH 59%, doanh nghiệp tư nhân 1%. Sự tăng trưởng dư nợ tập trung vào 2 đối tượng khách hàng là Công ty cổ phần và công ty TNHH phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế khi 2 thành phần kinh tế này đăng ký kinh doanh ngày càng nhiều so với doanh nghiệp tư nhân.
42 2010 Tỷ trọng 21,14% 0,01% 42,81% 11,83% 17,27% 6,94%
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kiểm soát nội bộ các chi nhánh và diễn biến dư nợ qua các năm 2010- 2012
Dư nợ 198.572 97 402.058 111.144 162.204 65.160 2011 Tỷ trọng 20,08% 0,01% 41,00% 12,92% 19,00% 6,94% Dư nợ 263.396 83 537.829 169.523 249.238 91.079 2012 Tỷ trọng 23.38% 0.01% 42.81% 9.60% 17.27% 6.94% Dư nợ 212.902 64 389.907 87.430 157.289 63.186 Ngành nghề
Cho vay đầu tư, kinh
doanh bất động sản Cho vay đầu tư, kinh
doanh chứng khoán
Cho vay kinh doanh
thương mại, dịch vụ
Cho vay sản xuất
Cho vay xây dựng cầu, đường
Trong cơ cấu dư nợ theo ngành nghề thì dư nợ trong đầu dư DNNVV tập trung ở nhiều lĩnh vực. Trong đó, dư nợ cho vay kinh doanh thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng khá cao, trên 40% dư nợ DNNVV qua các năm. Tiếp đến là dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản và xây dựng cầu đường. Điều này cũng phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của TP.HCM chủ yếu dựa vào hai khu vực công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ; trong đó khu vực thương mại - dịch vụ đã được thành phố xác định là thế mạnh số một. Vì t hế, chủ trương đẩy mạnh các hoạt động liên quan đến lĩnh vực này đã được Thành phố quan tâm đúng mức và việc các doanh nghiệp thuộc khu vực thương mại - dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế của Thành phố là điều tất nhiên. Hơn nữa, các năm qua, thị trường bất động sản dường như đóng băng, các chủ đầu tư không huy động được vốn để tiếp tục dự án; điều này dẫn đến lãng phí vốn đầu tư trong khi nhu cầu của các công ty, người dân thành phố còn nhiều. Nhận thấy được vấn đề trên, MHB đã hỗ trợ cho các doa nh nghiệp này vay vốn hoàn thiện dự án, đi vào hoạt động trên cơ sở đánh gía dự án, phân tích thị trường và phối hợp cùng doanh nghiệp tìm đầu ra, giới thiệu sản phẩm. Ngoài ra còn phải kể đến sự nỗ lực của tập thể nhân viên MHB trong việc marketing và tiếp cận linh hoạt với khách hàng để đưa thương hiệu MHB khu vực TPHCM trở thành địa chỉ đáng tin cậy.
Bảng 2.7: Dư nợDNNVV phân theo hình thức đảm bảo
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Dư nợDNNVVcó TSĐB 797.966 1.049.423 692.191
Dư nợDNNVVkhông có TSĐB 141.269 262.356 218.587
Nhìn chung các khoản vay tại MHB đều có tài sản đảm bảo, dư nợ có tài sản đảm bảo chiếm khoảng 80%. Các khoản cho vay không có đảm bảo đa số là cho vay tín chấp đối với khách hàng có uy tín và có thâm niên trong giao dịch với NH. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây nhằm tăng trưởng tín dụng và thu hút khách hàng doanh nghiệp, MHB đã có những chương trình ưu đãi như cấp bảo lãnh tín chấp hoàn toàn cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dược phẩm, thiết bị y tế…
2.3. Thực trạnghiệu quả tín dụng đối với DNNVV tại MHB khu vực TPHCM