Giống như các DNNVV trong cả nước, các DNNVV tại TP.HCM vẫn chịu những khó khăn chung trong việc tiếp cận nguồn vốn, nguồn tài chính để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Có nhiều hình thức để huy động nguồn vốn, nhưng với năng lực, quy mô, cơ chế hiện có thì việc vay vốn NH vẫn là lựa chọn số 1. Muốn tiếp cận nguồn vốn vay của NH, các DNNVV phải chủ động thực hiện các giải pháp sau:
Đây là một trong những tiêu chí quan trọng mà NH xem xét để quyết định có cho khách hàng vay hay không. Điều đầu tiên DNNVV phải hiểu được mục đích phương án sản xuất kinh doanh để từ đó thuyết phục NH cung ứng vốn cho DN tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm phát huy hiệu quả của đồng vốn vay, NH có thể thu hồi được toàn bộ nợ gốc và lãi từ chính phương án đó chứ không được nêu ra một cách chung chung, sơ sài, nguồn trả nợ khó xác định và không có tính thuyết phục. Do đó, trong quá trình xây dựng phương án sản xuất kinh doanh DN cần nêu rõ và chứng minh cho NH thấy được mục đích vay vốn kinh doanh, năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm chuyên môn, những thuận lợi và khó khăn của thị trường đầu vào đầu ra, đối thủ cạnh tranh và những ảnh hưởng của biến động kinh tế…
- Chuyên nghiệp hóa trong tổ chức bộ máy kế toán – tài chính để tạo tính minh bạch và trung thực trong các báo cáo.
Tổ chức bộ máy kế toán chuyên nghiệp hơn, người đứng đầu bộ máy kế toán phải được đào tạo chuyên nghiệp (có trình độ từ cao đẳng trở lên), sử dụng các phần mềm kế toán để hạch toán và lập các báo cáo tài chính sẽ giúp doanh nghiệp tránh được nhiều sai sót, số liệu dễ đọc, dễ kiểm tra.
Để nâng hiệu quả trong công tác khai báo thuế các doanh nghiệp nên đăng ký khai báo thuế qua mạng, bộ phận kế toán phải thường xuyên cập nhập những văn bản pháp luật trong lĩnh vực kế toán mới ban hành để thực hiện đúng qui định.
Doanh nghiệp không nên sử dụng hai loại báo cáo tài chính, một dành cho NH và một dành cho cơ quan thuế. Điều này sẽ làm khó khăn cho NH trong công tác đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp khi doanh nghiệp lập hồ sơ xin vay vốn đồng thời cũng làm mất đi sự tin tưởng từ phía NH.
Tổ chức bộ máy kế toán chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp lập sổ sách, báo cáo chuyên nghiệp hơn từ đó tăng tính trung thực và minh bạch của các báo cáo, đặc biệt là báo cáo tài chính. Như vậy sẽ dần nâng cao uy tín của doanh nghiệp đối với các NH trong quan hệ tín dụng.
- Nâng cao kỹ năng và trình độ nghề nghiệp đối với nhân viên và các cấp quản lý củaDNNVV
Các DNNVV ngày nay ít chú trọng vào công tác đào tạo nhân viên của mình, doanh nghiệp càng nhỏ thì càng ít chú trọng hơn. Có hai nguyên nhân ch ính của thực trạng này: Thứ nhất, doanh nghiệp thấy không cần thiết vì không có giúp ích gì cho doanh nghiệp; Thứ hai, doanh nghiệp không muốn bỏ tiền ra để đào tạo. Hầu như nhân viên tự túc trong việc học tập nâng cao trình độ, khi họ có kiến thức và kinh nghiệm tốt thì họ sẽ rời bỏ doanh nghiệp điều này đã gây không ít khó khăn cho DNNVV đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ. Do đó, doanh nghiệp nên quan tâm đến việc đào tạo nâng cao tay nghề của nhân viên.
Để được đào tạo nâng cao tay nghề nhân viên phải làm cam kết phục vụ lại cho doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Có được như vậy thì chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mới được nâng cao, tăng tính cạnh tranh trên thị trường từ đó tăng được thị phần, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp, đặ c biệt là tăng sự tin tưởng của NH đối với doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng.
- Tăng cường bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu để tăng năng lực tài chính của doanh nghiệp.
Thực trạng các DNNVV ở Việt Nam cũng như trên địa bàn TP.HCM là các doanh nghiệp gia đình hay các doanh nghiệp do một nhóm bạn bè có cùng ngành nghề lập nên. Trong quá trình kinh doanh thường nảy sinh các mâu thuẫn về quyền lợi của nhau, do đó các doanh nghiệp thường bị tách ra thành hai hay nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn cạnh tranh với nhau để giành khách hàng quen biết. Trong thực tế ở Việt Nam it khi các doanh nghiệp nhỏ sáp nhập lại thành một doanh nghiệp lớn. Chính vì đặc điểm như vậy nên các DNNVV không thích kết nạp thêm thành viên, cổ đông mới mà chỉ sử dụng vốn tự có của mình, nếu thiếu t hì đi vay gia đình, bạn bè hoặc NH, thậm chí có doanh nghiệp suy nghĩ có bao nhiêu vốn kinh doanh bấy nhiêu, chưa quan tâm đến huy động vốn vì sợ rủi ro. Do đó, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thường rất nhỏ. Chính vì vậy,
để tăng cường tiềm lực tài chính, tăng cường khả năng cạnh tranh, mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, các DNNVV cần huy động thêm nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách kêu gọi thêm thành viên, cổ đông góp vốn.
Các DNNVV cần không ngừng đổi mới công nghệ, nắm bắt thông tin, chú trọng các sản phẩm hàng hóa làm ra phải có tính cạnh tranh cao và có thị trường tiêu thụ. Vốn vay NH phải được đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng. Phối hợp các NH phải tuân thủ nghiêm ngặt các chế tài về tín dụng trước, trong và sau khi vay vốn.
Phân định rõ tài sản của D N, chủ DN làm cơ sở cho việc thế chấp khi vay vốn NH. Trung thực với tình hình tài chính của mình, đánh giá cẩn thận hiệu quả với phương án vay vốn, không tự lừa dối mình với những tính toán quá lạc quan.
Phải nỗ lực nâng cao năng lực của mình như bổ sung vốn chủ sở hữu bằng nhiều hình thức: kêu gọi thành viên tăng vốn góp, tích lũy vốn từ lợi nhuận hằng năm,… các DNNVV cần có chiến lược kinh doanh chủ động, việc xây dựng dự án đầu tư phù hợp với năng lực về vốn, công nghệ và con người. Đặc biệt chú trọng đ ến phương án lựa chọn đảm bảo tính tiên tiến hiện đại, tự động hóa sản phẩm có tính cạnh tranh, chất lượng sản phẩm cao.
Tiến hành nghiên cứu và xây dựng văn hóa doanh nghiệp: sức cạnh tranh của một DN có thể được nâng cao một cách nhanh chóng nếu tạo được môi trường văn hóa tích cực, lành mạnh, dân chủ để phát huy được năng lực của từng người. Văn hóa DN là một tài sản vô hình, nó làm tăng khả năng cạnh tranh và tồn tại của DN. Nói đến văn hóa là nói đến mối quan hệ giữa các thành viên trong cùng một công ty, là phong cách lãnh đạo và phong cách ứng xử. Văn hóa DN luôn gắn với thương hiệu và uy tín của DN. Xây dựng văn hóa DN là xây dựng tinh thần đồng đội, tinh thần đồng cam cộng khổ. Yếu tố về công khai, minh bạch, quan hệ giữa các nhân viên… đều được thể hiện rất rõ trong văn hóa DN.
DNNVV phải thường xuyên nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh hợp lý, đầu tư đổi mới khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng và k hả năng cạnh tranh không những ở thị trường trong nước mà còn trên thị trường quốc tế. Trong xu thế hội nhập hiện nay, DN phải không ngừng khai thác các thị trường tiềm năng trong và ngoài nước. Đặc biệt, thương hiệu ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của DN, vì vậy DN cần phải xây dựng cho mình một thương hiệu, đồng thời không ngừng củng cố và phát triển để có thể trở thành một thương hiệu mạnh.
Các DNNVV cần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển trong một thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. DN không nên chỉ dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức quốc tế mà cần có những bước đi riêng của mình. Các DN cùng hoạt động trong một ngành nghề hay trên một địa bàn sản xuất kinh doanh có thể kết hợp với nhau tạo thành các câu lạc bộ, hội doanh nghiệp để hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Các DNNVV cũng nên tích cực tham gia vào các hiệp hội DN, đồng thời phát huy tích cực vai trò hội viên của mình trong hiệp hội.
Các DNNVV đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất, có chiến lược quảng cáo, tiếp thị hợp lý để người tiêu dùng có thể biết đến sản phẩm của DN nhiều hơn; thường xuyên củng cố uy tín thương hiệu, niềm tin của khách hàng vào chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
DNNVV phải hiểu rõ các văn bản luật, chính sách của nhà nước để có thể tận dụng được những lợi thế từ các văn bản đó vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong quá trình vay vốn với NH như chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách và điều kiện cho vay hỗ trợ lãi suất, quy trình về việc cho vay của NH.