Nội dung cơ bản của việc nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNVV:

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KHU VỰC TPHCM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 33)

Thứ nhất: Dư nợ tín dụng ngày càng tăng trưởng

Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho NH. Do đó, việc đẩy mạnh tín dụng là việc làm được NH quan tâm và xúc tiến.

Tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV là việc NH sử dụng các chính sách nhằm tăng nguồn vốn huy động, đáp ứng cho việc cấp tín dụng vào đối tượng là DNNVV có nhu cầu vay vốn, từng bước nâng cao lợi nhuận, thị phần và thương hiệu trên thị trường.

Tăng trưởng tín dụng được biểu hiện ở 2 khía cạnh: - Số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với NH. - Dư nợ tín dụng đối với DNNVV.

Thứ hai: Mức độ an toàn vốn tín dụng của ngân hàng được chú trọng thông qua tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu được duy trìở mức cho phép.

Hiệu quả tín dụng phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của NH thương mại, là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại và phát triển của NH. Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho NH nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đe dọa hoạt động kinh doanh NH. Do đó, khi đánh giá hiệu quả tín dụng thì bên cạnh việc xem xét tăng trưởng tín dụng cần phải chú trọng đến sự an toàn tín dụng thông qua tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu được duy trì ở mức cho phép.

Thứ ba: Lợi nhuận gia tăng

Việc nâng cao hiệu quả tín dụng chỉ có ý nghĩa thực sự khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của NHTM. Tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại thu nhập

cho NH nên hiệu quả tín dụng đối với DNNVV cao phải thể hiện ở tỷ trọng của thu nhập từ hoạt động tín dụng DNNVV trong tổng thu nhập của NH cao và ngược lại.

Thứ tư: Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động tín dụng đối vớiDNNVV

Hoạt động tín dụng của TCTD hiểu theo nghĩa rộng là việc các TCTD sử dụng uy tín của mình để huy động các loại nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và sử dụng nó để cấp tín dụng cho những đối tượng có nhu cầu vay vốn được NH tín nhiệm. Hay nói cách khác, hoạt động huy động vốn là một mảng của hoạt động tín dụng, theo đó đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động tín dụng là một nội dung cơ bản của hiệu quả tín dụng.

1.3.3. Các tiêu thức đánh giá hiệu quả tín dụng NHđối với DNNVV

1.3.3.1. Nhóm chỉ tiêu về quy mô và tăng trưởng tín dụng:

- Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với DNNVV:

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với DNVVN =

Dư nợ tín dụng năm nay đối với DNVVN -

Dư nợ tín dụng năm trước đối với DNVVN Dư nợ tín dụng năm trước đối với DNVVN - Số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng với NH:

Số lượng DNVVN mới có quan hệ tín dụng với NH = = Số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với NH năm nay - Số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với NH năm trước

- Tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với DNNVV so với tổng dư nợ (%):

Tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với DNVVN =

Dư nợ tín dụng đối với DNVVN X 100

Tổng dư nợ tín dụng

Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng mở rộng tín dụng của NH đối với đối tượng là khách hàng DNNVV cũng như uy tín của NH đối với đối tượng khách hàng

này. Các chỉ tiêu trên càng cao càng thể hiện được khả năng của NH trong việc mở rộng hoạt động tín dụng cho DNNVV.

Tuy nhiên, các chỉ tiêu này không phản ánh hết hiệu quả tín dụng mà nó chỉ phản ánh được quy mô, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng tín dụng vì đằng sau các kh oản tín dụng đó còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả tín dụng không chỉ dựa vào nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng mà còn phải sử dụng một số nhóm chỉ tiêu khác nhằm có sự đánh giá toàn diện hơn.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KHU VỰC TPHCM LUẬN VĂN THẠC SĨ.PDF (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)