Định hướng về hiệu quả tín dụng đối với các DNNVV

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KHU VỰC TPHCM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 80)

Để đạt được mục tiêu chung của toàn hệ thống MHB thì sự đóng góp của hoạt động tín dụng là rất quan trọng. Do đó, MHB cũng đã đề ra định hướng cho hoạt động tín dụng như sau: hoạt động kinh doanh hướng đến việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ trọn gói cho khách hàng, tập trung chủ yếu cấp tín dụng cho các đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, cá nhân và hộ gia đình, đặc biệt là cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, kinh doanh xuất nhập khẩu (lương thực, chế biến thủy hải sản, phân bón, cao su, . . .) và lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nông thôn, trọng

điểm, đặc biệt là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và tài trợ vốn cho các ngành nghề phục vụ an sinh xã hội.

Định hướng hoạt động tín dụng của MHB luôn chú trọng đến đối tượng khách hàng là DNNVV. Điều này được thể hiện qua mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể như sau:

- Mục tiêu chung: Tập trung đầu tư tín dụng cho đối tượng khách hàng là DNNVV hoạt động trong những ngành nghề thế mạnh của từng địa phương theo nguyên tắc cung cấp trọn gói sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Tập trung phát triển tín dụng đối với DNNVV có tài chính lành mạnh, khả năng quản lý tốt, đầu tư trang thiết bị công nghệ, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong kinh doanh;

+ Tập trung đầu tư vốn ngắn hạn: bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh, hạ thấp tỷ lệ trung dài hạn vào các lĩnh vực, ngành nghề theo đề án, chủ trương khuyến khích của Chính phủ, Nhà nước…

+ Hạn chế đầu tư các lĩnh vực có rủi ro cao : thận trọng trong việc cho vay bất động sản, khi đầu tư phải đánh giá tính khả thi của dự án theo các chương trình của Chính phủ, phù hợp với chủ trương của nhà nước và pháp lý của dự án đó phải đầy đủ.

+ Xây dựng mô hình kinh tế chuyên nghiệp, tập trung vào DNNVV:

• MHB đã thành lập Bộ phận chuyên trách phục vụ đối tượng khách hàng là các DNNVV tại Cần Thơ và Bình Dương và dự kiến sẽ triển khai tại TP. HCM. Các Trung tâm này sẽ là nơi chăm sóc các khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo cách chuyên nghiệp, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, nghiên cứu, tư vấn, thiết kế và cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ mà khách hàng cần trong quá trình sản xuất kinh doanh.

• Tổ chức học tập, đào tạo chuyên sâu các kiến thức về DNNVV gồm các kiến thức hỗ trợ như quản trị doanh nghiệp, luật doanh nghiệp, các chính sách hỗ trợ khác đến các kỹ năng tiếp cận, thẩm định cho vay, cung cấp các sản phẩm dịch vụ, công tác quản trị rủi ro… cho CBTD nhằm tạo một đội ngũ đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ đối tượng DNNVV.

• Cần xây dựng chính sách tín dụng, quy trình cho vay dành riêng cho đối tượng DNNVV. Các chính sách này phải được thống nhất, thể hiện quan điểm rõ ràng, phân cấp phán quyết, tài sản đảm bảo, xử lý rủi ro. Từ đó có sự chuẩn hóa về quy trình cho vay DNNVV đảm bảo hiệu quả, chặt chẽ và an toàn vốn.

• Xây dựng gói sản phẩm dành riêng cho đối tượng DNNVV nhằm phục vụ trọn gói các nhu cầu tài chính của khách hàng.

• MHB tiếp tục thực hiện các chương trình ưu đãi về lãi suất, về các loại phí thanh toán, tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo…

- Triển khai rộng rãi hơn nữa các dự án tín dụng quốc tế như dự án tài trợ DNNVV do chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua NH hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) đến các DNNVV, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất ưu đãi và hơn nữa là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế của Việt Nam.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCPPhát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long khu vực TP.HCM:

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KHU VỰC TPHCM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)