Người kể chuyện hàm hồ về tư liệu

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 47)

7. Bố cục của khóa luận

2.3.1. Người kể chuyện hàm hồ về tư liệu

Thiếu căn cứ xác thực, cố tình làm căn cứ bị mờ nhòe chính là biểu hiện cơ bản của người kể chuyện hàm hồ về tư liệu.

Ngay từ những trang đầu tiên của Giã biệt bóng tối, lời người dẫn

chuyện đã gợi ra bao sự hàm hồ. Các tư liệu được nhắc đến về người cha của “tôi” đều thiếu căn cứ, mập mờ, không xác thực.

Trước hết, công việc của người cha cũng chỉ là một sự phỏng đoán: “Thời trẻ cha tôi có tham gia một công việc gì đó trong chính quyền” [3, tr.5], “Tôi không biết chính xác là việc gì nhưng theo suy đoán của tôi thì có lẽ ông làm đội trưởng của một thôn” [3, tr.5]. Sau khi người cha qua đời, những giấy tờ, sổ sách ông để lại, trong đó có những tư liệu quan trọng liên quan đến câu chuyện về làng Thổ Ô cũng chỉ là những chứng cứ mờ nhòe: “một cuốn sổ ghi chép đã cũ nát”, “chữ cha tôi xấu kinh khủng, y như những con loăng quăng dính đầu vào nhau, lại sai chính tả be bét…” [3, tr.6]. Trong tờ biên bản thì chữ kí của cha tôi đã “đứt đoạn thành nhiều khúc do mờ mực hoặc do giấy bị gấp” [3, tr.7], rồi “nhiều vụ việc từng gây chấn động lại không thấy

ghi chép bằng giấy trắng mực đen” [3, tr.11]. Ngay cả câu chuyện xuyên suốt tác phẩm về những sự kiện diễn ra trong ngôi làng Thổ Ô cũng được người dẫn chuyện cảnh báo trước với độc giả: “Câu chuyện mà quý vị sắp được nghe kể lại thuộc số những vụ việc như vậy. Nó nhanh chóng trở thành câu chuyện truyền khẩu và mỗi người đều có quyền thêm mắm thêm muối. Vì thế tôi không dám chắc chắn về tính nguyên bản của nó cũng như thời gian xảy ra” [3, tr.11 – 12]. Và câu cuối cùng trước khi vào chuyện, người kể chuyện khẳng định: “Có vẻ như nó là một câu chuyện hoang đường và không phải dành cho người yếu bóng vía” [3, tr.12].

Đoạn cuối của Giã biệt bóng tối, thấy có sự xuất hiện “bất đắc dĩ” của

người dẫn chuyện, giới thiệu thêm một biên bản bị bỏ sót khi câu chuyện kể đã kết thúc. Tờ biên bản liên quan đến câu chuyện này được viết bởi một thứ chữ “xấu kinh khủng và sai chính tả be bét” [3, tr.259]. Tên cái biên bản này cũng gợi sự phi lí và hàm hồ hết sức: “Biên bản về việc ngôi miếu hoang của làng bị tụt xuống đất và biến mất” [3, tr.259]. Ngoài chữ kí của người lập biên bản, còn có chữ kí của một người khác - người lập biên bản cái người lập cái biên bản này. Nhưng đó là một chữ kí đã “mờ gần hết, chỉ còn vài vết chấm chấm, vài nét chữ trông như những cái dấu móc, một chữ T viết hoa, một chữ N viết thường, một chữ Y viết thường... và dòng con số 19... như bị gián nhấm” [3, tr.262].

Ngay cả cái tên làng Thổ Ô – nơi xảy ra toàn bộ câu chuyện li kì trong tác phẩm cũng được người biên tập chú thích đó là “một cái làng tuyệt nhiên không có tên trong bất cứ cuốn dư địa chí nào” [3, tr.26].

Như vậy, người viết đã cố tình xóa mờ các đường viền (lịch sử, quan hệ…), các căn cứ, tư liệu quan trọng về đối tượng, về hiện thực được nói đến nhằm tạo cho độc giả cảm giác về sự mơ hồ, tối nghĩa. Bằng bút pháp “mờ

hóa”, nhà văn có thể khai thác khả năng đồng sáng tạo của độc giả, thể hiện thái độ tôn trọng độc giả của mình.

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)