Việt Nam là một nước đi sau trong quá trình phát triển kinh tế trong khu vực cũng như trên thế giới vì vậy chúng ta có nhiều thuận lợi hơn do có thể học hỏi, tiếp thu những bài học phù hợp với hoàn cảnh kinh tế nước nhà và tránh được những lệch hướng của các nước đi trước. Thông qua những kinh nghiệm của các nước , chúng ta rút ra một số bài học quý giá nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các DNNVV của các NHTM Việt Nam như sau:
Các NHTM tăng cường phát triển sản phẩm dịch vụ phục vụ cho đối tượng DNNVV và có chính sách lãi suất, phí, tín dụng… phù hợp với điều kiện của DNNVV. Thu hút và giữ chân doanh nghiệp quan hệ tín dụng thông qua việc cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh như: dịch vụ tư vấn, hỗ trợ thông tin, phát triển thị trường cho doanh nghiệp, học tập kinh nghiệm qua các phương tiện điện tử, quảng bá, tạo hình ảnh, giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài... Mục đích là để doanh nghiệp “ăn nên làm ra”, và khi đó nguồn vốn NH cho vay mới thực sự có hiệu quả đối với cả hai phía.
Các NHTM chú trọng đầu tư tín dụng , dành một tỷ lệ vốn huy động nhất định để cho vay các DNNVV trong việc đầu tư máy móc, thiết bị, kỹ thuật, c ông nghệ nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, các NH có thể góp vốn cổ phần để tạo vốn chủ sở hữu lành mạnh cho các doanh nghiệp. Như thế các NH sẽ là các nhà đầu tư dài hạn vào những doanh nghiệp này.
Trong công tác tín dụng của NH đối với DNNVV, các NHTM cần tăng cường công tác thẩm định cho vay nhằm thẩm định doanh nghiệp khách quan, chính xác để có những quyết định cho vay phù hợp. NHTM chú trọng việc nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng trong tình hình cạnh tran h như hiện nay và tình chất của các doanh nghiệp ngày càng phức tạp hơn.
Các NH xây dựng và hoàn thiện chương trình đánh giá xếp loại khách hàng dành riêng cho đối tượng DNNVV nhằm đưa ra nhận định chính xác và hạn chế rủi ro khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG1
Chương 1 của luận văn, tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề sau:
Thứ nhất, nghiên cứu những lý luận cơ bản về DNNVV như: khái niệm, đặc điểm, vai trò DNNVV.
Thứ hai, nghiên cứu những lý luận chung về tín dụng và hi ệu quả tín dụng NH. Hệ thống hóa các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng của NH đối với các DNNVV.
Thứ ba, đã cho thấy kinh nghiệm hiệu quả tín dụng của các NH thương mại đối với DNNVV của một số nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNNVV TẠINHTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG(MHB) KHU VỰC TP.HCM 2.1. Giới thiệu về MHB và MHB khu vực TP.HCM
2.1.1. Giới thiệu về MHB
MHB được thành lập năm 1997 theo quyết định 769/TTg của Thủ tướng Chính phủ; chính thức đi vào hoạt động từ năm 1998 với mục tiêu ban đầu là huy động vốn, cho vay hỗ trợ sắp xếp, chỉnh trang lại khu dân cư, quy hoạch và xây dựng các khu đô thị mới để cải thiện điều kiện về nhà ở cho nhân dân. Đến năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 160/2001/QĐ -TTg phê duyệt đề án tái cơ cấu nhằm xây dựng MHB thành một NH thương mại hoạt động đa năng, đóng vai trò chủ đạo trong cho vay phát triển nhà ở, xây dựng kết cấu hạ tầng, hoạ t động an toàn, hiệu quả. MHB cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ tài chính của một NH hiện đại. Cho đến nay, MHB đã nhận được sự tín nhiệm rất lớn từ khách hàng.
Ngày 20/7/2011, MHB đã tiến hành bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) thành công với 17,74 triệu cổ phần được đấu giá với 3.744 nhà đầu tư cá nhân và tổ chức tham gia. Thành công này tạo điều kiện thuận lợi để MHB nhanh chóng bắt tay vào việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức phù hợp với mô hình cổ phần, tìm kiếm đối tác chiến lược.
MHB chính thức trở thành NH thương mại cổ phần kể từ ngày 14 tháng 8 năm 2012 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0301502740 đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 14 tháng 8 năm 2012 do Sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM cấp.
MHB được NH Nhà nước xếp vào nhóm những tổ c hức tín dụng hoạt động lành mạnh, ổn định, an toàn và được cấp mức tăng trưởng tín dụng cao nhất trong năm 2012. Năm 2011, cũng là năm thứ 5 liên tiếp MHB vinh dự nhận giải Thương hiệu mạnh tại Việt Nam.
So với các NH thương mại nhà nước khác, MHB là NH trẻ nhất, nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh nhất. Sau hơn 15 năm hoạt động, tính đến năm 2012, tổng tài sản của MHB đạt gần 38.000 tỷ đồng, tăng gấp 160 lần so với ngày đầu thành lập.
Mạng lưới chi nhánh của MHB đứng thứ tám trong các NH thương mại ở Việt Nam với hơn 270 chi nhánh và các phòng giao dịch tại hầu hết các tỉnh, thành trọng điểm trên cả nước. MHB duy trì và phát triển mối quan hệ đại lý với khoảng 300 NH nước ngoài tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. Đội ngũ nhân viên với hơn 3.600 người luôn tận tuỵ, ham học hỏi và có khả năng tiếp cận nhanh các kiến thức, kỹ thuật hiện đại.
Trải qua hơn 15 năm hoạt động với nhiều thăng trầm của nền kinh tế, MHB đã luôn làm đúng theo định hướng của Nhà nước, của Chính phủ, không ngừng cải tiến nâng cao quy mô vốn, tài sản, hiệu quả hoạt động và đạt được nhiều thành quả tốt đẹp: lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, thương hiệu MHB ngày càng lớn mạnh và lan tỏa.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2010 2011 2012
Vốn chủ sở hữu 3.216 3.187 3.440
Tổng tài sản 51.353 47.303 37.980
Dư nợ 22.629 22.954 24.650
Lợi nhuận sau thuế 81 84 105,6
ROE 2,52% 2,64% 3,07%
ROA 0,16% 0,18% 0,27%
Nguồn: Báo cáo thường niên MHB
Tỷ suất lợi nhuận của MHB thấp, hiệu quả hoạt động chưa tươn g xứng với quy mô vốn và tài sản của NH.
2.1.2. Giới thiệu về MHB khu vực TP.HCM
TP.HCM giữ vai tròđầu tàu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước, khẳng định là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ mang tính cạnh tranh cao. Trải qua quá trình phát triển lâu dài từ năm 1998 đến nay, hệ thống MHB tại khu vực TP.HCM đã phát triển không ngừng về số lượng và chất lượng, gồm 1 Hội sở, 1 Sở Giao Dịch, 3 chi nhánh cấp 1, 28 Phòng giao dịch được đặt khắp các quận, huyện trên địa bàn Thành phố và luôn đóng góp một phần quan trọng vào hoạt động kinh doanh của MHB.
Nguồn vốn huy động của các chi nhánh MHB khu vực TP.HCM năm 2012 đạt 4.927.743 triệu đồng, tăng 14% so với năm 2011, chiếm 0,5% tổng nguồn vốn của các TCTD trên địa bàn TP.HCM. Nguồn vốn tăng là do trong năm 2012, MHB đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng như: “có lãi, có quà, có nhà bạc tỷ”; “may túi ba gang, đựng vàng đựng lãi”...
Tổng dư nợ năm 2012 đạt 3.919.497 triệu đồng, tăng 4,9% so với năm 2011, đạt tỷ lệ 0,48% dư nợ của các TCTD trên địa bàn TP.HCM. Tỷ trọng này khá thấp so với các TCTD khác nhưng vẫn duy trì mức tăng trưởng qua các năm do MHB đã thự c hiện đồng bộ các biện pháp nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng nh ư giảm lãi suất cho vay đối với các khách hàng hiện hữu để giữ chân khách hàng và thưc hiện các giải pháp gia hạn thời hạn trả nợ, cơ cấu nợ để giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn tạm thời, phục hồi sản xuất. Mặc dù thương hiệu MHB chưa được nhiều người biết đến cộng với mạng lưới MHB khu vực TP.HCM còn mỏng song với lợi thế NHNN cùng với những chương trình tín dụng ưu đãi đã giúp MHB tăng trưởng tín dụng trong điều kiện tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn.
Kết quả tài chính trong năm 2012 cũng khá khả quan. Lợi nhuận sau thuế đạt 15 tỷ đồng, chiếm 15% lợi nhuận toàn hệ thống.
Các chi nhánh MHB khu vực TP.HCM tập trung nâng cao hiệu quả tín dụng, cho vay có chọn lọc và trình tự ưu tiên đối với các đối tượng khách hàng trên cơ sở cân đối giữa nguồn vốn và dư nợ tại mỗi chi nhá nh, ưu tiên cho vay DNNVV.
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ được quan tâm và tổ chức thực hiện thường xuyên qua đó phát hiện được sai sót và chỉnh sửa kịp thời.
Công tác đào tạo cán bộ ngày càng được quan tâm và chú trọng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh doanh của các chi nhánh.
Công tác công nghệ thông tin được triển khai tạo thuận lợi trong việc phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với thị trường, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ NH để phát triển khách hàng và thị phần trên khu vực TP.HCM.
2.2. Thực trạnghoạt động tín dụng đối vớiDNNVV tại MHB khu vựcTP.HCM: TP.HCM:
2.2.1. Về nguồn vốn cho vay
Hoạt động tín dụng của NH là hoạt động dùng vốn mà mình quản lý để cho khách hàng vay vì vậy khi xem xét hoạt động tín dụng cần phải đánh giá nguồn vốn dùng để cho vay.
Khu vực TP.HCM là trung tâm kinh tế của cả nước, là địa bàn thuận lợi để MHB huy động vốn, luôn chiếm tỷ trọng trên 20% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động tại MHB khu vực TP.HCM có xu hướng tăng nhưng không ổn định qua khoảng thời gian phân tích.
Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động MHB khu vực TP.HCM qua các năm2010–2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Nguồn vốn
Tổ chức 3.989.807 69% 2.535.055 58% 2.365.542 48%
Cá nhân 1.820.023 31% 1.796.874 41% 2.562.201 52%
Nguồn: Tổng hợp bảng cân đối kế toán các chi nhánh qua các năm 2010- 2012
Qua bảng số liệu cho thấy vốn huy động tăng mạnh trong năm 2010 do MHB đã rút kinh nghiệm từ năm 2009 khi mà nguồn vốn huy động tăn g không kịp tốc độ tăng của dư nợ tín dụng làm MHB thiếu chủ động trong việc giải quyết nhu cầu vay vốn của khách hàng. Sang năm 2011, nguồn vốn này giảm do MHB tổ chức triển khai thực hiện nghiêm qui định trần lãi suất theo Chỉ thị 02/CT -NHNN từ ngày 07/9/2011 khiến cho lãi suất huy động vốn không hấp dẫn, nhiều khách hàng rút tiền gửi chuyển sang các kênh đầu tư khác như vàng, ngoại tệ….hoặc chuyển sang các NH lớn hơn. Năm 2012, nguồn vốn huy động tăng lên. Sự gia tăng này là từ tiền gửi tiết kiệm của khá ch hàng cá nhân do trong những tháng cuối năm MHB đẩy mạnh chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Xét chi tiết, tiền gửi của tổ chức chiếm tỷ trọng cao trong năm 2010, 2011 so với tiền gửi của cá nhân; trong năm 2012 có sự dịch chuyển ngược lại song không nhiều. Tỷ trọng tiền gửi của tổ chức càng cao đồng nghĩa với tỷ trọng tiền gửi của cá nhân thấp, điều này ảnh hưởng đến tính ổn định của nguồn vốn huy động vì khả năng rút tiền tiết kiệm của các cá nhân thường ít hơn nhu cầu sử dụng tiền gửi của các tổ chức, cho thấy nguồn vốn huy động của MHB khá phụ thuộc vào các hợp đồng tiền gửi của các tổ chức. Bảng 2.3: Phân tích tình hình huyđộng vốn Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tổng vốn huy động khu vực
TP.HCM
5.809.830 4.331.930 4.927.743
Tiền gửi không kỳ
hạn 773.304 100% 1.035.817 100% 1.134.219 100% Tiền gửi không kỳ
hạn của các tổ chức
737.485 95% 995.820 96% 1.080.272 95%
Tiền gửi không kỳ hạn của các cá nhân. hộ gia đình
21.569 3% 23.235 2% 27.185 2%
Tiền gửi thanh
toán thẻ 14.250 2% 16.761 2% 26.761 2% Tiền gửi Có kỳ hạn 3.797.777 100% 1.776.166 100% 1.446.300 100% Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức 3.252.322 86% 1.539.235 87% 1.285.269 89% Tiền gửi có kỳ hạn của cá nhân. hộ gia đình 545.454 14% 236.930 13% 161.031 11%
Tiền gửi tiết kiệm
không kỳ hạn 1.583 504 593
Tiền gửi tiết kiệm
có kỳ hạn 1.237.166 1.519.443 2.346.631
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong năm 2010 (65,37%) và giảm dần qua các năm (2011: 41%, 2012: 29,35%); song song đó là sự gia tăng tỷ trọng của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (2010: 21,29%; 2011: 35,08%; 2012: 47,62%) cho thấy đối tượng khách hàng có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần khách hàng tổ chức, tăng khách hàng cá nhân. Nguyên nhân của sự dịch chuyển này là do nền kinh tế có nhiều biến động, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp găp nhiêù khó khăn; hơn nữa các kênh đầu tư khác không c òn hấp dẫn đối với cá nhân (đóng cửa sàn vàng, thị trường chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng…) nên việc gửi tiền ở các tổ chức tín dụng được coi là giải pháp an toàn tạm thời. Tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân và tổ chức chiếm tỷ trọng thấp trong năm 2010 (khoảng 13,31%); tuy nhiên sang năm 2011, 2012 thì tỷ lệ này có sự gia tăng (2011: 23,91%; 2012: 23,02%) cho thấy MHB – khu vực TP.HCM khai thác tốt nguồn tiền gửi này giúp NH giảm chi phí đầu vào, tăng chêch lệch lãi suất đầu vào – ra mang lại hiệu quả trong kinh doanh.
2.2.2. Tình hình họat động tín dụng đối với cácDNNVV
Bảng 2.4: Tình hình hoạt động tín dụng đối vớiDNNVV tại MHB khu vực TP.HCM Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng dư nợ khu vực TP.HCM 3.130.783 3.737.571 3.919.497 Dư nợ DNNVV khu vực TP.HCM 939.235 1.311.779 910.778 Dư nợ DN lớn khu vực TP.HCM 1.252.313 1.382.901 1.763.774 Dư nợ DNNVV ngắn hạn 523.194 788.304 530.171
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kiểm soát nội bộ các chi nhánh và diễn biến dư
nợ qua các năm 2010 –2012
Dư nợ cho vay DNNVV của MHB khu vực TPHCM có sự tăng giảm qua các năm, không tuân theo xu hướng gia tăng của dư nợ. Cụ thể trong năm 2010 dư nợ DNNVV là 939.235 triệu đồng, chiếm 30% dư nợ khu vực TP.HCM với 397 khách hàng. Xác định DNNVV là đối tượng khách hàng mục tiêu đầy tiềm năng nên trong năm này, MHB đã áp dụng chính sách cho vay ưu đãi theo hướng giảm lãi suất cho một số đối tượng doanh nghiệp, cung cấp trọn gói các sản phẩm dịch vụ của NH nhằm đáp ứng tối đa các nhu cầu tài chính của doanh nghiệp, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp quản lý nguồn vốn của mình một cách tập trung hơn, hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất và khắc phục khó khăn. Ngoài ra, MHB còn thực hiện nhiều chương trình ưu đãi với thời gian dài như chuyển tiền miễn phí, miễn phí chi hộ lương qua thẻ… Việc thực hiện chương trình miễn phí 100% phí chuyển tiền cho các doanh nghiệp đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía các khách hàng và tiếp tục đặt mối quan hệ lâu dài cùng MHB. Tất cả những chương trình khuyến mãi, ưu đãi của MHB trong thời gian qua đã khẳng định cam kết của MHB: “không chỉ là cam kết đồng hành mà còn là lời hứa chung vai” cùng khách hàng thực hiện những kế hoạch kinh doanh, những kế hoạch tài chính một cách hiệu quả nhất.
Năm 2011, đa phần các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất kinh doanh để tránh phụ thuộc vào n guồn tín dụng từ các NH nên các NH phải rất khó khăn mới tìm được một