Về nguồn vốn cho vay

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KHU VỰC TPHCM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 51)

Hoạt động tín dụng của NH là hoạt động dùng vốn mà mình quản lý để cho khách hàng vay vì vậy khi xem xét hoạt động tín dụng cần phải đánh giá nguồn vốn dùng để cho vay.

Khu vực TP.HCM là trung tâm kinh tế của cả nước, là địa bàn thuận lợi để MHB huy động vốn, luôn chiếm tỷ trọng trên 20% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động tại MHB khu vực TP.HCM có xu hướng tăng nhưng không ổn định qua khoảng thời gian phân tích.

Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động MHB khu vực TP.HCM qua các năm2010–2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Nguồn vốn

Tổ chức 3.989.807 69% 2.535.055 58% 2.365.542 48%

Cá nhân 1.820.023 31% 1.796.874 41% 2.562.201 52%

Nguồn: Tổng hợp bảng cân đối kế toán các chi nhánh qua các năm 2010- 2012

Qua bảng số liệu cho thấy vốn huy động tăng mạnh trong năm 2010 do MHB đã rút kinh nghiệm từ năm 2009 khi mà nguồn vốn huy động tăn g không kịp tốc độ tăng của dư nợ tín dụng làm MHB thiếu chủ động trong việc giải quyết nhu cầu vay vốn của khách hàng. Sang năm 2011, nguồn vốn này giảm do MHB tổ chức triển khai thực hiện nghiêm qui định trần lãi suất theo Chỉ thị 02/CT -NHNN từ ngày 07/9/2011 khiến cho lãi suất huy động vốn không hấp dẫn, nhiều khách hàng rút tiền gửi chuyển sang các kênh đầu tư khác như vàng, ngoại tệ….hoặc chuyển sang các NH lớn hơn. Năm 2012, nguồn vốn huy động tăng lên. Sự gia tăng này là từ tiền gửi tiết kiệm của khá ch hàng cá nhân do trong những tháng cuối năm MHB đẩy mạnh chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Xét chi tiết, tiền gửi của tổ chức chiếm tỷ trọng cao trong năm 2010, 2011 so với tiền gửi của cá nhân; trong năm 2012 có sự dịch chuyển ngược lại song không nhiều. Tỷ trọng tiền gửi của tổ chức càng cao đồng nghĩa với tỷ trọng tiền gửi của cá nhân thấp, điều này ảnh hưởng đến tính ổn định của nguồn vốn huy động vì khả năng rút tiền tiết kiệm của các cá nhân thường ít hơn nhu cầu sử dụng tiền gửi của các tổ chức, cho thấy nguồn vốn huy động của MHB khá phụ thuộc vào các hợp đồng tiền gửi của các tổ chức. Bảng 2.3: Phân tích tình hình huyđộng vốn Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Tổng vốn huy động khu vực

TP.HCM

5.809.830 4.331.930 4.927.743

Tiền gửi không kỳ

hạn 773.304 100% 1.035.817 100% 1.134.219 100% Tiền gửi không kỳ

hạn của các tổ chức

737.485 95% 995.820 96% 1.080.272 95%

Tiền gửi không kỳ hạn của các cá nhân. hộ gia đình

21.569 3% 23.235 2% 27.185 2%

Tiền gửi thanh

toán thẻ 14.250 2% 16.761 2% 26.761 2% Tiền gửi Có kỳ hạn 3.797.777 100% 1.776.166 100% 1.446.300 100% Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức 3.252.322 86% 1.539.235 87% 1.285.269 89% Tiền gửi có kỳ hạn của cá nhân. hộ gia đình 545.454 14% 236.930 13% 161.031 11%

Tiền gửi tiết kiệm

không kỳ hạn 1.583 504 593

Tiền gửi tiết kiệm

có kỳ hạn 1.237.166 1.519.443 2.346.631

Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong năm 2010 (65,37%) và giảm dần qua các năm (2011: 41%, 2012: 29,35%); song song đó là sự gia tăng tỷ trọng của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (2010: 21,29%; 2011: 35,08%; 2012: 47,62%) cho thấy đối tượng khách hàng có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần khách hàng tổ chức, tăng khách hàng cá nhân. Nguyên nhân của sự dịch chuyển này là do nền kinh tế có nhiều biến động, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp găp nhiêù khó khăn; hơn nữa các kênh đầu tư khác không c òn hấp dẫn đối với cá nhân (đóng cửa sàn vàng, thị trường chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng…) nên việc gửi tiền ở các tổ chức tín dụng được coi là giải pháp an toàn tạm thời. Tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân và tổ chức chiếm tỷ trọng thấp trong năm 2010 (khoảng 13,31%); tuy nhiên sang năm 2011, 2012 thì tỷ lệ này có sự gia tăng (2011: 23,91%; 2012: 23,02%) cho thấy MHB – khu vực TP.HCM khai thác tốt nguồn tiền gửi này giúp NH giảm chi phí đầu vào, tăng chêch lệch lãi suất đầu vào – ra mang lại hiệu quả trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KHU VỰC TPHCM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)