Hiệu quả tín dụng NH đối với DNNVV:

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KHU VỰC TPHCM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 32)

Hiệu quả tín dụng là một trong những biểu hiện của hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực NH, nó phản ánh chất lượng của các hoạt động tín dụng NH. Đó là khả năng cung ứng tín dụng phù hợp với yêu cầu phát triển của các mục tiêu kinh tế xã hội và nhu cầu của khách hàng đảm bảo nguyên tắc hoàn trả nợ vay đúng hạn, mang lại lợi nhuận cho NH thương mại từ nguồn tích lũy do đầu tư tín dụng và do đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của NH.

Vì vậy, hiệu quả tín dụng là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh khả năng thích nghi của tín dụng NH với sự thay đổi của các nhân tố chủ quan và khách quan. Do đó hiệu quả tín dụng là kết quả của mối quan hệ biện chứng giữa NH, khách hàng vay vốn và nền kinh tế.

Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ xem xét hiệu quả tín dụng đối với các DNNVV đứng trên góc độ là NH cấp tín dụng. Do đó, hiệu quả tín dụng NH đối với các DNNVV được thể hiện ở các chỉ tiêu: dư nợ ngày càng tăng trưởng, lợi nhuận gia tăng, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu được duy trì ở mức cho phép, đảm bảo nguồn vốn để cho vay.

1.3.2. Nội dung cơ bản của việc nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNVV:

Thứ nhất: Dư nợ tín dụng ngày càng tăng trưởng

Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho NH. Do đó, việc đẩy mạnh tín dụng là việc làm được NH quan tâm và xúc tiến.

Tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV là việc NH sử dụng các chính sách nhằm tăng nguồn vốn huy động, đáp ứng cho việc cấp tín dụng vào đối tượng là DNNVV có nhu cầu vay vốn, từng bước nâng cao lợi nhuận, thị phần và thương hiệu trên thị trường.

Tăng trưởng tín dụng được biểu hiện ở 2 khía cạnh: - Số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với NH. - Dư nợ tín dụng đối với DNNVV.

Thứ hai: Mức độ an toàn vốn tín dụng của ngân hàng được chú trọng thông qua tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu được duy trìở mức cho phép.

Hiệu quả tín dụng phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của NH thương mại, là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại và phát triển của NH. Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho NH nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đe dọa hoạt động kinh doanh NH. Do đó, khi đánh giá hiệu quả tín dụng thì bên cạnh việc xem xét tăng trưởng tín dụng cần phải chú trọng đến sự an toàn tín dụng thông qua tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu được duy trì ở mức cho phép.

Thứ ba: Lợi nhuận gia tăng

Việc nâng cao hiệu quả tín dụng chỉ có ý nghĩa thực sự khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của NHTM. Tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại thu nhập

cho NH nên hiệu quả tín dụng đối với DNNVV cao phải thể hiện ở tỷ trọng của thu nhập từ hoạt động tín dụng DNNVV trong tổng thu nhập của NH cao và ngược lại.

Thứ tư: Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động tín dụng đối vớiDNNVV

Hoạt động tín dụng của TCTD hiểu theo nghĩa rộng là việc các TCTD sử dụng uy tín của mình để huy động các loại nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và sử dụng nó để cấp tín dụng cho những đối tượng có nhu cầu vay vốn được NH tín nhiệm. Hay nói cách khác, hoạt động huy động vốn là một mảng của hoạt động tín dụng, theo đó đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động tín dụng là một nội dung cơ bản của hiệu quả tín dụng.

1.3.3. Các tiêu thức đánh giá hiệu quả tín dụng NHđối với DNNVV

1.3.3.1. Nhóm chỉ tiêu về quy mô và tăng trưởng tín dụng:

- Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với DNNVV:

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với DNVVN =

Dư nợ tín dụng năm nay đối với DNVVN -

Dư nợ tín dụng năm trước đối với DNVVN Dư nợ tín dụng năm trước đối với DNVVN - Số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với NH:

Số lượng DNVVN mới có quan hệ tín dụng với NH = = Số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với NH năm nay - Số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với NH năm trước

- Tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với DNNVV so với tổng dư nợ (%):

Tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với DNVVN =

Dư nợ tín dụng đối với DNVVN X 100

Tổng dư nợ tín dụng

Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng mở rộng tín dụng của NH đối với đối tượng là khách hàng DNNVV cũng như uy tín của NH đối với đối tượng khách hàng

này. Các chỉ tiêu trên càng cao càng thể hiện được khả năng của NH trong việc mở rộng hoạt động tín dụng cho DNNVV.

Tuy nhiên, các chỉ tiêu này không phản ánh hết hiệu quả tín dụng mà nó chỉ phản ánh được quy mô, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng tín dụng vì đằng sau các kh oản tín dụng đó còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả tín dụng không chỉ dựa vào nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng mà còn phải sử dụng một số nhóm chỉ tiêu khác nhằm có sự đánh giá toàn diện hơn.

1.3.3.2. Nhóm chỉ tiêu về mức độ an toàn vốn tín dụng

- Tỷ lệ nợ quá hạn: được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn trên tổng dư nợ của NHTM tại một thời điểm xác định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ nợ quá hạn =

Nợ quá hạn X 100

Tổng dư nợ tín dụng

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đến hạn thỏa thuận trên hợp đồng. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng mất vốn của NH. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì khả năng mất vốn càng cao, hiệu quả tín dụng thấp. Theo thông lệ quốc tế nếu tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5% thì mức độ an toàn tín dụng được bảo đảm và ngược lại. Tuy nhiên xu hướng mới trong đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng những năm gần đây là xem xét các khoản nợ xấu. Đây là xu hướng đúng vì nợ xấu phản ánh chính xác hơn khả năng mất vốn của NH.

Tỷ lệ nợ xấu (nợ phân vào nhóm 3, 4, 5): là tỷ lệ phần trăm giữa nợ khó đòi trên tổng dư nợ quá hạn của NHTM tại một thời điểm nhất định. Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn sau khi NH đã gia hạn nợ . Chỉ tiêu này phản ánh một cách chính xác hơn khả năng mất vốn của NH. Tỷ lệ này càng cao thì hiệu quả tín dụng của NH càng thấp

Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu X 100 Tổng dư nợ tín dụng

Các chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Đối với NH, việc khách hàng không trả nợ đúng hạn có liên quan đến thanh khoản và rủi ro thanh khoản. Nợ xấu là một lời cảnh báo cho NH. Khi đánh giá nợ quá hạn cũng cần phải chú ý đến một số nghiệp vụ tín dụng như việc tính toán kỳ hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ và gia hạn nợ dựa trên những cơ sở đúng đắn hay không. Cơ cấu nợ để không nằm trong chỉ tiêu nợ quá hạn, nhưng chính nợ cơ cấu cũng phản ánh phần nào khả năng mất vốn của NH. Nếu các NH cơ cấu lại nợ chỉ nhằm giảm chỉ tiêu nợ quá hạn mà không xem xét đến khả năng trả nợ của khách hàng thì nó chính là nguy cơ đối với NH.

1.3.3.3. Nhóm chỉ tiêu về thu nhập và mức sinh lời:

- Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng trên tổng thu nhập

Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng = Thu nhập từ hoạt động tín dụng Tổng thu nhập

Việc nâng cao hiệu quả tín dụng chỉ có ý nghĩa thực sự khi nó góp phần quan trọng nâng cao khả năng sinh lời của NHTM. Tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại thu nhập cho NH nên hiệu quả tín dụng cao phải thể hiện ở tỷ trọng của thu nhập từ hoạt động tín dụng trên tổng thu nhập của NH là cao và ngược lại.

- Mức sinh lời vốn tín dụng (MSLVTD)

MSLVTD = Thu nhập (sau thuế) từ hoạt động tín dụng Dư nợ bình quân

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng dư nợ bình quân sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập (sau thuế) cho NH.

Chỉ tiêu này phản ánh trực tiếp hiệu quả tín dụng, cho biế t khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng. Đối với mọi NH thương mại mục tiêu cuối cùng là tăng lợi nhuận. Với mức sinh lời vốn tín dụng càng lớn thì khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng càng cao, phản ánh hiệu quả tín dụng càng cao và ngược lại.

Tuy nhiên, không phải lúc nào mức sinh lời vốn tín dụng cao cũng có thể làm cho NHTM hoàn toàn yên tâm về hoạt động của mình, nhất là trong tương lai, trong dài hạn. Chỉ tiêu này là rất quan trọng, nhưng nó cần được phân tích cùng với các chỉ tiêu khác, đặc biệt là các chỉ tiêu về độ an toàn tín dụng.

1.3.3.4. Nhóm chỉ tiêu về tỷ lệ giữa dư nợ tín dụng so với tổng vốn huy động:

Tỷ lệ tổng dư nợ tín dụng trên tổng

nguồn vốn huy động =

Tổng dư nợ tín dụng Tổng nguồn vốn huy động Chỉ tiêu này so sánh khả năng cho vay DNNVV của NH với khả năng huy động vốn DNNVV, thông qua đó xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động của DNNVV.

1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng NHđối với cácDNNVV

1.3.4.1. Nhân tốtừ phía NH

- Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là một hệ thống các biện pháp có liên quan đến việc khuyếch trương tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã hoạch định của NHTM.

Do đó, việc hoạch định chính sách tín dụng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi NH. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động tín dụng dựa trên cơ sở phân tán rủi ro, tuân thủ chấp hành đúng luật pháp và đường lối của NHNN, đảm bảo công bằng xã hội. Bất kỳ một NH nào muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của mình thì phải có chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của NH.

Đưa ra được chính sách tín dụng hợp lý đối với các DNNVV, NH vừa thể hiện được vai trò của mình trong việc cung cấp vốn hoạt động cho các doanh nghi ệp này, vừa có thể thu được một nguồn lợi lớn từ hoạt động tín dụng đồng thời quản lý được các hiện tượng nợ xấu, hạn chế rủi ro, góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các DNNVV.

- Quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là một hệ thống các nguyên tắc , quy định của NH trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Có thể nói, quy trình tín dụng là một phần hết sức quan trọng bên cạnh chính sách tín dụng vì nó cụ thể hóa các vấn đề chủ yếu trong chính sách tín dụng thông qua việc thực hiện các bước bắt đầu từ khâu thẩm định khách hàng, thiết lập hồ sơ tín dụng đến việc giải ngân và thu nợ; đồng thời nêu rõ quyền hạn và nhiệm vụ của từng người, từ bộ phận nhân viên đến cấp lãnh đạo trong việc giải quyết hồ sơ tín dụng. Sự phối hợp nhịp nhàng các bước trong quy t rình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho vốn tín dụng được luân chuyển bình thường, đúng kế hoạch từ đó góp phần đảm bảo hiệu quả tín dụng.

- Thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng bao gồm các thông tin về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, về môi trường kinh do anh, về các hoạt động kinh tế - xã hội và hệ thống pháp luật… là nhân tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động tín dụng. Nhờ thông tin tín dụng mà người lãnh đạo mới đưa ra được những quyết định đúng đắn, chính xác từ đó nâng cao hiệu quả tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc cấp tín dụng đối với các DNNVV thường gặp khó khăn trong việc thu thập đầy đủ thông tin về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực tài chính, năng lực quản lý, kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp… dẫn đến việc đánh giá sai khách hàng hoặc bị khách hàng lừa đảo, lợi dụng. Vì thế, để nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNVV thì thông tin tín dụng về đối tượng khách hàng này phải được thu thập đầy đủ từ nhiều nguồn, một cách khách quan, chính xác và kịp thời.

- Công tác tổ chức và chất lượng của cán bộ tín dụng

Chính sách tín dụng chỉ ra phương châm hoạt động của mỗi NH. Nhưng thực hiện quy trình tín dụng, ra quyết định có cấp tín dụng hay không phụ thuộc vào cán bộ tín dụng. Để cho vay đạt hiệu quả cao, các cán bộ tín dụng phải am hiểu khách hàng, lĩnh vực và môi trường mà khách hàng kinh doanh, phải có khả năng dự báo các vấn đề

liên quan đến khách hàng vay… Do đó, cán bộ tín dụng cần được đào tạo kỹ lưỡng, liên tục và toàn diện.

Tuy nhiên, có một đội ngũ cán bộ có trình độ mới chỉ là điều kiện cần, để đảm bảo được hiệu quả tín dụng thì việc tổ chức sắp xếp cán bộ cần được chú trọng. Công tác tổ chức cần phải sắp xếp một cách khoa học, đúng người, đúng việc, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban, giữa các khâu của hoạt động tín dụng. Việc tổ chức một cách chặt chẽ sẽ giúp cho NH đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động tín dụng, làm cho bộ máy của NH hoạt động trôi chảy, nhịp nhàng, nhanh nhạy trước sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng

Công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng có tác động quan trọng đến hiệu quả tín dụng của các NHTM. Đây là biện pháp giúp cho Ban lãnh đạo NH có được những thông tin chính xác về tình hình kinh doanh của NH cũng như của khách hàng DNNVV; từ đó duy trì có hiệu quả hoạt động tín dụng phù hợp với chính sách tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Đối với các DNNVV, khó khăn lớn nhất khi kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng là tình hình thực tế thường không được phản ánh đầy đủ trên sổ sách giống như các doanh nghiệp lớn. Hơn nữa, công tác này không chỉ được thực hiện đối với khách hàng mà còn đối với bản thân NH như việc thực hiện quy trình tín dụng, quá trình quản lý vốn vay, từ đó loại trừ các cán bộ mất phẩm chất có hiện tượng tham ô, tham nhũng gây thất thoát tài sản, làm mất uy tín của NH đối với khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả tín dụng của NH.

- Hiệu quả công tác huy động vốn

Hoạt động huy động vốn của NH đóng một vai trò quan trọng quyết định sự thành công của NH. Nguồn vốn có được từ việc huy động, NH sẽ dùng để cho vay và kinh doanh để thu lời.

Hoạt động tín dụng chỉ có thể thực hiện tốt nếu công tác huy động vốn được tiến hành hiệu quả. Nếu một NH thương mại có chiến lược khách hàng tốt, thu hút được nhiều khách hàng tín dụng làm ăn có hiệu quả, có nhu cầu vốn lớn về xác lập quan hệ tín dụng với NH nhưng số vốn huy động được không đủ để NH cung cấp tín dụng cho những khách hàng đó thì hoạt động tín dụng của NH không thể đạt hiệu quả cao. Huy

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KHU VỰC TPHCM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 32)