Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KHU VỰC TPHCM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 75)

Bên cạnh những thành tựu đạt được như trên, hoạt động tín dụng đối với các DNNVV của MHB khu vực TPHCM cũng còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc không chỉ phát sinh từ bản thân phía các NH mà còn có các trở ngại từ phía DN và nền kinh tế.

- Thứ nhất, từ thực trạng và theo kết quả khảo sát của tác giả thì số lượng DNNVV và dư nợ tín dụng có tăng nhưng không đồng đều qua các năm. Cụ thể theo đánh giá của các đối tượng khảo sát thì có 43,8% ý kiến “trung hòa”, 41,4% là “đồng ý”, tính trung bình cho tất cả các phương án là 3,44 (xem Phụ lục 10). Nguyên nhân của thực trạng này là do:

+ NH chưa có quy trình cho vay riêng đối với KH là DNNVV nên việc xử lý hồ sơ còn mất nhiều thời gian, chưa phù hợp với đặc trưng của các DN. Đây là một trong

những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng MHB trong thời gian qua. Theo kết quả khảo sát thì các đối tượng phần lớn đồng ý với ý kiến này. Thật vậy, các doanh nghiệp lớn thường có hoạt động kinh doanh đa dạng, tình hình tài chính cũng phức tạp hơn nên cần phân tích sâu đi vào từng chi tiết trong khi các DNNVV thì quy mô đơn giản nên có thể giảm lược một số bước trong quy trình. Chính việc thủ tục quy trình chưa cụ thề, rõ ràng làm cho số lượng khách hàng cũng như dư nợ tín dụng đối với DNNVV còn thấp, chưa tương xứng với quy mô.

+ Bản thân MHB phải cạnh tranh với các nguồn tài chính kh ác trong việc cung cấp vốn cho các DNNVV, chẳng hạn như các quỹ đầu tư cá nhân, cá nhân cho vay, nguồn tài chính từ các thành viên gia đình, bạn bè của chủ doanh nghiệp và các nguồn tài chính không chính thức khác. Điểm yếu của nguồn tài chính không chính thức này là quy mô nguồn vốn nhỏ, chi phí vay thường cao hơn lãi suất NH, còn điểm mạnh của chúng là thủ tục nhanh chóng, chủ yếu dựa vào quan hệ quen biết cá nhân, và hình thức giải ngân đa dạng, đáp ứng yêu cầu kịp thời về tiền mặt của các doanh nghiêp.

+ Sản phẩm trọn gói cho DNNVV còn đơn điệu, hạn chế trong một số sản phẩm cho vay, dịch vụ truyền thống; chưa phát huy tiểm năng của các sản phẩm phù hợp với DNNVV như: cho vay tín chấp (do các DNNVV thường hạn chế TSĐB), sản phẩm bao thanh toán, thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán…

+ Tính khả thi và khả năng sinh lời của các dự án, các phương án kinh doanh được coi là một yếu tố then chốt trong việc ra các quyết định liên quan đến hồ sơ xin vay của các DN. Tuy nhiên, do các DNNVV thường yếu về kỹ năng q uản lý và tài chính nên việc xây dựng các phương án kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Theo khảo sát thì việc lập phương án vay vốn khả thi, phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của các DNNVV có ảnh hưởng tích cực đến việc tiếp cận các khoản vay vốn từ NH.

+ Việc thiếu một hệ thống thông tin tài chính mang tính trung thực, minh bạch và hệ thống kiểm soát hiệu quả đồng bộ trong các DNNVV làm cho các nhà đầu tư và cho vay, chẳng hạn như NH khó đánh giá được thực trạng tình hình tài chính, khả năng

sinh lời và than h toán các khoản nợ vay của DN, do đó cản trở việc ra quyết định cho vay. NH thường thiếu các thông tin tài chính đáng tin cậy từ phía doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay. Điều này làm tăng tính rủi ro của các khoản vay, do đó NH có xu hướng dựa vào điều kiện về tài sản bảo đảm để giảm thiểu rủi ro hoặc phải dựa trên sự tin cậy và các mối quan hệ cá nhân với chủ DN để đánh giá mức độ rủi ro hợp lý.

- Thứ hai, mức độ an toàn tín dụng chưa cao, nợ quá hạn, nợ xấu mặc dù nằm trong phạm vi cho phép (theo kết quả khảo sát thì có 42,9 % đồng ý rằng “chất lượng các khoản tín dụng luôn được bảo đảm” – xem Phụ lục 10) song có sự gia tăng trong những năm trở lại đây đã ảnh hưởng đến nguồn vốn để mở rộng tín dụng của NH. Sở dĩ có những tồn tại như vậy là do:

+ Công tác thu thập và phân tích thông tin tín dụng DNNVV còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình trạng thông tin bất cân xứng làm cho việc đá nh giá tín dụng còn nhiều hạn chế. Theo kết quả khảo sát thì việc NH có thông tin đầy đủ về doanh nghiệp hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tín dụng (tỷ lệ “đồng ý” chiếm 62,1%) vì nó mang hiệu ứng dây chuyền tức là nếu NH thu thập không đầy đủ hoặc thiếu chính xác dẫn đến việc phân tích, đánh giá của NH không phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của KH dễ đưa ra quyết định sai lầm; khi đó có thể phát sinh nợ xấu làm gia tăng chi phí dẫn đến hiệu quả tín dụng bị giảm sút.

+ Cán bộ tín dụng hầu hết đều có kinh nghiệm nghiệp vụ nhưng năng lực hiểu biết về kinh tế thị trường, kỹ thuật máy móc còn hạn chế đ ặc biệt khi công nghệ hiện đại, tiên tiến đang ngày càng phổ biến nên nhiều dự án có nội dung kinh tế kỹ thuật phức tạp, cán bộ tín dụng không có đủ trình độ chuyên môn để đánh giá, xác định hiệu quả kinh tế, dẫn đến quan hệ tín dụng có thể không thực hiện được hoặc việc đánh giá sai kéo theo việc cấp tín dụng có thể gặp rủi ro. Ngoài ra, việc chấp hành quy trình tín dụng của NH chưa được cán bộ NH coi trọng, nhiều khi chỉ là hình thức đối với cả NH và doanh nghiệp nên nhiều món vay NH không dựa vào hiệu qu ả kinh doanh của

doanh nghiệp mà lại quan tâm đến sự thân quen. Quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay còn mang tính thủ tục, chưa thực sự đi sâu, đi sát vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên nhiều khi có dấu hiệu rủi ro nhưng không phát hiện kịp thời để xử lý.

+ DN sử dụng vốn sai mục đích làm ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng NH mặc dù trước khi cho vay doanh nghiệp đều có phương án kinh doanh cụ thể, khả thi song vẫn có những trường hợp DN cố tình lừa đảo dẫn đến rủi ro cho NH, tăng chi phí trích lập dự phòng, xử lý nợ làm giảm lợi nhuận NH.

- Thứ ba, thu nhập từ cho vay DNNVV, mức sinh lời vốn tín dụng chưa cao mặc dù có đem lại nguồn thu nhập cho NH. Nguyên nhân của thực trạng này là do hiệu ứng dây chuyền từ việc tăng trưởng tín dụng thấp và chất lượng khoản vay chưa cao. Thật vậy, việc NH không tiếp cận được nhiều DNNVV đến quan hệ tín dụng dẫn đến nguồn thu nhập từ cho vay thấp, hơn nữa phí dịch vụ tín dụng không tăng như phí trả nợ trước hạn, phí thẩm định tài sản, phí tư v ấn tài chính,….Bên cạnh đó, việc đảm bảo an toàn vốn không được chú trọng dẫn đến khoản vay không có chất lượng làm tăng chi phí trích lập dự phòng, chi phí đôn đốc thu hồi nợ… (nợ quá hạn tăng cao trong năm 2012: 4% gấp 4 lần so với năm 2011), làm giảm lợi nhuận từ hoạt động tín dụng thể hiện ở chỉ tiêu mức sinh lời vốn tín dụng năm 2012 giảm còn 26,37% trong khi tỷ lệ này năm 2011 là 28,68%.

Ngoài những nguyên nhân từ phía bản thân NH, DNNVV thì thực trạng hiệu quả tín dụng đối với MHB khu vực TP.HCM cũng chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế. Cụ thể như sau:

- Nền kinh tế trong thời gian qua còn nhiều bất ổn, thị trường đầu ra hạn chế nên DNNVV gặp nhiều khó khăn khi hàng tồn kho tăng cao làm chi phí vượt mức doanh thu dẫn đến mất khả năng trả nợ NH; hơn nữa tình hình nợ xấu ở các NH tăng cao buộc các NH phải tập trung trong việc xử lý nợ theo chủ trương của NHNN nên hạn chế tín dụng hoặc chỉ cho vay đối với DN nào thực sự hiệu quả. Chính vì thế, không có điểm

chung về nhu cầu giữa doanh nghiệp và NH dẫn đến doanh nghiệp không dám vay vốn, NH thì đưa ra những điều kiện khắt khe làm giảm dư nợ tín dụng.

- Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV TP.HCM hoạt động chưa hiệu quả: + Quỹ vẫn còn thụ động, chưa tích cực tìm đến doanh nghiệp mặc dù trong thời gian qua quỹ đã có nhiều nỗ lực để thông tin trên các phương tiện đại chúng song công tác này vẫn mang tính phong trào, chưa thực hiện thường xuyên.

+ Hoạt động phối hợp giữa quỹ với các NHTM chưa đồng bộ, đa dạng. Bản thân NH chưa mạnh dạn tham gia vào sự phối hợp thẩm địn h hồ sơ vay vốn của DNNVV nên DNNVV vẫn phải mất thời gian để NH thẩm định lại hồ sơ, từ đó làm cho DNNVV cảm thấy thủ tục hành chính rườm rà, khó tiếp cận với nguồn vốn NH.

KẾT LUẬN CHƯƠNG2

Chương 2 của Luận văn, tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề sau:

Thứ nhất, nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội TP.HCM, tình hình NH, tình hình hoạt động của các DNNVV trên địa bàn TP.HCM.

Thứ hai, nêu được thực trạng về hiệu quả hoạt động tín dụng như: Hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay của NH MHB khu vực TP.HCM đối với DNNVV. Luận văn cũng đã đánh giá được hiệu quả tín dụng.

Thứ tư, chạy mô hình hồi quy xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng của NH MHB khu vực TP.HCM đối với DNNVV.

Thứ năm, nêu lên được những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của nó trong quan hệ tín dụng của MHB khu vực TP.HCM đối với DNNVV.

CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNNVV TẠINGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN

NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (MHB) KHU VỰC TPHCM 3.1. Định hướng hoạt động tín dụng đối với DNNVV của MHB:

3.1.1. Định hướng chung

Bước vào thời kỳ hội nhập, MHB đang hoạch định những chính sách kinh tế để phù hợp với giai đoạn mới

- Phát triển và tăng tỷ trọng dịch vụ. Đa dạng hóa hoạt động của NH để phát triển thành một NH hiện đại, thu hút được khách hàng là DN vì phụ c vụ trọn gói cho khách hàng khi bán chéo được nhiều sản phẩm. Mặt khác khi phát triển hoạt động dịch vụ thu hút được nguồn tiền gửi không kỳ hạn, giảm chi phí đầu vào; từ đó có chính sách l ãi suất cho vay phù hợp mang tính cạnh tranh mà vẫn đảm bảo được hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiếp tục tiến hành chương trình tái cơ cấu lại hoạt động MHB cho phù hợp với mô hình NH TMCP và thông lệ quản trị quốc tế.

- Tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động đi đôi với nâng c ao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn cán bộ kế cận, cán bộ trẻ. Hoàn thiện văn hóa MHB trên cở sở nền tảng ý thức trách nhiệm, đoàn kết, kỷ luật vì sự phát triển của MHB và từng thành viên.

3.1.2. Định hướng về hiệu quả tín dụng đối với các DNNVV

Để đạt được mục tiêu chung của toàn hệ thống MHB thì sự đóng góp của hoạt động tín dụng là rất quan trọng. Do đó, MHB cũng đã đề ra định hướng cho hoạt động tín dụng như sau: hoạt động kinh doanh hướng đến việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ trọn gói cho khách hàng, tập trung chủ yếu cấp tín dụng cho các đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, cá nhân và hộ gia đình, đặc biệt là cho vay lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, kinh doanh xuất nhập khẩu (lương thực, chế biến thủy hải sản, phân bón, cao su, . . .) và lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nông thôn, trọng

điểm, đặc biệt là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và tài trợ vốn cho các ngành nghề phục vụ an sinh xã hội.

Định hướng hoạt động tín dụng của MHB luôn chú trọng đến đối tượng khách hàng là DNNVV. Điều này được thể hiện qua mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể như sau:

- Mục tiêu chung: Tập trung đầu tư tín dụng cho đối tượng khách hàng là DNNVV hoạt động trong những ngành nghề thế mạnh của từng địa phương theo nguyên tắc cung cấp trọn gói sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Tập trung phát triển tín dụng đối với DNNVV có tài chính lành mạnh, khả năng quản lý tốt, đầu tư trang thiết bị công nghệ, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong kinh doanh;

+ Tập trung đầu tư vốn ngắn hạn: bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh, hạ thấp tỷ lệ trung dài hạn vào các lĩnh vực, ngành nghề theo đề án, chủ trương khuyến khích của Chính phủ, Nhà nước…

+ Hạn chế đầu tư các lĩnh vực có rủi ro cao : thận trọng trong việc cho vay bất động sản, khi đầu tư phải đánh giá tính khả thi của dự án theo các chương trình của Chính phủ, phù hợp với chủ trương của nhà nước và pháp lý của dự án đó phải đầy đủ.

+ Xây dựng mô hình kinh tế chuyên nghiệp, tập trung vào DNNVV:

• MHB đã thành lập Bộ phận chuyên trách phục vụ đối tượng khách hàng là các DNNVV tại Cần Thơ và Bình Dương và dự kiến sẽ triển khai tại TP. HCM. Các Trung tâm này sẽ là nơi chăm sóc các khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo cách chuyên nghiệp, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, nghiên cứu, tư vấn, thiết kế và cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ mà khách hàng cần trong quá trình sản xuất kinh doanh.

• Tổ chức học tập, đào tạo chuyên sâu các kiến thức về DNNVV gồm các kiến thức hỗ trợ như quản trị doanh nghiệp, luật doanh nghiệp, các chính sách hỗ trợ khác đến các kỹ năng tiếp cận, thẩm định cho vay, cung cấp các sản phẩm dịch vụ, công tác quản trị rủi ro… cho CBTD nhằm tạo một đội ngũ đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ đối tượng DNNVV.

• Cần xây dựng chính sách tín dụng, quy trình cho vay dành riêng cho đối tượng DNNVV. Các chính sách này phải được thống nhất, thể hiện quan điểm rõ ràng, phân cấp phán quyết, tài sản đảm bảo, xử lý rủi ro. Từ đó có sự chuẩn hóa về quy trình cho vay DNNVV đảm bảo hiệu quả, chặt chẽ và an toàn vốn.

• Xây dựng gói sản phẩm dành riêng cho đối tượng DNNVV nhằm phục vụ trọn gói các nhu cầu tài chính của khách hàng.

• MHB tiếp tục thực hiện các chương trình ưu đãi về lãi suất, về các loại phí thanh toán, tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo…

- Triển khai rộng rãi hơn nữa các dự án tín dụng quốc tế như dự án tài trợ DNNVV do chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua NH hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) đến các DNNVV, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất ưu đãi và hơn nữa là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế của Việt Nam.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNVV tại NHTMCPPhát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long khu vực TP.HCM: Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long khu vực TP.HCM:

3.2.1. Các giải pháp về phíaMHB

Dựa vào mô hình hồi quy đa nhân tố đã đề cập ở trên, ta thấy yếu tố từ phía NH cho vay ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả tín dụng. Do đó, việc đưa ra các giải pháp cho NH thực hiện sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả tín dụng đối với các DNNVV.

3.2.1.1. Nhóm giải pháp về tăng cường vốn để cho vay DNNVV

Muốn mở rộng tín dụng thì trước tiên phải tăng cường huy động vốn. Qua phân

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KHU VỰC TPHCM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 75)