Giọng trữ tình, ngọt ngào

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 65)

7. Bố cục của khóa luận

2.5.4.Giọng trữ tình, ngọt ngào

Có thể thấy chất giọng chủ đạo trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh là giọng bỗ bã, thô nhám, chua chát, lạnh lùng nhằm miêu tả hiện thực như bản chất vốn có của nó. Tuy nhiên, thấp thoáng ở đâu đó trong những trang viết vẫn vẳng lên giọng điệu êm ái, ngọt ngào và thơ mộng của những vẻ đẹp trong trẻo, thanh khiết, những khoảng sáng đẹp đẽ đáng được nâng niu, gìn giữ và hướng tới.

Trong Lão Khổ, giọng trữ tình lan tỏa khi nhà văn viết về tuổi thơ trong

sáng, mơ mộng của cậu bé Hai Duy. Phải sống trong không khí nặng nề của sự thù hằn, của những áp đặt khắt khe, cậu tìm cách trốn tránh hiện thực, đi vào thế giới cổ tích được tạo dựng nên từ trí tưởng tượng ngây thơ, trong sáng mong tìm thấy sự bình yên: “Trong thế giới ấy chỉ có cậu với bầu trời đầy huyền bí. Cậu tưởng tượng cậu thành hoàng tử mũ đính vàng, đeo gươm bạc, cưỡi trên con tuấn mã có thể bay cả ngàn dặm (…) Cậu bé đã dệt lại tấm thảm cổ tích bằng những sợi tơ đẹp tuyệt trần rút ra từ trí tưởng tượng của cậu” [2, tr.100].

Sang Thiên thần sám hối, giọng trữ tình, ngọt ngào của người kể

chuyện tiếp tục xuất hiện khi nhà văn viết về những kí ức tuổi thơ tươi đẹp nhưng đầy xót xa: “Cô cam đoan rằng trên thế gian kia không có bất cứ nơi nào đáng yêu hơn cái làng nép mình dưới chân núi của cô. Trong khi đó một con suối lại ôm phía trước mặt làng, tạo ra những khúc ngoặt đẹp mê hồn. Mỗi buổi sáng mặt trời lên, mặt suối như dát bạc. Hàng trăm loài chim thi nhau hót. Suốt những năm tuổi thơ cô đã chân trần lội dưới suối bắt những con ốc đá, vỏ như ngọc, ánh lên ngũ sắc khi đặt ra nắng…” [1, tr.114]. Khi người đọc dường như đang phải gồng mình lên trước hiện thực quá phũ phàng, trước dòng thác của thứ ngôn ngữ bỗ bã, dung tục đậm đặc trong tác phẩm thì sự xuất hiện của những trang văn mang chất giọng trữ tình ấy giúp tâm hồn người đọc trở nên êm dịu và như được thanh lọc.

Trong Giã biệt bóng tối, giọng trữ tình, ngọt ngào xuất hiện mờ nhạt

hơn. Nó chỉ phảng phất toát lên khi thằng bé Thượng nhớ về kí ức tuổi thơ với bà hay đó là cảm nhận của cậu khi nghĩ về cô giáo: “… Người có khuôn mặt hiền dịu lúc nào cũng như tỏa ra thứ ánh sáng ấm áp (…) Được áp vào bộ ngực chắc chắn là thơm ngát của cô mà ngủ một giấc chính là điều ước lớn nhất của tôi lúc ấy…” [3, tr.134]. Giọng trữ tình, ngọt ngào ở đây pha chút buồn thương, tủi hờn của một số phận bất hạnh, đầy mặc cảm.

Mặc dù giọng trữ tình, ngọt ngào không thể lấn át được chất giọng thông tục, suồng sã song những thanh âm trong trẻo ấy lại đóng vai trò quan trọng thể hiện sự tồn tại của cái đẹp, cái thiện, rằng cho dù cuộc sống này còn đầy rẫy những cái xấu xa, song cái thánh thiện, cao cả vẫn luôn hiện hữu, có tác dụng thức tỉnh, lay động lương tri con người. Chính vì vậy, giọng trữ tình, ngọt ngào mà Tạ Duy Anh sử dụng giúp thanh lọc tâm hồn ta, đưa ta về với cõi Thiện.

Tựu trung lại, trong bè hợp xướng đa giọng điệu của nhà văn, chúng ta thấy nổi lên bốn giọng điệu chủ âm: Giọng quan hoài; giọng bỗ bã, dung tục;

giọng triết lí và giọng trữ tình, ngọt ngào. Đây là những giọng điệu chủ đạo trong sáng tác của Tạ Duy Anh, làm nên phong cách độc đáo của nhà văn. Chính sự phối hợp khéo léo các giọng điệu khác nhau khiến tiểu thuyết của Tạ Duy Anh không đơn điệu, nhàm chán mà luôn chứa đựng sức hấp dẫn đặc biệt đối với bạn đọc.

KẾT LUẬN

1. Người kể chuyện là vấn đề trung tâm của tự sự học. Đó là nhân tố

trung tâm chi phối việc tổ chức kết cấu và cấu trúc của văn bản tự sự. Người kể chuyện giữ vai trò trung giới giữa tác giả, tác phẩm và người đọc. Không thể trần thuật nếu thiếu người kể chuyện. Người kể chuyện có vai trò và chức năng to lớn trong tác phẩm tự sự. Ở mỗi nhà văn, việc thiết tạo hình tượng người kể chuyện mang những đặc điểm riêng. Tạ Duy Anh là nhà văn có nhiều sáng tạo độc đáo trong việc xây dựng hình tượng người kể chuyện, nhờ đó, ông khẳng định được tên tuổi và phong cách riêng độc đáo của mình trên văn đàn Việt Nam những năm sau Đổi mới (1986) đến nay.

2. Trong phạm vi khóa luận, qua việc phân tích các tiểu thuyết: Lão

Khổ, Thiên thần sám hối và Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh, chúng tôi

nhận thấy những nét độc đáo của người kể chuyện trong các sáng tác của ông. Sự độc đáo ấy được thể hiện trên các phương diện: ngôi kể, điểm nhìn, người kể chuyện không đáng tin, ngôn ngữ, giọng điệu.

Thứ nhất, về ngôi kể của người kể chuyện:

Trong trường hợp nào, dù sử dụng hình thức người kể chuyện ngôi thứ

ba như Lão Khổ, ngôi thứ nhất như Thiên thần sám hối hay xen cài, luân chuyển giữa các ngôi kể như Giã biệt bóng tối, Tạ Duy Anh cũng khẳng định

được những thành công nhất định của mình. Hơn nữa, với mỗi hình thức ngôi kể khác nhau, nhà văn đã không ngừng thể hiện những cách tân mới mẻ, đem lại hiệu quả thẩm mĩ cao cho tác phẩm.

Thứ hai, về điểm nhìn của người kể chuyện:

Trong ba tiểu thuyết Lão Khổ, Thiên thần sám hối và Giã biệt bóng tối, nhà

văn tạo ra nhiều điểm nhìn cho người kể chuyện: điểm nhìn bên trong, điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn không gian – thời gian, điểm nhìn đánh giá tư

tưởng, cảm xúc. Sự kết hợp đa điểm nhìn trong tác phẩm giúp người kể chuyện phản ánh, đánh giá và nhận xét được nhiều mặt của đời sống từ nhiều góc độ khác nhau.

Thứ ba, về người kể chuyện không đáng tin:

Tạ Duy Anh là nhà văn khá thành công trong việc xây dựng hình tượng người kể chuyện không đáng tin trong tiểu thuyết của mình. Thông qua hình tượng này, tác giả tạo ra những hiện thực không đáng tin cậy, những “bản sao” của hiện thực. Từ đó, người đọc có thái độ hoài nghi vào hiện thực được nói tới trong tác phẩm. Muốn hiểu, người đọc phải dụng công, phải tích cực tham gia vào tiến trình nghệ thuật để chiêm nghiệm, đề xuất cách hiểu của riêng mình. Khả năng đồng sáng tạo từ phía độc giả nhờ đó được chú trọng hơn.

Thứ tư, về ngôn ngữ của người kể chuyện:

Trong các tiểu thuyết được khảo sát, Tạ Duy Anh đã khéo léo kết hợp đồng thời ngôn ngữ thông tục, suồng sã và ngôn ngữ giễu nhại. Từ đó, bạn đọc thấy rõ thái độ của người kể chuyện cũng như nhà văn đối với hiện cảnh.

Thứ năm, về giọng điệu của người kể chuyện:

Trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh nổi bật lên bốn giọng điệu chủ âm: giọng quan hoài, da diết; giọng bỗ bã, dung tục; giọng triết lí, tranh biện và giọng trữ tình, ngọt ngào. Đây là những giọng điệu chủ đạo làm nên phong cách độc đáo của nhà văn.

Như vậy, qua việc tìm hiểu và triển khai đề tài Người kể chuyện trong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiểu thuyết Tạ Duy Anh, tác giả khóa luận có điều kiện tiếp cận sâu hơn vào

đời sống văn xuôi đương đại. Từ sự nghiên cứu này, chúng tôi khẳng định: với tài năng văn chương và nỗ lực tìm tòi, khám phá không mệt mỏi, Tạ Duy Anh đã có những đóng góp quan trọng vào việc làm thay đổi diện mạo nền văn học đương đại, đem đến cho độc giả những tác phẩm mới mẻ, có chất lượng, góp phần làm thay đổi cách đọc và thị hiếu thẩm mĩ của công chúng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạ Duy Anh (2004), Thiên thần sám hối, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.

2. Tạ Duy Anh (2006), Nhân vật (tập truyện), Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.

3. Tạ Duy Anh (2008), Giã biệt bóng tối, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.

4. Tạ Duy Anh (2008), Trò đùa của số phận (kịch và tiểu thuyết), Nxb. Tổng

hợp Đồng Nai.

5. Tạ Duy Anh (2009), Giã biệt bóng tối - Tác phẩm và bình phẩm, Nxb.

Hội Nhà văn, Hà Nội

6. Thái Phan Vàng Anh, “Trần thuật với điểm nhìn bên trong ở tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, http://tapchinhavan.vn/news/Nghien-cuu-Ly-luan- Phe-binh/Tran-thuat-tu-diem-nhin-ben-trong-o-tieu-thuyet-Viet-Nam- duong-dai-782/.

7. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb. Đại học Quốc Gia,

Hà Nội.

8. M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, (Trần Đình Sử,

Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

9. Lê Huy Bắc (2012), Văn học hậu hiện đại – Lí thuyết và tiếp nhận, Nxb.

Đại học Sư phạm, Hà Nội.

10.Vũ Khắc Chương (2000), Nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam Cao,

Nxb. Văn học, Hà Nội.

11.Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện

đại, Nxb. Đại học Quốc Gia, Hà Nội.

12.Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Văn Tùng (2010), Thi pháp học ở Việt Nam,

Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

13.Nguyễn Thị Hồng Giang, Vũ Lê Lan Hương, Võ Thị Thanh Hà, (2007),

14.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2009), Từ

điển thuật ngữ văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

15.Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb. Giáo

dục, Hà Nội.

16.Việt Hoài, “Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác”, http://tuoitre.vn/Van- hoa-Giai-tri/Van-hoc/48611/ta-duy-anh-giua-lan-ranh-thien-ac.html. 17.Nguyễn Thị Thu Huyền (2012), Khuynh hướng hiện thực huyền ảo trong

tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Luận văn Thạc sĩ Văn học, ĐH Khoa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

học Xã hội và Nhân văn.

18. I.P Ilin và E.A Tzurganova (2003), Các khái niệm và thuật ngữ của các

trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỉ 20 (Đào Tuấn

Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch), Nxb. Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 19.M.B. Khrapchenkô, Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của

văn học (Lê Sơn dịch), Nxb. Tác phẩm mới, Hà Nội

20.Cao Kim Lan, “Mối quan hệ giữa người kể chuyện và tác giả”, Tạp chí

Nghiên cứu văn học, số 8 – 2009, tr. 65 – 79.

21. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (đồng chủ biên) (2006), Văn học Việt

Nam sau 1975 – Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb. Giáo dục,

Hà Nội.

22. Phương Lựu (chủ biên) (2006), Lí luận văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

23.Trần Thị Nhàn (2012), Người kể chuyện trong truyện ngắn Phạm Thị

Hoài, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, ĐH Sư phạm Hà Nội 2.

24. Mai Hải Oanh (2009), Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt

Nam đương đại, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội.

25.Mai Hải Oanh, “Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới”, http://ebook.ringring.vn/xem-tai-lieu/nghe-thuat-to-chuc- diem-nhin-trong-tieu-thuyet-viet-nam-thoi-ki-doi-moi/137263.html.

26.Trần Đình Sử, Dẫn luận thi pháp học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

27.Trần Đình Sử (chủ biên), Lí luận văn học - tập 2, Nxb. Đại học Sư

phạm, Hà Nội.

28.Trần Đình Sử (chủ biên), (2004), Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch

sử (phần 1), Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.

29. Trần Đình Sử (chủ biên), Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch sử

(phần 2), Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội

30.Nguyễn Thành, “Khuynh hướng lạ hóa trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại – một số bình diện tiêu biểu”, http://phebinhvanhoc.com.vn/?p=4329. 31.Phùng Gia Thế, “Sự bế tắc của một lối viết”, Tạp chí Văn nghệ quân đội,

số 696, 3 – 2009, tr.104 – 106.

32.Phùng Gia Thế, “Tính chất Cac-na-van trong ngôn ngữ văn xuôi Việt

Nam đương đại”, trong sách Văn học hậu hiện đại – Lí thuyết và thực tiễn

(Lê Huy Bắc, Đỗ Hải Phong, Lê Nguyên Cẩn tuyển chọn), Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr.98 – 109.

33.Bích Thu, “Khuynh hướng tái nhận thức trong tiểu thuyết Việt Nam

đương đại”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 757, 9 – 2012. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

34.Trần Bích Thủy (2009), Tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, Luận văn Thạc sĩ

Văn học, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn.

35. Phạm Thị Thùy Trang (2009), Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 65)